Những cổ đông đứng sau 4 ngân hàng quốc doanh Việt Nam

© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng VietinBank
Ngân hàng VietinBank - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2024
Đăng ký
Trong nhóm Big 4, Vietinbank công bố có 3 cổ đông tổ chức sở hữu từ 1% vốn điều lệ, gồm MUFG Bank, Công đoàn Vietinbank, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam. Cổ đông lớn nhất là Ngân hàng Nhà nước với tỷ lệ sở hữu là 64,46% vốn.
Mizuho Corporate Bank, Ltd. nắm 15% vốn của Vietcombank, cổ đông tổ chức là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) với hơn 93,3 triệu cổ phiếu, tương đương 1,67% vốn điều lệ và Nhà nước nắm 74% vốn điều lệ Vietcombank.
Trong nhóm Big4, Agribank là ngân hàng 100% vốn nhà nước của Việt Nam. BIDV hiện chưa công bố danh sách cổ đông chính thức.

Các ngân hàng trong nhóm Big4 lần lượt công bố danh sách cổ đông

Từ tuần trước, các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam trong nhóm Big4 lần lượt công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ theo quy định tại Khoản 5, Điều 49, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD).
Theo đó, trong nhóm Big4 ngân hàng quốc doanh, Agribank là ngân hàng 100% vốn nhà nước của Việt Nam.
Trong 3 ngân hàng còn lại, Vietinbank và Vietcombank đã công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo quy định mới, riêng BIDV thì chưa công bố.
Theo báo cáo tài chính của Ngân hàng Vietinbank, tại ngày 30/6/2024, ngân hàng này có vốn điều lệ 53.700 tỷ đồng.
Trong đó, cổ đông nhà nước nắm giữ 64,46% vốn điều lệ; cổ đông chiến lược MUFG nắm giữ 19,73% (1.059.477.261 cổ phần), trở thành cổ đông tổ chức lớn nhất tại Vietinbank.
Danh sách công bố số cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên vừa được VietinBank đưa ra thì Công đoàn VietinBank cũng nằm trong danh sách này khi đang sở hữu 1,15% vốn điều lệ của ngân hàng (61.633.846 cổ phần).
Ngân hàng Vietcombank - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2024
Tân Chủ tịch Vietcombank là ai?
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam nắm 1,07% vốn điều lệ của VietinBank (57.619.985 cổ phần).
Cổ đông là người liên quan đến Prudential Việt Nam cũng đang nắm giữ 0,05% vốn điều lệ tại ngân hàng này (2.986.075 cổ phần).
Không chỉ nắm giữ cổ phần lớn tại VietinBank, Prudential còn có tên trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ tại hai ngân hàng ACB và MB.
Cụ thể, Prudential Việt Nam nắm giữ 1,56% vốn điều lệ ACB (69,5 triệu cổ phần) và 1,24% vốn điều lệ tại MB (65,7 triệu cổ phần).
Tại Vietcombank, theo công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên thì chỉ có duy nhất một cổ đông là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore với tỷ lệ sở hữu 1,67% (93.313.471 cổ phần).
Theo báo cáo tài chính của Vietcombank, ngân hàng có vốn điều lệ 55.891 tỷ đồng, cổ đông chiến lược nước ngoài Mizuho Corporate Bank, Ltd. đang nắm 15% vốn, cổ đông tổ chức là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) với hơn 93,3 triệu cổ phiếu, tương đương 1,67% vốn điều lệ.
Danh sách công bố những cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của Vietcombank không công bố tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên, theo Báo cáo thường niên 2023, Nhà nước vẫn đang sở hữu 74,8% vốn điều lệ tại Vietcombank.
Trước đó, ngày 1/8, BIDV đã có thông báo gửi cổ đông yêu cầu cung cấp thông tin lần đầu để phục vụ việc công bố thông tin của ngân hàng, gồm họ tên; số định danh cá nhân; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin về người có liên quan là cá nhân, tổ chức; số lượng, tỷ lệ cổ phần sở hữu của cổ đông và người có liên quan tại ngân hàng.
Báo cáo tài chính quý II/2024 của BIDV thể hiện, tại ngày 30/6/2024, ngân hàng có vốn điều lệ 57.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông nhà nước nắm giữ 80,99% vốn điều lệ. Phần vốn góp của cổ đông chiến lược KEB Hana là hơn 8.550 tỷ đồng, chiếm 15% vốn điều lệ của BIDV.
Hiện đã có nhiều ngân hàng thương mại công bố thông tin về cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ như ACB, Eximbank, MSB, BVBank, MSB, HDBank, LPBank, VPBank, Kienlongbank, OCB…
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2024
Bị lừa đảo 26,5 tỷ đồng, khách hàng kiện Vietcombank và Techcombank

Điểm mới ở Luật Các tổ chức tín dụng

Như đã biết, theo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ; danh sách người có liên quan cũng được mở rộng nhiều so với trước.
Luật mới vừa được áp dụng từ 1/7 cũng yêu cầu giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.
Giới chuyên gia cho rằng, việc ngân hàng công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ giúp thị trường có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn cơ cấu sở hữu tại các nhà băng.
Trước đó, nhà đầu tư chỉ nắm được thông tin giao dịch, sở hữu, người liên quan của cổ đông lớn khi nắm từ 5% vốn ngân hàng trở lên.
Tuy nhiên, quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của Luật các TCTD năm 2024 không áp dụng hồi tố đối với những trường hợp sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 10% trước khi luật này có hiệu lực.
Khoản 11 Điều 210 Luật Các TCTD 2024 về quy định chuyển tiếp đối với quy định tại Điều 63 Luật Các TCTD 2024 như sau:
“Kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 63 của luật này được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của luật này, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu”.
Bộ Công an thông báo tình hình, kết quả công tác Công an Quý I năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
Giám đốc chi nhánh VietinBank vừa bị bắt liên quan gì đến Xuyên Việt Oil?
Như vậy, cổ đông đã sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho phép trước 1/7/2024 được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Luật Các TCTD 2024, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.
Theo nhiều chuyên gia, chính quy định này lại làm gia tăng động cơ nắm giữ cổ phần hiện hữu và buộc các cổ đông lớn này phải suy tính cẩn trọng hơn khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần do đây là tiến trình không thể đảo ngược, một khi đã giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần thì không thể quay về trạng thái sở hữu như hiện nay được nữa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала