https://kevesko.vn/20240823/ai-yeu-thich-dang-tieu-binh-con-nguoi-nao-thi-khong-thich-ong-ta-31498622.html
Ai yêu thích Đặng Tiểu Bình, còn người nào thì không thích ông ta?
Ai yêu thích Đặng Tiểu Bình, còn người nào thì không thích ông ta?
Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đang kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Đặng Tiểu Bình, nhà báo chuyên mục phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình. 23.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-23T17:47+0700
2024-08-23T17:47+0700
2024-08-23T17:53+0700
tác giả
đặng tiểu bình
trung quốc
quan điểm-ý kiến
việt nam
liên xô
đảng cộng sản trung quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/657/01/6570191_0:62:1980:1176_1920x0_80_0_0_cc9530a79e88e6e8b31d93483a4d22ef.jpg
Phát biểu sáng 22 tháng 8 trong cuộc họp long trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đưa ra đánh giá cao về sự nghiệp và ý tưởng của chính trị gia này. Những lời lẽ hùng hồn như vậy đối với Đặng Tiểu Bình không chỉ có thể được nói bởi các lãnh đạo đảng cao nhất của Trung Quốc, mà cả những người dân thường Trung Quốc, bởi vì nhờ đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, toàn bộ người dân Trung Quốc bắt đầu sống tốt hơn, giàu có hơn và tự do hơn. Tầm quan trọng của tư tưởng lý luận Đặng Tiểu Bình đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề cập trong Điều lệ Đảng hiện hành.Nhưng công bằng mà nói, cần lưu ý rằng không phải ai và không phải lúc nào cũng đánh giá tích cực hoạt động của Đặng Tiểu Bình và đồng tình với lý tưởng củaông. Họ nói rằng Mao Trạch Đông đánh giá cao người đồng đội của mình và nói về người đồng chí này như sau: “Đặng Tiểu Bình là bậc thầy trong mọi việc, cả trong công việc dân sự và vấn đề quân sự”. Nhưng điều này không ngăn được lãnh tụ vĩ đại hai lần loại ông Đặng khỏi các vị trí nổi bật. Năm 1966, Đặng bị cách chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc và bị đày đi sống lưu vong ở nông thôn. Hồng vệ binh gọi Đặng Tiểu Bình là “người thứ hai trong đảng, trong lúc nắm quyền và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”. Năm 1973, Mao đưa Đặng trở về từ nơi lưu đày và giới thiệu ông với chính phủ CHND Trung Hoa và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng vào tháng 4 năm 1976, Đặng Tiểu Bình bị công khai gọi là phần tử phản cách mạng và bị bắt giữ.Chỉ sau cái chết của Mao Trạch Đông và sự thất bại của "bè lũ bốn tên" (Tứ nhân bang), Đặng Tiểu Bình mới quay trở lại công việc lãnh đạo trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà nước. Tất nhiên, đóng góp lịch sử củaông cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Quốc là lời tuyên bố cuối năm 1978 chuyển sang chính sách cải cách và mở cửa.Trong khiđưa ra những lời lẽ nổi tiếng về Đặng Tiểu Bình, tuy nhiên, Tập Cận Bình, về nhiều mặt, đã rời xa di sản của nhà lãnh đạo thuộc thế hệ lãnh đạo thứ hai của Trung Quốc. Nếu như Đặng Tiểu Bình dựa vào các nhà sản xuất nhỏ, do số lượng lớn và không có nhu cầu cao, họ có thể sản xuất các sản phẩm giá rẻ cho thị trường nước ngoài, Chủ tịch Tập tin rằng cần phải phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến nhất, đạt được sản phẩm chất lượng cao và cung cấp chúng một cách bình đẳng cho thị trường nội địa. Đặng Tiểu Bình muốn làm cho mọi người Trung Quốc trở nên giàu có, và Tập Cận Bình muốn thấy Trung Quốc hùng mạnh.Việc Tập Cận Bình rời xa các ý tưởng của Đặng Tiểu Bình trong chính sách đối ngoại là điều đặc biệt đáng chú ý. Đặng Tiểu Bình đưa ra đường lối chiến lược mà các nhà ngoại giao Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt: “bình tĩnh quan sát, củng cố các vị trí dễ bị tổn thương và giải quyết các vấn đề nội bộ một cách có phương pháp” hay nói tóm lại là “ở trong bóng tối và không ló ra ngoài”. Thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc, do Tập Cận Bình đứng đầu, đã rờixa đường lối này. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến hoạt động tích cực của các nhà ngoại giao Trung Quốc nhằm thúc đẩy nhiều sáng kiếncủa Chủ tịch Tập trên khắp thế giới.Nỗi nhục Việt Nam của Đặng Tiểu BìnhTrong cuộc mít tinh gần đây tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi Đặng Tiểu Bình là “nhà quốc tế vĩ đại đã có những đóng góp đáng kể cho hòa bình và phát triển thế giới”.Đặng Tiểu Bình và các hoạt động củaông đã thu hút được sự quan tâm của cộngđồng thế giới, đặc biệt là ở phương Tây tư bản. Tuần báo Times đã đăng ảnh củaông lên trang bìa 8 lần. Nhiều người Mỹ thích Đặng Tiểu Bình. Bởi vì ông đã đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, vì ông có lập trường chống Liên Xô, và vì trong chuyến thăm Hoa Kỳ đầu năm 1979, ông đã không ngần ngạiđội chiếc mũ cao bồi lên đầu. Và cũng bởi vì ông ta đã tiến hành xâm lược Việt Nam vào tháng 2 năm 1979.Theo Zhang Xiaoming, tác giả cuốn sách “Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình. Xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam" (Deng_Xiaopings Long War. The Military Conflict Between China and Viet nam. 1979-1991), chính Đặng Tiể Bình là người đóng vai trò chính trong quyết định "tấn công Việt Nam" của các nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa. Đặng Tiểu Bình thuyết phục các đồng chí của ông trong ban lãnh đạo đảng và quân sự Trung Quốc gây chiến với Việt Nam nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm “trừng phạt Việt Nam” về chính sách đối với Campuchia và do đó đảm bảo tình hình yên tĩnh ở biên giới Trung Quốc, cần thiết để thực hiện cải cách kinh tế. Và Đặng Tiểu Bình còn có một điều cần cân nhắc nữa. Ông tin rằng do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã lâu không tham chiến nên thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Cuộc xâm lược Việt Nam được cho là sẽ khắc phục được nhược điểm này. Nó thất bại. Nhân dân Việt Nam đã dũng cảm đẩy lùi cuộc xâm lược. Còn việc sau “bài học” này, 50 nghìn lính Trung Quốc vẫn mãi mãi ở lại trên đất Việt Nam không khiến Đặng phiền muộn.Sẽ không thừa nếu nhắc lại, trong những năm nhân dân Việt Nam đẩy lùi Mỹ xâm lược, Đặng Tiểu Bình đã có một quan điểm khá kỳ lạ. Ông nhiều lần thuyết phục các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không giúp đỡ cuộc đấu tranh của những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam, khuyên họ từ chối sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến chống Mỹ và chỉ trông cậy vào sự giúp đỡ của Trung Quốc.Đặng Tiểu Bình đưa ra các yêu sách lãnh thổ chống lại Liên Xô và chỉ trích các nhà lãnh đạo Liên Xô vì đã “làm sai lệch các giáo lý của chủ nghĩa Mác-Lênin”.Mao Trạch Đông từng nói Đặng Tiểu Bình có “30% tội, 70% công”. Chúng tôi bổ sung rằng hầu hết những sai lầm này đều nằm ở chính sách đối ngoại. Các đảng viên gọi Đặng Tiểu Bình là “người cộng sản kiên cường”. Nhưng cái chính trong quan điểm của ông là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân tộc của các cường quốc. Từ đó bắt đầu ước mơ của ông về sự vĩ đại của Trung Quốc, bao gồm cả bằng những yêu sách đối với các nước láng giềng.
https://kevesko.vn/20231130/ong-biden-nham-lan-tap-can-binh-voi-co-dang-tieu-binh-26748639.html
https://kevesko.vn/20240719/trung-quoc-chia-buon-ve-viec-tong-bi-thu-dang-cong-san-viet-nam-nguyen-phu-trong-tu-tran-30923219.html
https://kevesko.vn/20240703/cong-dan-trung-quoc-giau-quan-he-voi-dang-cong-san-de-xin-thi-thuc-my-30639379.html
https://kevesko.vn/20240721/chu-tich-tap-can-binh-da-viet-gi-ve-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-30933901.html
trung quốc
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/657/01/6570191_28:0:1980:1464_1920x0_80_0_0_660a513c25d741d523444b8d75ab17a3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tác giả, đặng tiểu bình, trung quốc, quan điểm-ý kiến, việt nam, liên xô, đảng cộng sản trung quốc
tác giả, đặng tiểu bình, trung quốc, quan điểm-ý kiến, việt nam, liên xô, đảng cộng sản trung quốc
Ai yêu thích Đặng Tiểu Bình, còn người nào thì không thích ông ta?
17:47 23.08.2024 (Đã cập nhật: 17:53 23.08.2024) Trung Quốc đang kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Đặng Tiểu Bình, nhà báo chuyên mục phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình.
Phát biểu sáng 22 tháng 8 trong cuộc họp long trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đưa ra đánh giá cao về sự nghiệp và ý tưởng của chính trị gia này.
“Những đóng góp xuất sắc của Đặng Tiểu Bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Đảng, với nhân dân, đất nước, dân tộc và toàn thế giới. Những công trạng của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai, - ông Tập Cận Bình nói, - Đặng Tiểu Bình là nòng cốt trong đội ngũ lãnh đạo của Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc thế hệ thứ hai, là kiến trúc sư chung của công cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hiện đại hóa ở Trung Quốc, đồng thời là người đi tiên phong trên con đường chủ nghĩa xã hội đậm bản sắc Trung Quốc”.
Những lời lẽ hùng hồn như vậy đối với Đặng Tiểu Bình không chỉ có thể được nói bởi các lãnh đạo đảng cao nhất của Trung Quốc, mà cả những người dân thường Trung Quốc, bởi vì nhờ đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, toàn bộ người dân Trung Quốc bắt đầu sống tốt hơn, giàu có hơn và tự do hơn. Tầm quan trọng của tư tưởng lý luận Đặng Tiểu Bình đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề cập trong Điều lệ Đảng hiện hành.
30 Tháng Mười Một 2023, 14:51
Nhưng công bằng mà nói, cần lưu ý rằng không phải ai và không phải lúc nào cũng đánh giá tích cực hoạt động của Đặng Tiểu Bình và đồng tình với lý tưởng củaông. Họ nói rằng Mao Trạch Đông đánh giá cao người đồng đội của mình và nói về người đồng chí này như sau: “Đặng Tiểu Bình là bậc thầy trong mọi việc, cả trong công việc dân sự và vấn đề quân sự”. Nhưng điều này không ngăn được lãnh tụ vĩ đại hai lần loại ông Đặng khỏi các vị trí nổi bật. Năm 1966, Đặng bị cách chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc và bị đày đi sống lưu vong ở nông thôn. Hồng vệ binh gọi Đặng Tiểu Bình là “người thứ hai trong đảng, trong lúc nắm quyền và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”. Năm 1973, Mao đưa Đặng trở về từ nơi lưu đày và giới thiệu ông với chính phủ CHND Trung Hoa và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng vào tháng 4 năm 1976, Đặng Tiểu Bình bị công khai gọi là phần tử phản cách mạng và bị bắt giữ.
Chỉ sau cái chết của Mao Trạch Đông và sự thất bại của "bè lũ bốn tên" (Tứ nhân bang), Đặng Tiểu Bình mới quay trở lại công việc lãnh đạo trong Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà nước. Tất nhiên, đóng góp lịch sử củaông cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Quốc là lời tuyên bố cuối năm 1978 chuyển sang chính sách cải cách và mở cửa.
Trong khiđưa ra những lời lẽ nổi tiếng về Đặng Tiểu Bình, tuy nhiên, Tập Cận Bình, về nhiều mặt, đã rời xa di sản của nhà lãnh đạo thuộc thế hệ lãnh đạo thứ hai của Trung Quốc. Nếu như Đặng Tiểu Bình dựa vào các nhà sản xuất nhỏ, do số lượng lớn và không có nhu cầu cao, họ có thể sản xuất các sản phẩm giá rẻ cho thị trường nước ngoài, Chủ tịch Tập tin rằng cần phải phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến nhất, đạt được sản phẩm chất lượng cao và cung cấp chúng một cách bình đẳng cho thị trường nội địa. Đặng Tiểu Bình muốn làm cho mọi người Trung Quốc trở nên giàu có, và Tập Cận Bình muốn thấy Trung Quốc hùng mạnh.
Việc Tập Cận Bình rời xa các ý tưởng của Đặng Tiểu Bình trong chính sách đối ngoại là điều đặc biệt đáng chú ý. Đặng Tiểu Bình đưa ra đường lối chiến lược mà các nhà ngoại giao Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt: “bình tĩnh quan sát, củng cố các vị trí dễ bị tổn thương và giải quyết các vấn đề nội bộ một cách có phương pháp” hay nói tóm lại là “ở trong bóng tối và không ló ra ngoài”. Thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc, do Tập Cận Bình đứng đầu, đã rờixa đường lối này. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến hoạt động tích cực của các nhà ngoại giao Trung Quốc nhằm thúc đẩy nhiều sáng kiếncủa Chủ tịch Tập trên khắp thế giới.
Nỗi nhục Việt Nam của Đặng Tiểu Bình
Trong cuộc mít tinh gần đây tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi Đặng Tiểu Bình là “nhà quốc tế vĩ đại đã có những đóng góp đáng kể cho hòa bình và phát triển thế giới”.
Đặng Tiểu Bình và các hoạt động củaông đã thu hút được sự quan tâm của cộngđồng thế giới, đặc biệt là ở
phương Tây tư bản. Tuần báo Times đã đăng ảnh củaông lên trang bìa 8 lần.
Theo đánh giá từ các chuyên gia của tạp chí này: “Nhờ có Đặng Tiểu Bình, CHNDTH đã mở cửa với thế giới và cho thế giới. Đặng Tiểu Bình đã cho cả thế giới thấy “Thiên hạ” và giới thiệu người Trung Quốc với các châu lục khác”.
Nhiều người Mỹ thích Đặng Tiểu Bình. Bởi vì ông đã đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, vì ông có lập trường chống Liên Xô, và vì trong chuyến thăm Hoa Kỳ đầu năm 1979, ông đã không ngần ngạiđội chiếc mũ cao bồi lên đầu. Và cũng bởi vì ông ta đã tiến hành xâm lược Việt Nam vào tháng 2 năm 1979.
Theo Zhang Xiaoming, tác giả cuốn sách “Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình. Xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam" (Deng_Xiaopings Long War. The Military Conflict Between China and Viet nam. 1979-1991), chính Đặng Tiể Bình là người đóng vai trò chính trong quyết định "tấn công Việt Nam" của các nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa. Đặng Tiểu Bình thuyết phục các đồng chí của ông trong ban lãnh đạo đảng và quân sự Trung Quốc gây chiến với Việt Nam nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm “trừng phạt Việt Nam” về chính sách đối với Campuchia và do đó đảm bảo tình hình yên tĩnh ở biên giới Trung Quốc, cần thiết để thực hiện cải cách kinh tế. Và Đặng Tiểu Bình còn có một điều cần cân nhắc nữa. Ông tin rằng do
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã lâu không tham chiến nên thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Cuộc xâm lược Việt Nam được cho là sẽ khắc phục được nhược điểm này. Nó thất bại. Nhân dân Việt Nam đã dũng cảm đẩy lùi cuộc xâm lược. Còn việc sau “bài học” này, 50 nghìn lính Trung Quốc vẫn mãi mãi ở lại trên đất Việt Nam không khiến Đặng phiền muộn.
Sẽ không thừa nếu nhắc lại, trong những năm nhân dân Việt Nam đẩy lùi Mỹ xâm lược, Đặng Tiểu Bình đã có một quan điểm khá kỳ lạ. Ông nhiều lần thuyết phục các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không giúp đỡ cuộc đấu tranh của những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam, khuyên họ từ chối sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến chống Mỹ và chỉ trông cậy vào sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình đưa ra các yêu sách lãnh thổ chống lại Liên Xô và chỉ trích các nhà lãnh đạo Liên Xô vì đã “làm sai lệch các giáo lý của chủ nghĩa Mác-Lênin”.
Mao Trạch Đông từng nói Đặng Tiểu Bình có “30% tội, 70% công”. Chúng tôi bổ sung rằng hầu hết những sai lầm này đều nằm ở chính sách đối ngoại. Các đảng viên gọi Đặng Tiểu Bình là “người cộng sản kiên cường”. Nhưng cái chính trong quan điểm của ông là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân tộc của các cường quốc. Từ đó bắt đầu ước mơ của ông về sự vĩ đại của Trung Quốc, bao gồm cả bằng những yêu sách đối với các nước láng giềng.