https://kevesko.vn/20240820/tin-dang-lo-voi-thep-can-nong-viet-nam-31439632.html
Tin đáng lo với thép cán nóng Việt Nam
Tin đáng lo với thép cán nóng Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Ấn Độ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép HRC Việt Nam. Nguyên đơn của vụ khiếu nại là hai hai công ty sản xuất thép của Ấn Độ, JSW Steel... 20.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-20T17:16+0700
2024-08-20T17:16+0700
2024-08-20T17:16+0700
việt nam
thép
sản xuất thép
sản xuất
công nghiệp
công nghệ
kinh tế
kinh doanh
ấn độ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/05/0d/10498410_0:22:2000:1147_1920x0_80_0_0_82fda2eebaa1b02c8b16c7ac0d88e8d3.jpg
Cục Phòng vệ thương mại đang làm việc với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ để yêu cầu bổ sung các thông tin cần thiết liên quan đến vụ việc.Ấn Độ khởi xướng điều tra thép cán nóng Việt NamTheo thông tin mới nhất từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 14/8/2024, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.Cổng TTĐT Bộ Công Thương cho biết, Ấn Độ thực hiện điều tra thép cuộn cán nóng hợp kim hoặc không hợp kim; không phủ, không mạ hoặc tráng, có độ dày lên đến 25mm và chiều rộng lên đến 2100 mm thuộc các mã HS: 7208; 7211; 7225; 7226.Sản phẩm bị điều tra không bao gồm thép cuộn không gỉ cán nóng, theo Bộ Công Thương.Nguyên đơn là JSW Steel Limited and ArcelorMittal Nippon Steel India Limited đề xuất sử dụng các mã kiểm soát sản phẩm làm cơ sở so sánh giá.Thời kỳ điều tra bán phá giá (POI) được thông báo là từ 01/01/2023 đến 31/3/2024 (15 tháng).Thời kỳ điều tra thiệt hại: 01/4/2020-31/3/2021, 01/4/2021-31/3/2022, 01/4/2022-31/3/2023 và POI.Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đề nghị các bên liên quan bình luận về phạm vi sản phẩm cũng như các mã kiểm soát sản phẩm được đề xuất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khởi xướng.Theo đó, các thông tin liên quan cần gửi tới DGTR theo các email: jd120dgtr@gov.in; ad12-dgtr@gov.in; adv11-dgtr@gov.in; consultant-dgtr@govcontractor.in trong vòng 30 ngày kể từ ngày bản đơn kiện công khai được chuyển tới cơ quan đại diện ngoại giao của nước xuất khẩu.Trong trường hợp không nhận được thông tin trong thời hạn và theo thể thức quy định, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ sẽ sử dụng thông tin có sẵn để ra kết luận vụ việc.Đề nghị phía Ấn Độ cung cấp thêm thông tinCục Phòng vệ thương mại cho biết thông tin chi tiết về hàng hóa bị điều tra, hàng hóa tương tự, ngành sản xuất trong nước, nước bị điều tra, giai đoạn điều tra, cáo buộc bán phá giá, cáo buộc về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, kiến nghị áp dụng hồi tố, khởi xướng điều tra, quy trình thủ tục, quy định về nộp thông tin, các thời hạn cung cấp thông tin, quy trình bảo mật thông tin, quy định về cung cấp thông tin công khai, quy định về việc không hợp tác... đề nghị xem tại thông báo khởi xướng điều tra.Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, hiện nay, do mới nhận được thông báo khởi xướng điều tra, Cục đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác để chuyển tới các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan.Nhằm kịp thời ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra cần nghiên cứu kỹ thông báo khởi xướng điều tra.Đồng thời, chủ động đề nghị Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết khác trong giai đoạn này (bao gồm: Hồ sơ yêu cầu – bản công khai, bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá).Cạnh đó, thực hiện quyền cung cấp ý kiến bình luận về phạm vi sản phẩm, mã kiểm soát sản phẩm và nộp cho Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ theo đúng thể thức và thời gian hạn định, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ về bảo mật thông tin và công bố thông tin công khai cho các bên liên quan khác.Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra cũng cần liên hệ, thường xuyên giữ liên lạc, phối hợp, cung cấp thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.Nhiều vụ việc nhằm vào thép Việt NamThép cuộn cán nóng của Việt Nam liên tục bị điều tra, khởi kiện trong thời gian qua.Tính đến hết tháng 5 năm nay, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam thì có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép của Việt Nam.Các vụ việc điều tra được khởi xướng ở những quốc gia, khu vực là thị trường xuất khẩu chủ lực của thép Việt như Mỹ, châu Âu, Úc, một số nước ở châu Á và khối ASEAN…Ngoài Ấn Độ, hồi đầu tháng 8, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).Giai đoạn điều tra bán phá giá từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3; giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/3.Về phần mình, Việt Nam cũng khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6 năm nay.
https://kevesko.vn/20240729/viet-nam-co-dong-thai-manh-tay-hiem-thay-voi-thep-trung-quoc-va-an-do-31069699.html
https://kevesko.vn/20240715/viet-nam-xoay-so-doi-pho-voi-thep-trung-quoc-30844560.html
https://kevesko.vn/20240810/them-san-pham-cua-viet-nam-bi-eu-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-31283776.html
ấn độ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/05/0d/10498410_220:0:1780:1170_1920x0_80_0_0_e75f92caf365d80986c993bf294896aa.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thép, sản xuất thép, sản xuất, công nghiệp, công nghệ, kinh tế, kinh doanh, ấn độ
việt nam, thép, sản xuất thép, sản xuất, công nghiệp, công nghệ, kinh tế, kinh doanh, ấn độ
Tin đáng lo với thép cán nóng Việt Nam
Ấn Độ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép HRC Việt Nam. Nguyên đơn của vụ khiếu nại là hai hai công ty sản xuất thép của Ấn Độ, JSW Steel Limited và ArcelorMittal Nippon Steel India Limited.
Cục Phòng vệ thương mại đang làm việc với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ để yêu cầu bổ sung các thông tin cần thiết liên quan đến vụ việc.
Ấn Độ khởi xướng điều tra thép cán nóng Việt Nam
Theo thông tin mới nhất từ Cục Phòng vệ thương mại (
Bộ Công Thương), ngày 14/8/2024, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
Cổng TTĐT Bộ Công Thương cho biết, Ấn Độ thực hiện điều tra thép cuộn cán nóng hợp kim hoặc không hợp kim; không phủ, không mạ hoặc tráng, có độ dày lên đến 25mm và chiều rộng lên đến 2100 mm thuộc các mã HS: 7208; 7211; 7225; 7226.
Sản phẩm bị điều tra không bao gồm thép cuộn không gỉ cán nóng, theo Bộ Công Thương.
Nguyên đơn là JSW Steel Limited and ArcelorMittal Nippon Steel India Limited đề xuất sử dụng các mã kiểm soát sản phẩm làm cơ sở so sánh giá.
Thời kỳ điều tra bán phá giá (POI) được thông báo là từ 01/01/2023 đến 31/3/2024 (15 tháng).
Thời kỳ điều tra thiệt hại: 01/4/2020-31/3/2021, 01/4/2021-31/3/2022, 01/4/2022-31/3/2023 và POI.
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đề nghị các bên liên quan bình luận về phạm vi sản phẩm cũng như các mã kiểm soát sản phẩm được đề xuất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khởi xướng.
Theo đó, các thông tin liên quan cần gửi tới DGTR theo các email: jd120dgtr@gov.in; ad12-dgtr@gov.in; adv11-dgtr@gov.in; consultant-dgtr@govcontractor.in trong vòng 30 ngày kể từ ngày bản đơn kiện công khai được chuyển tới cơ quan đại diện ngoại giao của nước xuất khẩu.
Trong trường hợp không nhận được thông tin trong thời hạn và theo thể thức quy định, Tổng vụ Phòng vệ thương mại
Ấn Độ sẽ sử dụng thông tin có sẵn để ra kết luận vụ việc.
Đề nghị phía Ấn Độ cung cấp thêm thông tin
Cục Phòng vệ thương mại cho biết thông tin chi tiết về hàng hóa bị điều tra, hàng hóa tương tự, ngành sản xuất trong nước, nước bị điều tra, giai đoạn điều tra, cáo buộc bán phá giá, cáo buộc về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, kiến nghị áp dụng hồi tố, khởi xướng điều tra, quy trình thủ tục, quy định về nộp thông tin, các thời hạn cung cấp thông tin, quy trình bảo mật thông tin, quy định về cung cấp thông tin công khai, quy định về việc không hợp tác... đề nghị xem tại thông báo khởi xướng điều tra.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, hiện nay, do mới nhận được thông báo khởi xướng điều tra, Cục đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác để chuyển tới các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan.
Nhằm kịp thời ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra cần nghiên cứu kỹ thông báo khởi xướng điều tra.
Đồng thời, chủ động đề nghị Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết khác trong giai đoạn này (bao gồm: Hồ sơ yêu cầu – bản công khai, bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá).
Cạnh đó, thực hiện quyền cung cấp ý kiến bình luận về phạm vi sản phẩm, mã kiểm soát sản phẩm và nộp cho Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ theo đúng thể thức và thời gian hạn định, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ về bảo mật thông tin và công bố thông tin công khai cho các bên liên quan khác.
“Hợp tác đầy đủ, toàn diện với Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ trong toàn bộ quá trình vụ việc (bao gồm trả lời các bản câu hỏi điều tra, thẩm tra tại chỗ, tham vấn…)”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra cũng cần liên hệ, thường xuyên giữ liên lạc, phối hợp, cung cấp thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Nhiều vụ việc nhằm vào thép Việt Nam
Thép cuộn cán nóng của Việt Nam liên tục bị điều tra, khởi kiện trong thời gian qua.
Tính đến hết tháng 5 năm nay, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam thì có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép của Việt Nam.
Các vụ việc điều tra được khởi xướng ở những quốc gia, khu vực là thị trường xuất khẩu chủ lực của thép Việt như Mỹ, châu Âu, Úc, một số nước ở châu Á và khối
ASEAN…
Ngoài Ấn Độ, hồi đầu tháng 8, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
Giai đoạn điều tra bán phá giá từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3; giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/3.
Về phần mình, Việt Nam cũng khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6 năm nay.