https://kevesko.vn/20240812/cac-chuyen-gia-lien-xo-ke-vai-sat-canh-trong-cac-tran-danh-cung-voi-bo-doi-ten-lua-viet-nam-31211660.html
Các chuyên gia Liên Xô kề vai sát cánh trong các trận đánh cùng với bộ đội tên lửa Việt Nam
Các chuyên gia Liên Xô kề vai sát cánh trong các trận đánh cùng với bộ đội tên lửa Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik tiếp tục câu chuyện về sự tham gia của các chuyên gia tên lửa Liên Xô và các hệ thống tên lửa phòng... 12.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-12T13:04+0700
2024-08-12T13:04+0700
2024-08-12T13:04+0700
liên xô
tác giả
quan điểm-ý kiến
chiến thắng
những trang sử vàng
máy bay
máy bay chiến đấu
hoa kỳ
nga
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/892/79/8927936_0:308:3000:1996_1920x0_80_0_0_126f2179f06aa0e2fe427ca45ab8aace.jpg
Như chúng tôi đã nói trong các bài mạn đàm trước, đoàn chuyên gia tên lửa Liên Xô đã đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1965 không chỉ để bắn vào máy bay địch trong khi Lực lượng Vũ trang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có lính tên lửa mà còn để đào tạo tại chỗ bộ đội tên lửa Việt Nam. Chỉ trong hai năm, từ tháng 4/1965 đến tháng 5/1967, đã có 2.266 chuyên gia giỏi nhất của Lực lượng Phòng không Liên Xô được tuyển chọn và cử sang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ.Đào tạo tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaHai trung tâm đào tạo đầu tiên đã được tổ chức không xa Hà Nội để huấn luyện các trung đoàn tên lửa phòng không 236 và 238. Chẳng bao lâu đã mở thêm trung tâm thứ ba để huấn luyện trung đoàn 261. Tổng cộng trong vòng chưa đến một năm, các chuyên gia quân sự của Liên Xô đã đào tạo được 10 trung đoàn tên lửa phòng không và 3 trung đoàn vô tuyến điện cho Quân đội nhân dân Việt Nam.Các trung tâm huấn luyện nằm trong rừng rậm được ngụy trang cẩn thận, đây là những nhà mái tranh để ở, nhà phụ và các lớp học. Các hệ thống tên lửa cũng được triển khai ở đó để nghiên cứu trang thiết bị và đào tạo bộ đội tên lửa. Và các lính tên lửa tương lai của Việt Nam đã trải qua quá trình huấn luyện trong các trận chiến thực sự với máy bay Mỹ.Cho đến tháng 5 năm 1966, chỉ có các sĩ quan Liên Xô đã thưc hiện các cuộc tấn công tên lửa vào máy bay địch. Các đơn vị chiến đấu bao gồm các chuyên gia quân sự Liên Xô, trong đó mỗi trung đoàn có 30-35 người. Người Việt Nam được cử đến các trung đoàn tên lửa, sát cánh cùng các chuyên gia Liên Xô, là học viên dự bị và tiếp thu các kỹ năng của họ.Chuyên gia tên lửa Liên Xô và ký ức chiến tranh Việt NamChuyên gia tên lửa Nikolai Kolesnik một thời gian công tác tại Trung đoàn 236 và sau đó tại trung đoàn 261 của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhớ rõ Thiếu tá Nguyễn Văn Tuyên, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 236, người nói giỏi tiếng Nga vì vừa mới tốt nghiệp Học viện quân sự ở Liên Xô. Còn người chỉ huy một tiểu đoàn, Đại úy Hồ Sỹ Hữu đã tốt nghiệp Học viện Quân sự Chỉ huy Phòng không của Liên Xô vào năm 1964. Ví dụ, từ giữa tháng 9 năm 1965 đến giữa tháng 4 năm 1966, các chuyên gia tên lửa Liên Xô ở trung đoàn 238 quân chủng phòng không Việt Nam đã tiến hành 61 trận chiến đấu, phóng 71 tên lửa và bắn rơi 48 máy bay địch. Tính trung bình, cứ 1,5 quả tên lửa thì tiêu diệt được 1 chiếc máy bay Mỹ - đây là một kết quả rất cao. Và kể từ tháng 5 - tháng 6 năm 1966, bộ đội tên lửa Việt Nam bắt đầu thực hiện việc tính toán và bắn tên lửa, còn cố vấn Liên Xô thì ở bên cạnh bảo hiểm cho họ. Mỗi trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam chỉ còn mười hoặc mười lăm chuyên gia Liên Xô.Đào tạo tại Liên XôCác Học viện Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô trên lãnh thổ Liên bang Xô viết cũng đóng góp quan trọng vào việc đào tạo cán bộ cho quân chủng phòng không Việt Nam. Chỉ riêng trong những năm 1966-1967 đã đào tạo được 5 trung đoàn tên lửa phòng không cho Việt Nam, tổng cộng khoảng 3000 người.Nhiều sĩ quan Việt Nam đã trở thành anh hùng trong cuộc chiến tranh tên lửa. Đơn vị do Trần Sanh chỉ huy bắn rơi 196 máy bay của đối phương. Sư đoàn của trung úy Phạm Trường Huy bắn rơi 43 máy bay, sư đoàn thượng úy Nguyễn Xuân Đài bắn rơi 40 chiếc. Chỉ riêng trong tháng Mười 1967, bộ đội tên lửa Việt Nam đánh 212 trận, tiêu diệt 88 máy bay Mỹ và làm hư hại 39 chiếc.Và đây là những con số đặc trưng cho hành động của lực lượng không quân và phòng không Việt Nam trong giai đoạn Mỹ oanh tạc Hà Nội mùa Giáng sinh năm 1972:Không quân Việt Nam bắn rơi 7 máy bay, trong đó có 2 chiếc "pháo đài bay" B-52. Pháo cao xạ phòng không bắn hạ 20 máy bay, bao gồm 1 chiếc B-52. Lực lượng tên lửa bắn hạ 54 máy bay, bao gồm 31 chiếc B-52 của Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đầy đủ cơ sở để chỉ ra rằng chiến thắng của bộ đội tên lửa phòng không trong chiến dịch bảo vệ Hà Nội là một thắng lợi chính trị, bởi vì không có nó, người Mỹ sẽ khó đồng ý ký kết Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến sự.
https://kevesko.vn/20240805/ten-lua-lien-xo-xoa-tan-huyen-thoai-bach-chien-bach-thang-ve-b-52-tren-bau-troi-viet-nam-31073642.html
https://kevesko.vn/20240729/nhung-qua-dan-tu-than-ban-ha-may-bay-tu-mat-dat-31025080.html
https://kevesko.vn/20240724/bau-troi-viet-nam-ten-lua-lien-xo-chong-lai-may-bay-my-30863178.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/892/79/8927936_170:0:2842:2004_1920x0_80_0_0_218eec0bf8f3406b982ca1ea96553b3a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
liên xô, tác giả, quan điểm-ý kiến, chiến thắng, máy bay, máy bay chiến đấu, hoa kỳ, nga, việt nam, hợp tác nga-việt
liên xô, tác giả, quan điểm-ý kiến, chiến thắng, máy bay, máy bay chiến đấu, hoa kỳ, nga, việt nam, hợp tác nga-việt
Các chuyên gia Liên Xô kề vai sát cánh trong các trận đánh cùng với bộ đội tên lửa Việt Nam
Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik tiếp tục câu chuyện về sự tham gia của các chuyên gia tên lửa Liên Xô và các hệ thống tên lửa phòng không nhận được từ Liên Xô đã giúp Việt Nam làm nên Chiến thắng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
Như chúng tôi đã nói trong các bài mạn đàm trước, đoàn chuyên gia tên lửa Liên Xô đã đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1965 không chỉ để bắn vào máy bay địch trong khi Lực lượng Vũ trang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có lính tên lửa mà còn để đào tạo tại chỗ bộ đội tên lửa Việt Nam. Chỉ trong hai năm, từ tháng 4/1965 đến tháng 5/1967, đã có 2.266 chuyên gia giỏi nhất của Lực lượng Phòng không Liên Xô được tuyển chọn và cử sang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ.
Đào tạo tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hai trung tâm đào tạo đầu tiên đã được tổ chức không xa
Hà Nội để huấn luyện các trung đoàn tên lửa phòng không 236 và 238. Chẳng bao lâu đã mở thêm trung tâm thứ ba để huấn luyện trung đoàn 261. Tổng cộng trong vòng chưa đến một năm, các chuyên gia quân sự của Liên Xô đã đào tạo được 10 trung đoàn tên lửa phòng không và 3 trung đoàn vô tuyến điện cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các trung tâm huấn luyện nằm trong rừng rậm được ngụy trang cẩn thận, đây là những nhà mái tranh để ở, nhà phụ và các lớp học. Các hệ thống tên lửa cũng được triển khai ở đó để nghiên cứu trang thiết bị và đào tạo bộ đội tên lửa. Và các lính tên lửa tương lai của Việt Nam đã trải qua quá trình huấn luyện trong các trận chiến thực sự với
máy bay Mỹ.
Cho đến tháng 5 năm 1966, chỉ có các sĩ quan Liên Xô đã thưc hiện các cuộc tấn công tên lửa vào máy bay địch. Các đơn vị chiến đấu bao gồm các chuyên gia quân sự Liên Xô, trong đó mỗi trung đoàn có 30-35 người. Người Việt Nam được cử đến các trung đoàn tên lửa, sát cánh cùng các chuyên gia Liên Xô, là học viên dự bị và tiếp thu các kỹ năng của họ.
Chuyên gia tên lửa Liên Xô và ký ức chiến tranh Việt Nam
Chuyên gia tên lửa Nikolai Kolesnik một thời gian công tác tại Trung đoàn 236 và sau đó tại trung đoàn 261 của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhớ rõ Thiếu tá Nguyễn Văn Tuyên, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 236, người nói giỏi tiếng Nga vì vừa mới tốt nghiệp Học viện quân sự ở Liên Xô. Còn người chỉ huy một tiểu đoàn, Đại úy Hồ Sỹ Hữu đã tốt nghiệp Học viện Quân sự Chỉ huy Phòng không của Liên Xô vào năm 1964.
Nikolai Kolesnik nhớ rõ tất cả những người mà ông có cơ hội giao tiếp tại Trung tâm Huấn luyện và trong các trận chiến thực sự: "Trong số các sĩ quan của trung đoàn đã có chiến sĩ lái xe tăng, pháo thủ, và thậm chí cả nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay. Hầu hết cán bộ đã tốt nghiệp khóa đào tạo ngắn hạn và hết sức cố gắng nắm vững nghệ thuật quân sự. Những người này làm quen với kỹ thuật ở một mức độ nào đó. Nhưng, trong số những người lính đã có những chàng trai không hề nhìn thấy kỹ thuật phức tạp hơn xe đạp. Tất nhiên, nhiệm vụ huấn luyện những người này là phức tạp hơn. Nhưng, như thường nói, nếu có ý muốn thì có thể học được bất cứ thứ gì. Và các chiến sĩ Việt Nam đã có ý muốn học tập, vì thế các chuyên gia quân sự không có nghi ngờ rằng, họ sẽ nắm vững tất cả thao tác sử dụng tổ hợp tên lửa”.
Ví dụ, từ giữa tháng 9 năm 1965 đến giữa tháng 4 năm 1966, các chuyên gia tên lửa Liên Xô ở trung đoàn 238 quân chủng phòng không Việt Nam đã tiến hành 61 trận chiến đấu, phóng 71 tên lửa và bắn rơi 48 máy bay địch. Tính trung bình, cứ 1,5 quả tên lửa thì tiêu diệt được 1 chiếc máy bay Mỹ - đây là một kết quả rất cao. Và kể từ tháng 5 - tháng 6 năm 1966, bộ đội tên lửa Việt Nam bắt đầu thực hiện việc tính toán và bắn tên lửa, còn cố vấn Liên Xô thì ở bên cạnh bảo hiểm cho họ. Mỗi trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam chỉ còn mười hoặc mười lăm chuyên gia Liên Xô.
Các Học viện Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô trên lãnh thổ Liên bang Xô viết cũng đóng góp quan trọng vào việc đào tạo cán bộ cho quân chủng phòng không Việt Nam. Chỉ riêng trong những năm 1966-1967 đã đào tạo được 5 trung đoàn tên lửa phòng không cho Việt Nam, tổng cộng khoảng 3000 người.
Nhiều sĩ quan Việt Nam đã trở thành anh hùng trong cuộc chiến tranh
tên lửa. Đơn vị do Trần Sanh chỉ huy bắn rơi 196 máy bay của đối phương. Sư đoàn của trung úy Phạm Trường Huy bắn rơi 43 máy bay, sư đoàn thượng úy Nguyễn Xuân Đài bắn rơi 40 chiếc. Chỉ riêng trong tháng Mười 1967, bộ đội tên lửa Việt Nam đánh 212 trận, tiêu diệt 88 máy bay Mỹ và làm hư hại 39 chiếc.
Và đây là những con số đặc trưng cho hành động của lực lượng không quân và
phòng không Việt Nam trong giai đoạn Mỹ oanh tạc Hà Nội mùa Giáng sinh năm 1972:
Không quân Việt Nam bắn rơi 7 máy bay, trong đó có 2 chiếc "pháo đài bay" B-52. Pháo cao xạ phòng không bắn hạ 20 máy bay, bao gồm 1 chiếc B-52. Lực lượng tên lửa bắn hạ 54 máy bay, bao gồm 31 chiếc B-52 của Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đầy đủ cơ sở để chỉ ra rằng chiến thắng của bộ đội tên lửa phòng không trong chiến dịch bảo vệ Hà Nội là một thắng lợi chính trị, bởi vì không có nó, người Mỹ sẽ khó đồng ý ký kết Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến sự.