Các biện pháp kinh tế để đối phó với rủi ro khí hậu

© AP Photo / Andy Wongnhà máy điện
nhà máy điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2024
Đăng ký
Chương trình nghị sự về khí hậu bao gồm việc giảm phát thải khí nhà kính và giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2⁰C là con dao hai lưỡi. Hơn nữa, cả hai lưỡi đều có thể mang lại lợi ích tích cực nếu bạn có cách tiếp cận cân bằng để giải quyết vấn đề. Các biện pháp này vừa có thể kích thích nền kinh tế vừa giúp bảo vệ hành tinh.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Alexander Shirov nói về điều này.
Tiến sĩ Khoa học Kinh tế Alexander Shirov, viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện trưởng Viện Dự báo Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chuyên gia trong lĩnh vực phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, phân tích các mối quan hệ liên ngành, các biện pháp trong lĩnh vực chính sách kinh tế, mô hình hóa và dự báo quan hệ kinh tế đối ngoại.
Sputnik: Một mặt, việc giảm phát thải khí nhà kính do con người gây ra và hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu là thực sự cần thiết. Mặt khác, chương trình nghị sự về khí hậu có thể kích thích phát triển kinh tế ở mức độ nào?
- Trước hết phải nói rằng, chính sách khí hậu đã trở thành một xu hướng toàn cầu chủ yếu do tác động mạnh mẽ của nó đối với nền kinh tế. Nhiều quốc gia với nền kinh tế phát triển đã đạt đến giới hạn nhất định về mức bão hòa nhu cầu của họ cả về cơ sở hạ tầng và nhu cầu tiêu dùng nội địa. Để các quốc gia này tiếp tục hoạt động bình thường và đảm bảo tiêu chuẩn xã hội cao, họ cần có thêm thu nhập, mà thu nhập chỉ có thể gia tăng khi có những thay đổi trong cơ cấu sản xuất và giá cả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp mới khi phát sinh nhu cầu bổ sung. Chính chương trình nghị sự về khí hậu đang thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Kết quả là chúng ta ghi nhận sự chú ý ngày càng tăng đến chương trình nghị sự về khí hậu từ những quốc gia sở hữu các công nghệ phù hợp.
Không chỉ các nền kinh tế lớn, phát triển cao mà cả các nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như nền kinh tế Trung Quốc, bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Do đó, ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn khi chương trình nghị sự về khí hậu bắt đầu thay thế các cuộc đàm phán thương mại truyền thống liên quan đến những thay đổi trong thuế xuất nhập khẩu.
Sự nóng lên toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2024
Các nhà khoa học lo ngại khí hậu Trái đất sẽ có những thay đổi quan trọng
Sputnik: Vậy bản thân khí hậu, việc giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng lên và nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính chỉ là vấn đề thứ yếu?
― Rõ ràng, sự nóng lên toàn cầu đang tồn tại, và mục tiêu giảm tác động của con người lên khí hậu có liên quan đến nhu cầu bảo vệ hành tinh. Con người ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, mặc dù mức độ tác động của con người đến việc hình thành hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn còn gây tranh cãi.
Về mặt này, chương trình nghị sự về khí hậu thật là độc đáo. Một mặt, nó cho phép chúng ta giảm tác động tiêu cực đến khí hậu, mặt khác, với sự trợ giúp của chương trình này một số quốc gia có thể giải quyết những vấn đề kinh tế. Nhiệm vụ của Nga không chỉ là thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính mà còn định hình chương trình nghị sự về khí hậu sao cho thúc đẩy quá trình hình thành các động lực kinh tế dẫn đến những thay đổi cơ cấu tích cực trong nền kinh tế Nga, trước hết là sự hiện đại hóa của nền kinh tế và công nghiệp, đồng thời cũng mang lại thu nhập bổ sung. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Sputnik: Rõ ràng là trong mấy thập kỷ tới, nền văn minh của chúng ta không thể từ bỏ năng lượng hydrocarbon.
― Rất có thể sự cân bằng năng lượng trong 30 năm tới sẽ được quyết định bởi hydrocarbon. Tuy nhiên, cơ cấu sản xuất năng lượng và cấu hình của sự cân bằng này sẽ thay đổi.
Than vẫn là nguồn năng lượng phức tạp nhất vì các quốc gia khó “cai” than đá, bất chấp các công nghệ đốt than hiện đại với lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn. Tiếp theo là các sản phẩm dầu mỏ và khép lại danh sách này là khí thiên nhiên, loại nhiên liệu ít “bẩn” nhất về lượng khí thải CO₂.
Thung lũng Chết ở sa mạc Namib ở Namibia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2024
Những khu vực nào trên thế giới sẽ không phù hợp cho cuộc sống trong tương lai?
Sputnik: Hãy cho chúng tôi biết về những tính toán được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Dự báo Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và những kết luận của họ. Bao nhiêu phần trăm GDP dự kiến ​​được đầu tư vào các biện pháp giảm phát thải cacbon trong nền kinh tế Nga?
― Kết luận đầu tiên rút ra từ tính toán của chúng tôi là kịch bản quán tính là không thể xảy ra. Nếu chúng tôi không chú ý đến quá trình giảm lượng cacbon vào khí quyển, thì chúng tôi sẽ tăng lượng phát thải khí nhà kính, và tốc độ tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn vì tốc độ hiện đại hóa kinh tế sẽ chậm lại cũng như do các biện pháp trừng phạt kinh tế của nước ngoài.
Sau đó, chúng tôi đã xem xét hai kịch bản trong đó nền kinh tế Nga chi khoảng 2% hoặc 3% GDP cho quá trình giảm lượng cacbon. Tính toán cho thấy, nếu chúng tôi đầu tư 2% GDP và sử dụng những phương pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất để giảm lượng khí thải thì kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 3% và có thể đạt được hiệu quả trung hòa carbon vào năm 2060. Và nếu chúng tôi áp dụng các biện pháp tích cực hơn và đầu tư 3% GDP vào quá trình khử cacbon, thì tổn thất về tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể lên tới một điểm phần trăm. Và nếu chúng tôi sẽ làm như vậy suốt 30 năm tới thì đây là một khoản tiền khổng lồ. Có nghĩa là, một kịch bản như vậy cũng không thể chấp nhận được đối với chúng tôi.
Có vẻ như sự khác biệt giữa hai kịch bản này chỉ là một điểm phần trăm, nhưng xét về chất lượng thì đó là một sự khác biệt rất lớn. Từ giai đoạn đưa ra những quyết định hiệu quả hơn, chúng tôi có thể rơi vào giai đoạn đưa ra những quyết định gây tổn hại đến tiềm năng tăng trưởng của Nga.
Nông dân canh tác một cánh đồng lúa - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2024
“Bát cơm” của người Việt có bị đe dọa bởi xâm nhập mặn?
Nhiều người cho rằng, trong 10 năm tới, cường độ sử dụng vốn của năng lượng tái tạo sẽ giảm mạnh. Điều này vẫn chưa xảy ra, nhưng chúng tôi cần phải theo dõi tình hình, và đây là lý do tại sao cần có kế hoạch hoạt động để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế cacbon thấp. Điều quan trọng là phải chú ý theo dõi sự phát triển của một số công nghệ nhất định. Ví dụ, rất có thể trong tương lai gần các công nghệ lưu trữ năng lượng sẽ trở nên hiệu quả: điều này sẽ làm giảm đáng kể cường độ sử dụng vốn của các nhà máy điện gió hoặc năng lượng mặt trời. Nghĩa là, dự báo quá trình khử cacbon không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn một nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Chúng tôi liên tục trao đổi thông tin với các nhà vật lý, nhà hóa học và chuyên gia về hệ sinh thái. Dựa trên thông tin này, chúng tôi có thể đưa ra các tính toán kinh tế. Các nhà kinh tế thường bị hạn chế trong sự hiểu biết về những gì đang xảy ra. Ví dụ, chúng tôi không thể đánh giá chính xác, hiệu quả khả năng hấp thụ CO2 của các khu rừng ở Nga; điều này đòi hỏi phải có ảnh vệ tinh, nghiên cứu thực địa và rất nhiều nghiên cứu chuyên ngành khác mà các đồng nghiệp của chúng tôi từ các viện của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Roshydromet cung cấp.
Sputnik: Những biện pháp trừng phạt kinh tế của nước ngoài đã ảnh hưởng đến chính sách khí hậu của Nga như thế nào?
― Như tôi vừa nói, có mối liên hệ trực tiếp giữa khối lượng đầu tư và quá trình khử cacbon. Phương Tây đã hạn chế quyền tiếp cận của Nga đối với nhiều công nghệ quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Nghĩa là các biện pháp trừng phạt mà chính phủ các nước phương Tây đã áp đặt lên Nga đang ngăn chặn quá trình khử cacbon tại nước Nga, vì việc thiếu khả năng tiếp cận các công nghệ hiệu quả nhất về năng lượng, chế tạo máy, hóa học và khai thác mỏ, tất nhiên, đang kìm hãm sự phát triển. Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt không chỉ làm chậm sự phát triển của nền kinh tế Nga mà còn cản trở việc giải quyết nhiệm vụ toàn cầu là giảm phát thải khí nhà kính. Cần phải hiểu rõ điều này.
Do đó, nếu có những cáo buộc chống lại Nga trong lĩnh vực này trên các diễn đàn quốc tế, thì chúng tôi có thể lưu ý một cách hợp lý rằng chính các đối tác phương Tây đã dẫn đến tình trạng này vì không phân biệt giữa các biện pháp trừng phạt về công nghệ dân sự, công nghệ quân sự và công nghệ chuyển tiếp. Mọi thứ đều bị đóng cửa và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến mục tiêu trung hòa carbon của Nga.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2024
Thủ tướng Bangladesh: Cần ngừng chạy đua vũ trang, dồn nguồn lực cho vấn đề biến đổi khí hậu
Nhưng trong mọi trường hợp, chúng tôi phải giải quyết vấn đề thiếu hụt trong lĩnh vực công nghệ với sự trợ giúp của các nước bạn hoặc dựa vào sức mình. Tức là, cần phải tăng thêm chi phí nghiên cứu và phát triển vì sự cạnh tranh mà chúng tôi đang trải qua đòi hỏi phải sở hữu những công nghệ quan trọng nhất. Nếu không, hiệu quả của nền kinh tế Nga sẽ không cao.
Trước hết, đó là nhiệm vụ của các ngành năng lượng, luyện kim, hóa chất và chế tạo máy. Một mặt, đây là những lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng nhất, khi áp dụng công nghệ mới sẽ có tác động đặc biệt mạnh mẽ đến phát thải khí nhà kính. Mặt khác, tôi xin nhắc lại, cần phải phát triển các ngành này không chỉ để ổn định lại tình hình khí hậu mà còn để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế về lâu dài. Đây là một ưu điểm của chính sách khí hậu: nó cho phép đạt được cả mục tiêu toàn cầu và mục tiêu quốc gia. Và nhiệm vụ của xã hội Nga là tìm cách để những vấn đề này được giải quyết một cách hiệu quả nhất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала