https://kevesko.vn/20240908/viet-nam-xu-huong-doc-than-va-thuc-hu-cau-chuyen-danh-thue-31654936.html
Việt Nam: Xu hướng độc thân và thực hư câu chuyện đánh thuế
Việt Nam: Xu hướng độc thân và thực hư câu chuyện đánh thuế
Sputnik Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ người độc thân trong độ tuổi kết hôn tại Việt Nam đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Đáng chú ý, nhiều... 08.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-08T09:17+0700
2024-09-08T09:17+0700
2024-09-09T01:17+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
thanh niên
kết hôn
dân số
già hóa dân số
nộp thuế
chuyên gia
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/04/31655144_0:176:3016:1873_1920x0_80_0_0_a3e2b36d467a029d8a87a1635d1a32cf.jpg
Nguyên nhân chủ yếu đến từ áp lực công việc, mong muốn tập trung vào sự nghiệp, và sự thay đổi trong quan niệm về hôn nhân và gia đình.Trong bối cảnh đó, nhiều người đặt câu hỏi liệu Việt Nam có nên áp dụng chính sách đánh thuế người độc thân như một biện pháp thúc đẩy hôn nhân và gia tăng tỷ lệ sinh hay không?Việt Nam không đánh thuế người độc thânTrả lời câu hỏi của Sputnik, ông Nguyễn Văn Toàn, một chuyên gia về luật cho biết, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định nào quy định về việc người độc thân sẽ bị đánh thuế độc thân. Thông tin về việc "đánh thuế người độc thân” tại Việt Nam thực chất là mọi người hiểu sai văn bản trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế.Trong công văn trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế có nhắc lại một giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 02 con, đó là “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”.Việc đánh thuế người độc thân không phải là một khái niệm mới mẻ trên thế giới. Nhiều quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, và Nhật Bản đã từng áp dụng các biện pháp tương tự nhằm khuyến khích hôn nhân và sinh con. Tuy nhiên, kết quả từ các nước này lại cho thấy hiệu quả không đồng đều và đôi khi gây ra tác dụng ngược.Ý kiến người trong cuộcKhông chỉ các chuyên gia, thanh niên Việt Nam cũng có những quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Lan Anh, 27 tuổi, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ với Sputnik:Theo ghi nhận của Sputnik, một số cho rằng nếu áp dụng "thuế độc thân” tại Việt Nam, có thể sẽ có nhiều người chấp nhận đóng phạt thuế hơn là kết hôn trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.Nhiều bạn trẻ khác cũng cho rằng, thay vì sử dụng biện pháp cứng rắn như đánh thuế, chính phủ nên tạo điều kiện thuận lợi hơn để người trẻ có thể yên tâm kết hôn và sinh con. Việc hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng trẻ, cải thiện môi trường sống và thúc đẩy các giá trị gia đình có thể mang lại hiệu quả tích cực hơn.Bài học từ các quốc gia khácTrên thế giới, chính sách đánh thuế người độc thân đã được áp dụng tại một số quốc gia với kết quả khác nhau. Tại Singapore, chính phủ đã từng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng, đồng thời áp dụng biện pháp đánh thuế cao hơn đối với người độc thân. Tuy nhiên, tỷ lệ kết hôn tại đây vẫn không tăng mạnh, cho thấy rằng các biện pháp tài chính không phải là giải pháp duy nhất.Tại Nhật Bản, nơi tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp từ đánh thuế đến hỗ trợ tài chính, nhưng kết quả thu về vẫn chưa thực sự khả quan. Điều này cho thấy rằng, văn hóa và tư duy của giới trẻ về hôn nhân và gia đình là yếu tố quan trọng không kém việc điều chỉnh chính sách tài chính.Có thể thấy xu hướng độc thân không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam, mà còn là một xu hướng toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, nơi tỷ lệ kết hôn muộn và sống độc thân ngày một gia tăng.Do đó, các chuyên gia gợi ý rằng nên tập trung vào các chính sách hỗ trợ gia đình, cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội để các cặp vợ chồng có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định kết hôn và sinh con. Từ đó, dân số Việt Nam mới có thể cải thiện cả về chất và lượng.
https://kevesko.vn/20240710/danh-mot-nam-di-bo-xuyen-viet-thanh-nien-23-tuoi-tai-hien-cuoc-hanh-quan-cua-the-he-cha-ong-30753985.html
https://kevesko.vn/20240824/mot-the-he-luoi-yeu-nghich-ly-giua-su-nghiep-va-gia-dinh-cua-gioi-tre-viet-31439211.html
https://kevesko.vn/20240730/ly-do-gioi-tre-viet-nam-chua-man-ma-voi-cac-ung-dung-hen-ho-qua-internet-31082047.html
https://kevesko.vn/20240830/choi-trung-thu-som-gioi-tre-ha-noi-no-nuc-check-in-tai-pho-hang-ma-31573717.html
https://kevesko.vn/20230722/van-hoa-chot-don-huong-thu-khien-gioi-tre-viet-can-tien-24252704.html
https://kevesko.vn/20240728/chuyen-gia-ly-giai-vi-sao-viec-hen-ho-qua-ung-dung-chua-pho-bien-tai-viet-nam-30979277.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/04/31655144_143:0:2874:2048_1920x0_80_0_0_f5be5543a968c8b5a0733233f971b4ae.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, thanh niên, kết hôn, dân số, già hóa dân số, nộp thuế, chuyên gia, tác giả
việt nam, quan điểm-ý kiến, thanh niên, kết hôn, dân số, già hóa dân số, nộp thuế, chuyên gia, tác giả
Việt Nam: Xu hướng độc thân và thực hư câu chuyện đánh thuế
09:17 08.09.2024 (Đã cập nhật: 01:17 09.09.2024) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ người độc thân trong độ tuổi kết hôn tại Việt Nam đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Đáng chú ý, nhiều bạn trẻ không còn coi hôn nhân là mục tiêu phải đạt được trước một độ tuổi nhất định.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ áp lực công việc, mong muốn tập trung vào sự nghiệp, và sự thay đổi trong quan niệm về hôn nhân và gia đình.
Trong bối cảnh đó, nhiều người đặt câu hỏi liệu Việt Nam có nên áp dụng chính sách đánh thuế người độc thân như một biện pháp thúc đẩy
hôn nhân và gia tăng tỷ lệ sinh hay không?
Việt Nam không đánh thuế người độc thân
Trả lời câu hỏi của Sputnik, ông Nguyễn Văn Toàn, một chuyên gia về luật cho biết, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định nào quy định về việc người độc thân sẽ bị đánh thuế độc thân. Thông tin về việc "đánh thuế người độc thân” tại Việt Nam thực chất là mọi người hiểu sai văn bản trả lời của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong công văn trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế có nhắc lại một giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 02 con, đó là “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”.
“Cần phải hiểu đúng rằng, giải pháp này nhằm khuyến khích việc sinh đủ 02 con và cũng không có bất cứ câu từ nói rằng sẽ phạt hoặc đánh thuế độc thân đối với người độc thân chưa kết hôn", chuyên gia trên nhấn mạnh.
Việc đánh thuế người độc thân không phải là một khái niệm mới mẻ trên thế giới. Nhiều quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, và Nhật Bản đã từng áp dụng các biện pháp tương tự nhằm khuyến khích hôn nhân và sinh con. Tuy nhiên, kết quả từ các nước này lại cho thấy hiệu quả không đồng đều và đôi khi gây ra tác dụng ngược.
“Việc đánh thuế người độc thân có thể tạo ra áp lực tài chính, nhưng không đảm bảo được rằng nó sẽ dẫn đến tỷ lệ kết hôn cao hơn. Ngược lại, nó có thể gây ra sự bất mãn trong xã hội, đặc biệt là đối với những người không muốn hoặc không thể kết hôn vì lý do cá nhân", ông Nguyễn Văn Toàn nhận định với Sputnik.
Không chỉ các chuyên gia,
thanh niên Việt Nam cũng có những quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Lan Anh, 27 tuổi, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ với Sputnik:
“Việc đánh thuế người độc thân nghe có vẻ bất công. Mỗi người có quyền lựa chọn cách sống của mình. Độc thân không phải là một cái tội, và không nên bị phạt vì điều đó.”
Theo ghi nhận của Sputnik, một số cho rằng nếu áp dụng "thuế độc thân” tại Việt Nam, có thể sẽ có nhiều người chấp nhận đóng phạt thuế hơn là kết hôn trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
"Việc đánh thuế người độc thân sẽ tạo ra một áp lực tài chính không cần thiết và không giải quyết được vấn đề gốc rễ. Hơn nữa, mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn lối sống của mình, không nên bị ép buộc bằng các biện pháp hành chính", Minh Khang, chuyên viên IT tại TP. HCM, nêu quan điểm của mình.
Nhiều bạn trẻ khác cũng cho rằng, thay vì sử dụng biện pháp cứng rắn như đánh thuế, chính phủ nên tạo điều kiện thuận lợi hơn để người trẻ có thể yên tâm kết hôn và sinh con. Việc hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng trẻ, cải thiện môi trường sống và thúc đẩy các giá trị gia đình có thể mang lại hiệu quả tích cực hơn.
Bài học từ các quốc gia khác
Trên thế giới, chính sách đánh thuế người độc thân đã được áp dụng tại một số quốc gia với kết quả khác nhau. Tại Singapore, chính phủ đã từng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng, đồng thời áp dụng biện pháp
đánh thuế cao hơn đối với người độc thân. Tuy nhiên, tỷ lệ kết hôn tại đây vẫn không tăng mạnh, cho thấy rằng các biện pháp tài chính không phải là giải pháp duy nhất.
Tại Nhật Bản, nơi tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp từ đánh thuế đến hỗ trợ
tài chính, nhưng kết quả thu về vẫn chưa thực sự khả quan. Điều này cho thấy rằng, văn hóa và tư duy của giới trẻ về hôn nhân và gia đình là yếu tố quan trọng không kém việc điều chỉnh chính sách tài chính.
Có thể thấy xu hướng độc thân không chỉ là vấn đề của riêng
Việt Nam, mà còn là một xu hướng toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, nơi tỷ lệ kết hôn muộn và sống độc thân ngày một gia tăng.
Do đó, các chuyên gia gợi ý rằng nên tập trung vào các chính sách hỗ trợ
gia đình, cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội để các cặp vợ chồng có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định kết hôn và sinh con. Từ đó, dân số Việt Nam mới có thể cải thiện cả về chất và lượng.