Có bao nhiêu cố vấn quân sự Liên Xô hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam?

© Sputnik / Gleb Spiridonov / Chuyển đến kho ảnhchiến tranh ở Việt Nam
chiến tranh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2024
Đăng ký
Ở Nga, có nhiều ngày quan trọng trong lịch sử Việt Nam được ghi nhớ và kỷ niệm. Trong đó có ngày 5/8/1964, ngày các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ, mở màn cuộc kháng chiến chống Mỹ trên miền Bắc Việt Nam.
Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, các chuyên gia và cố vấn quân sự Nga tham gia các hoạt động quân sự ở Việt Nam đã quyết định tổ chức các cuộc họp thường niên vào ngày 5/8. Cuộc gặp như vậy lần thứ 52 diễn ra trong năm nay, tại hội trường Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, do Đại sứ Đặng Minh Khôi tổ chức.
Khoảng 50 cựu chiến binh Nga, trong số 11 500 tướng lĩnh, sĩ quan, trung sĩ và binh nhì của Quân đội Liên Xô đã tham gia chiến sự ở Việt Nam từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974, đã tập trung tại đây. Với thành tích giúp đỡ các lực lượng yêu nước của Việt Nam, khoảng 2200 chuyên gia và cố vấn quân sự này đã được trao tặng các phần thưởng nhà nước của Liên Xô và hơn 3000 người được tặng thưởng huân chương và huy chương của Việt Nam.
Máy bay B-52 của Không quân Mỹ thả bom xuống miền Nam Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Những trang sử vàng
Tên lửa Liên Xô xoá tan huyền thoại "bách chiến bách thắng" về B-52 trên bầu trời Việt Nam

Hồi ức cựu chiến binh

Đại tá Grigory Lyubinetsky được trao tặng cả hai phần thưởng của Liên Xô và Việt Nam vì công lao quân sự khi phục vụ tại Việt Nam. Trước cuộc gặp này, ông đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 88. Khi tuổi 29, với cấp bậc trung úy, ông được cử đến Hà Nội trong nhóm các chuyên gia tên lửa đầu tiên của Liên Xô. Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Grigory Lyubinetsky nói:

“Theo sau nhóm chúng tôi, hệ thống tên lửa phòng không Dvina đã được gửi sang Việt Nam. Nhiệm vụ của chúng tôi là tiếp nhận trang bị, đưa vũ khí đó vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và tổ chức trung tâm huấn luyện đầu tiên ở ngoại ô Hà Nội để huấn luyện trung đoàn tên lửa phòng không 236, trung đoàn đầu tiên của Quân đội Việt Nam, gồm 4 sư đoàn tên lửa phòng không và 1 sư đoàn kỹ thuật. Đoàn chúng tôi được chia thành các nhóm. Tôi được phân đến sư đoàn 4, là sư đoàn anh hùng, đã bắn rơi 26 máy bay Mỹ từ ngày 24 tháng 7 năm 1965 đến ngày 1 tháng 3 năm 1966. Tất cả các trận chiến vào thời điểm đó chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia quân sự Liên Xô và tôi cũng nằm trong số đó. Tư lệnh sư đoàn Fyodor Ilyin được đề cử danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Tuy nhiên, do sự tham gia của quân nhân Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam vào thời điểm đó không được công bố nên ông không nhận được Huân chương Sao vàng Anh hùng, mà chỉ được tặng Huân chương Lênin cao nhất ở Liên Xô. Và giữa những trận chiến với máy bay Mỹ, chúng tôi huấn luyện binh sĩ Việt Nam, ngay tại trận địa. Học trò của tôi gồm ba người Việt Nam - một kỹ thuật viên và hai người điều khiển tên lửa. Tất cả những gì bản thân tôi biết và có thể làm khi phục vụ trong 5 năm trên các hệ thống phòng không tương tự trong quân đội Liên Xô, tôi đã truyền lại cho họ”.

Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2024
Những trang sử vàng
Những quả đạn tử thần bắn hạ máy bay từ mặt đất
Đại tá Vyacheslav Khutornoy, khi đó mang cấp bậc trung úy, cũng phục vụ trong trung đoàn 236, ở các sư đoàn khác nhau, cho đến tháng 10 năm 1966.

“Trong năm đầu tiên khi lính Liên Xô diều khiển tên lủa, trung đoàn đã bắn rơi 99 máy bay Mỹ. Tôi đã tham gia vào việc tiêu diệt 14 chiếc. Lúc đầu, chúng tôi dạy những người lính tên lửa Việt Nam và chỉ cho họ cách chiến đấu. Dần dần, theo thời gian, họ bắt đầu tự bắn, và chúng tôi đứng đằng sau họ để giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp. Nửa thế kỷ sau tôi có dịp trở lại thăm Việt Nam cùng với nhóm chuyên gia tên lửa Liên Xô, những người đồng đội thời hào hùng đó. Chúng tôi rất vui mừng được gặp lại những người bạn chiến đấu Việt Nam. Và chúng tôi cùng nhau vui mừng trước những thành tựu cuộc sống hòa bình ở Việt Nam”.

Từ ngày 5 tháng 8 đến “Điện Biên Phủ trên không”

Chào mừng các cựu chiến binh Nga, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi cho biết ông rất vinh dự và vui mừng được đón tiếp họ tại Đại sứ quán Việt Nam ở Moskvatrong ngày trọng đại, ngày mà60 năm trước chiếc máy bay Mỹ đầu tiên đã đã bắn hạ trên bầu trời nước Việt Nam, bắt đầu con đường chống Mỹ thắng lợi và kết thúc với trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Lính dù Pháp đổ bộ từ máy bay C-119 trong trận Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2024
Vì sao người Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ?

“Trên con đường này, các chuyên gia và cố vấn quân sự Liên Xô đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều. Nhân dân Việt Nam luôn giữ trong lòng sự biết ơn sâu sắc đối với những người bạn Nga. Chúng tôi bày tỏ sự kính trọng sâu sắc nhất đối với hàng nghìn quân nhân Nga đã chiến đấu bên cạnh chúng tôi trên đất Việt Nam và góp phần vô giá vào chiến thắng.

Chúng tôi cảm nhận được sự gắn kết bền chặt giữa hai dân tộc Việt Nam và Nga với niềm tự hào lớn lao. Bất chấp mọi thăng trầm lịch sử, tình hữu nghị và sự tin cậy truyền thống Việt - Nga được vun đắp qua bao năm tháng thử thách khắc nghiệt vẫn được gìn giữ và ngày càng phát triển bền chặt. Quan hệ Việt - Nga đang phát triển năng động trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Chúng tôi đặc biệt ghi nhận chuyến thăm được chờ đợi từ lâu của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6 năm nay. Sau chuyến thăm, lãnh đạo hai nước đã thông qua tuyên bố chung làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Dự kiến ​​chuyến thăm chính thức Nga của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Chúng tôi ở Việt Nam ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của việc lưu giữ ký ức lịch sử về cuộc hành trình cùng nhau của chúng ta. Chúng ta phải làm mọi điều để đảm bảo rằng các thế hệ tương lai hiểu được tầm quan trọng của tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác của hai nước. Chúng tôi dự định tiếp tục tích cực tương tác với Nga về nhiều vấn đề cùng quan tâm. Mong rằng ngọn lửa thiêng liêng của sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị do ông cha chúng ta thắp sáng tiếp tục soi sáng con đường hướng tới mối quan hệ đối tác ngày càng chặt chẽ hơn nữa giữa Việt Nam và Nga!”– Đại sứ Đặng Minh Khôi kết luận bài phát biểu tại cuộc gặp ở Moskva.

Tên lửa S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.07.2024
Những trang sử vàng
Bầu trời Việt Nam: Tên lửa Liên Xô chống lại máy bay Mỹ
Các cựu chiến binh Nga cũng được lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam tại Nga chào đón nồng nhiệt. Đáp lại, ông Nikolai Kolesnik, người tham gia trận đấu tên lửa đầu tiên với máy bay Mỹ vào tháng 7 năm 1965, và hiện là Chủ tịch Hội cựu chiến binh Nga trong Chiến tranh Việt Nam, cho biết:
“15 chuyên gia quân sự Liên Xô đã hy sinh khi tham gia chiến sự ở Việt Nam. Rất có thể sẽ có nhiều người chết hơn nũa, nhưng những người lính Việt Nam thực sự đã dùng thân mình để che chắn cho chúng tôi trong trường hợp nguy hiểm. Chúng tôi vô cùng biết ơn họ vì điều này!”
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала