https://kevesko.vn/20240917/quoc-hoi-phap-se-xem-xet-nghi-quyet-luan-toi-ong-macron-31894518.html
Quốc hội Pháp sẽ xem xét nghị quyết luận tội ông Macron
Quốc hội Pháp sẽ xem xét nghị quyết luận tội ông Macron
Sputnik Việt Nam
Hạ viện Quốc hội Pháp hôm thứ Ba sẽ xem xét nghị quyết do đảng cánh tả Nước Pháp không khuất phục đề xướng về việc luận tội Tổng thống Emmanuel Macron. 17.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-17T07:51+0700
2024-09-17T07:51+0700
2024-09-17T07:54+0700
pháp
emmanuel macron
thế giới
cuộc bầu cử quốc hội
bầu cử
quốc hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/01/9542527_0:0:1600:900_1920x0_80_0_0_aa3f5d7fb3511f2ad02ae7378a5d8922.jpg
Đảng đưa ra đề xuất này sau khi nhà lãnh đạo Pháp loại trừ sự tham gia của phe cánh tả vào chính phủ đang được thành lập, bất chấp chiến thắng thuộc về liên minh của họ trong cuộc bầu cử Quốc hội. Đề xuất này được đưa ra theo Điều 68 Hiến pháp Pháp, trong đó quy định khả năng phế truất Tổng thống nếu ông vi phạm các cam kết của mình. Nghị quyết nhận được sự ủng hộ của 81 đại biểu từ khối cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NPF), trong đó 72 người là nghị sĩ của đảng Nước Pháp không khuất phục (LFI), cũng như Đảng Xanh và một số đại biểu khác thuộc Nhóm Dân chủ và Cộng hòa cánh tả (GDR).Văn phòng Quốc hội, cơ quan cao nhất của Hạ viện, trong đó có 12 trong số 22 thành viên hiện nay là đại diện phe cánh tả, phải quyết định về khả năng chấp nhận nghị quyết. Trong khi đó, Đảng Xã hội từ chối ủng hộ sáng kiến của đảng do cựu Tổng thống Jean-Luc Melenchon thành lập;Nếu giai đoạn này được thông qua, văn bản nghị quyết khi đó phải được sự chấp thuận của Ủy ban lập pháp gồm 73 đại biểu, trong đó cánh tả chỉ giữ 24 ghế, sau đó hai phần ba số đại biểu Quốc hội (385 người) phải bỏ phiếu tán thành trong vòng hai tuần. Hai giai đoạn cuối phải được hoàn thành ở Thượng viện quốc hội, nơi cánh tả không chiếm đa số. Tuy nhiên, nếu văn bản được Thượng viện thông qua (232 phiếu) và cả hai viện họp trong một phiên họp chung, thì nghị quyết phải được 617 trong tổng số 925 nghị sĩ của cả hai viện ủng hộ. Trong trường hợp này, Tổng thống phải từ chức ngay lập tức.Năm 2016, Văn phòng Quốc hội cũng đưa ra một nghị quyết tương tự để luận tội ông Francois Hollande nhưng không được chấp thuận.Trong cuộc bầu cử quốc hội sớm vào tháng 7, khối cánh tả đã giành được đa số phiếu và nhận được 182 ghế trên tổng số 577 ghế đại biểu. Liên minh tổng thống “Cùng nhau vì nền cộng hòa” của ông Macron đứng thứ hai, nhận được 168 ghế trong Quốc hội. Đảng Tập hợp quốc gia (RN) cánh hữu cùng với các đồng minh Đảng Cộng hòa đã trở thành lực lượng thứ ba trong quốc hội với 143 ghế. Vì vậy nên không có lực lượng chính trị nào nhận được đa số để tự mình thành lập chính phủ mới. Thành phần nội các mới của Pháp do Thủ tướng Michel Barnier đứng đầu dự kiến sẽ được công bố trong tuần này.
https://kevesko.vn/20240905/hon-80-dai-bieu-quoc-hoi-ky-nghi-quyet-phe-truat-macron-31681920.html
pháp
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/01/9542527_200:0:1400:900_1920x0_80_0_0_ed0aa564048467a6264704cafd8716fa.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
pháp, emmanuel macron, thế giới, cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử, quốc hội
pháp, emmanuel macron, thế giới, cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử, quốc hội
Quốc hội Pháp sẽ xem xét nghị quyết luận tội ông Macron
07:51 17.09.2024 (Đã cập nhật: 07:54 17.09.2024) Hạ viện Quốc hội Pháp hôm thứ Ba sẽ xem xét nghị quyết do đảng cánh tả Nước Pháp không khuất phục đề xướng về việc luận tội Tổng thống Emmanuel Macron.
Đảng đưa ra đề xuất này sau khi
nhà lãnh đạo Pháp loại trừ sự tham gia của phe cánh tả vào chính phủ đang được thành lập, bất chấp chiến thắng thuộc về liên minh của họ trong cuộc bầu cử Quốc hội. Đề xuất này được đưa ra theo Điều 68 Hiến pháp Pháp, trong đó quy định khả năng phế truất Tổng thống nếu ông vi phạm các cam kết của mình. Nghị quyết nhận được sự ủng hộ của 81 đại biểu từ khối cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NPF), trong đó 72 người là nghị sĩ của đảng Nước Pháp không khuất phục (LFI), cũng như Đảng Xanh và một số đại biểu khác thuộc Nhóm Dân chủ và Cộng hòa cánh tả (GDR).
Văn phòng Quốc hội, cơ quan cao nhất của Hạ viện, trong đó có 12 trong số 22 thành viên hiện nay là đại diện phe cánh tả, phải quyết định về khả năng chấp nhận nghị quyết. Trong khi đó, Đảng Xã hội từ chối ủng hộ sáng kiến của đảng do cựu Tổng thống Jean-Luc Melenchon thành lập;
Nếu giai đoạn này được thông qua, văn bản nghị quyết khi đó phải được sự chấp thuận của Ủy ban lập pháp gồm 73 đại biểu, trong đó cánh tả chỉ giữ 24 ghế, sau đó hai phần ba số đại biểu Quốc hội (385 người) phải bỏ phiếu tán thành trong vòng hai tuần. Hai giai đoạn cuối phải được hoàn thành ở Thượng viện quốc hội, nơi cánh tả không chiếm đa số. Tuy nhiên, nếu văn bản được Thượng viện thông qua (232 phiếu) và cả hai viện họp trong một phiên họp chung, thì nghị quyết phải được 617 trong tổng số 925 nghị sĩ của cả hai viện ủng hộ. Trong trường hợp này, Tổng thống phải từ chức ngay lập tức.
Năm 2016, Văn phòng Quốc hội cũng đưa ra một nghị quyết tương tự để luận tội ông Francois Hollande nhưng không được chấp thuận.
Trong cuộc bầu cử quốc hội sớm vào tháng 7, khối cánh tả đã giành được đa số phiếu và nhận được 182 ghế trên tổng số 577 ghế đại biểu. Liên minh tổng thống “Cùng nhau vì nền cộng hòa” của ông Macron đứng thứ hai, nhận được 168 ghế trong Quốc hội. Đảng Tập hợp quốc gia (RN) cánh hữu cùng với các đồng minh Đảng Cộng hòa đã trở thành lực lượng thứ ba trong quốc hội với 143 ghế. Vì vậy nên không có lực lượng chính trị nào nhận được đa số để tự mình thành lập chính phủ mới. Thành phần nội các mới của Pháp do Thủ tướng Michel Barnier đứng đầu dự kiến sẽ được công bố trong tuần này.