Việt Nam hiện có thể sánh ngang Singapore về mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

© AP Photo / Hau DinhContainer vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2024
Đăng ký
Mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã tăng mạnh qua các năm, hiện có thể sánh với Singapore.
Theo HSBC, Việt Nam có nhiều nền tảng, điều kiện thuận lợi để thu hút FDI, 20 năm qua, đất nước đã vươn mình thành cứ điểm sản xuất lớn và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam thuận lợi thu hút FDI

Báo cáo "Vietnam at a glance - FDI" của HSBC vừa phát hành cho thấy, Việt Nam được hưởng dòng vốn FDI ổn định trên 4% GDP, thuộc hàng cao nhất ở ASEAN (tính tỷ trọng trên GDP).
Đặc biệt, chi phí cạnh tranh và môi trường đầu tư thuận lợi đóng vai trò trọng yếu trong thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là công ty sản xuất, đến Việt Nam xây dựng nhà máy và xuất khẩu hàng hóa từ đây đi.
Dù vậy, trong bối cảnh đầu tư toàn cầu đã dịch chuyển, cuộc cạnh tranh toàn cầu nhằm thu hút FDI trở nên căng thẳng trước những diễn biến như thực thi Thuế tối thiểu Toàn cầu, có nhiều câu hỏi được nêu về việc liệu Việt Nam có thể duy trì dòng vốn đầu tư mạnh mẽ đổ về kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007hay không.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2024
Trump hay Kamala Harris thắng sẽ tốt cho Việt Nam?
Theo HSBC,Việt Nam 20 năm qua đã vươn mình trở thành một cứ điểm sản xuất lớn và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 13% bình quân hàng năm từ 2007, chiếm lĩnh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ trước tới nay, các dòng vốn FDI chủ yếu đến từ Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là Samsung.
Kể từ khi Samsung thành lập nhà máy sản xuất điện thoại đầu tiên ở tỉnh Bắc Ninh vào năm 2008 tới nay, hơn một nửa sản phẩm điện thoại thông minh toàn cầu của hãng này được sản xuất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 20 tỷ USD.
Thời gian qua, các công ty sản xuất Trung Quốc hàng đầu đã đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, với gần 20% vốn FDI đăng ký mới bắt nguồn từ Trung Quốc đại lục trong năm 2023.
“Nỗ lực của những doanh nghiệp thâm nhập thị trường sớm này đã khuyến khích các tập đoàn công nghệ lớn khác đầu tư vào năng lực sản xuất của Việt Nam”, HSBC nhấn mạnh.
Nhóm phân tích của HSBC cho hay, sựquan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với Việt Nam tăng mạnh xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chi phí cạnh tranh và các chính sách hỗ trợ FDI.
Người dân Hà Nội mua sắm đồ đón Tết trong khu phố cổ Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2024
Nhà đầu tư nước ngoài đổi chiến lược ở Việt Nam

Có thể sánh với Singapore?

Trong khi đó, OECD cho rằng,Việt Nam đã đạt được tiến độ đáng kể trong việc thiết lập những thỏa thuận kinh tế khác nhau với các đối tác thương mại, như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Chính nhờ những bước tiến này đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, giúp Việt Nam trở nên ngày càng cởi mở hơn với FDI.
Cạnh đó, còn có nguyên nhân khác nằm ở môi trường đầu tư thuận lợi có thể lý giải là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ thông qua hệ thống thuế.
Việt Nam có vị thế cạnh tranh so với các quốc gia khác nhờ mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định 20%. Một số doanh nghiệp có thể tận dụng các đợt miễn và giảm thuế kéo dài để giảm thêm mức thuế suất thực tế phải chịu.
Tính đến hiện tại, các yếu tố hấp dẫn đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và giúp Việt Nam hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
“Thực tế, mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng mạnh qua các năm, hiện tại có thể sánh với Singapore”, Thời báo Tài chính dẫn báo cáo cho biết.
quả trứng - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2024
Singapore thiếu trứng gà, muốn nhập từ Việt Nam
Tuy nhiên, theo HSBC, sự gia tăng hội nhập lại chủ yếu diễn ra thông qua liên kết ngược nhiều hơn.
“Việt Nam hiện tại được định vị là trung tâm nhập khẩu đầu vào trung gian phức tạp cho khâu lắp ráp cuối cùng, minh chứng là tỷ lệ nội địa hóa thấp trong ngành hàng điện tử”, các chuyên gia lưu ý.

Việt Nam cần gì?

Nhằm để duy trì dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, điều quan trọng là Việt Nam phải vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất và nâng phần giá trị cộng thêm nội địa trong những hàng hóa này.
So với mức tăng mạnh của xuất khẩu hàng điện tử tiêu dùng, tỷ trọng của Việt Nam trong xuất khẩu vi mạch tích hợp (IC) toàn cầu tăng trưởng với tốc độ chậm hơn.
Ở góc độ khác, mặc dù lao động có nền tảng giáo dục vững vàng, sự thiếu hụt nhân công có trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn đến những khó khăn trong phát triển năng lực sản xuất chất bán dẫn. Điều này thôi thúc Chính phủ phải tìm cách mở rộng nguồn nhân lực ngành bán dẫn trong những năm tới.
Sự thiếu hụt nhân công có chuyên môn cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như logistics và vận tải hàng hải.
Bên cạnh mở rộng và nâng cao giáo dục nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia, cần thêm nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ khuyến khích sự tham gia của các công ty nước ngoài với nền kinh tế trong nước có thể giúp tăng lợi ích của các dòng vốn FDI ngày càng phức tạp.
Tuyến cáp quang biển - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Viettel sẽ triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore
“Điều đáng khích lệ là nhiều kiến thức và quy trình sản xuất phức tạp đã bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam”, báo cáo nêu.
Vừa qua, công ty sản xuất chip có trụ sở tại Mỹ Synopsys mới đây ký thỏa thuận hợp tác làm việc cùng sinh viên và giảng viên Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong thiết kế, đào tạo và nghiên cứu vi mạch.
Trước đó, năm 2022, Samsung thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Hà Nội nhằm phát triển thêm năng lực sản xuất, đồng thời bắt đầu sản xuất một số thành phần bán dẫn.
Apple cũng gia tăng tầm ảnh hưởng ở Việt Nam, phân bổ nguồn lực phát triển sản phẩm cho iPad.
Các yếu tố như chất lượng cơ sở hạ tầng cũng cần được tích cực giải quyết trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi tại nhiều nước.
Các biện pháp như tận dụng số hóa để quy trình thương mại được thông suốt, đảm bảo năng lượng ổn định và xanh, cũng như tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng có khả năng ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia trong những năm tới.
Như Sputnik đã thông tin, tính từ đầu năm, FDI sản xuất đăng ký mới đã tăng 36% so với cùng kỳ, cao hơn một số năm trước đây. Mặc dù vậy, lượng khách quốc tế yếu đi đáng kể, với số khách hàng tháng 7 giảm xuống dưới 1,2 triệu.
HSBC tại Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.07.2024
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam gây ngạc nhiên
Tăng trưởng bán lẻ vẫn không thay đổi, đạt mức 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lạm phát tiếp tục tiến sát đến trần 4,5%.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của HSBC, những hiệu ứng bất lợi sẽ sớm giảm đi, đẩy lạm phát xuống thấp đáng kể trong nửa cuối năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng giữ lãi suất chính sách ổn định trong suốt thời gian dự báo.
Điều này có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024 ở mức 6,5%và đây là mức nhanh nhất trong khối ASEAN, theo HSBC.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала