https://kevesko.vn/20240923/chien-si-lien-xo-va-viet-nam-cuu-song-lan-nhau-31947742.html
Chiến sĩ Liên Xô và Việt Nam cứu sống lẫn nhau
Chiến sĩ Liên Xô và Việt Nam cứu sống lẫn nhau
Sputnik Việt Nam
Trong loạt bài “Những trang lịch sử”, Sputnik tiếp tục chủ đề về các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đến hỗ trợ Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân... 23.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-23T12:09+0700
2024-09-23T12:09+0700
2024-09-23T17:07+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
những trang sử vàng
việt nam
liên xô
chuyên gia
nga
hợp tác nga-việt
quân sự
tên lửa phòng không
https://cdn.img.kevesko.vn/img/312/49/3124967_0:65:1025:641_1920x0_80_0_0_e2f19765f4e854c2ab3d4b946ff65370.jpg
Những năm đó là thời kỳ phát triển nhanh chóng, không phải bằng lời nói mà bằng việc làm, mối quan hệ anh em giữa Việt Nam và Nga, mà đại diện cho Nga là các chuyên gia làm việc tại Việt Nam, trước hết là các chuyên gia quân sự. Tình anh em chiến đấu đã trở thành một trong những bảo đảm quan trọng cho những thắng lợi mà các chiến sĩ bảo vệ bầu trời Việt Nam đạt được.Có một khía cạnh tâm lý quan trọng trong sự hiện diện của các chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam. Họ được coi là đại diện của nhân dân và đất nước đã đánh bại phát xít Hitler và quân phiệt Nhật Bản. Xin nhắc lại rằng, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên đã đến Việt Nam vào năm 1965 - khi đó chỉ mới hai mươi năm trôi qua sau chiến thắng. Trong số các chuyên gia có nhiều người đã tham gia chiến đấu chống Đức Quốc xã và quân phiệt Nhật Bản. Những câu chuyện của họ về thời kỳ khủng khiếp đó, về những gian khổ khôn lường mà các chiến sĩ và toàn dân Liên Xô đã phải đối mặt và vượt qua thành công đã truyền cảm hứng và củng cố niềm tin vào chiến thắng của người dân Việt Nam. Khi đó ở Việt Nam có nhiều người thuộc thế hệ đã trải qua những thách thức trong Thế chiến thứ hai, mà đối với họ, những người lính Hồng quân là biểu tượng của lòng dũng cảm, sự kiên trì và tài quân sự. Và các chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam đã thể hiện những phẩm chất này.Các chuyên gia tên lửa Nga đã huấn luyện pháo thủ Việt Nam sử dụng những thiết bị quân sự tối tân theo nguyên tắc “Hãy làm như tôi!”, vận dụng tối đa sức lực và kiến thức của họ. Những người lính Việt Nam tận mắt mình nhìn thấy rõ rằng đối với những người Nga này, bảo vệ Việt Nam, hỗ trợ đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù xâm lược là vấn đề của danh dự và lương tâm, và thực tế sống động đó không thể không khơi lên những cảm xúc chân thành nhất dành cho những vị chỉ huy, huấn luyện viên, những người bạn chiến đấu đã tới đây từ nước Nga xa xôi.Các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và các chuyên gia quân sự Liên Xô phục vụ tại Việt Nam đều có một mục tiêu chung là chiến thắng quân xâm lược, bảo vệ tự do, độc lập của Việt Nam. Vì chiến thắng, không một ai trong số các chuyên gia quân sự Liên Xô tiếc công sức. Tôi nhớ Trung sĩ Vladimir Chernenko là người chuyên điều chỉnh theo dõi mục tiêu bằng phương pháp thủ công trên radar của hệ thống tên lửa phòng không. Công việc của những chuyên viên như vậy luôn phái đáp ứng nhiều đòi hỏi, nhất là về độ nét trên mặt phẳng theo dõi mục tiêu, cần biết nắm chắc không để mất mục tiêu ngay cả khi bị nhiễu cản. Tất cả những yếu tố đó đảm bảo tính chính xác khi hướng dẫn tên lửa phóng vào diệt máy bay địch.Vài ngày trước khi hệ thống tên lửa di chuyển đến vị trí chiến đấu kế tiếp Vladimir bị con rết độc cắn. Chân sưng to, buộc phải nhập viện. Thế nhưng trong sư đoàn không ai thay thế được và nếu thiếu Vladimir thì không thể bắn tên lửa. Hiểu rõ điều đó, trung sĩ Volodya đã thuyết phục các bác sĩ tiếp tục điều trị trên cơ sở ngoại trú. Trong vòng ba tháng, khi người thay thế chưa được Matxcơva gửi sang, Vladimir quyết không rời vị trí chiến đấu. Tình trạng nhiễm độc nặng hơn nhiều lần, chân sưng tấy nhưng trung sĩ trẻ tuổi đã cố gắng vượt lên những cơn đau, làm việc không hề sai sót nhầm lẫn và thực hiện trọn vẹn tất cả những gì có thể để cùng đồng đội đạt thành công trong các trận đánh.Tôi không thể không nhắc đến Trung sĩ Mikhail Brindikov. Ngày 8 tháng 9 năm 1972, anh bị thương trong một cuộc không kích của Mỹ vào địa điểm tên lửa phòng không. Máy bay Mỹ đã ném quả bom bi xuống vị trí của Mikhail, nhưng anh vẫn ở lại vị trí chiến đấu. Tuy nhiên, chiếc Phantom đã quay lại và tiếp cận lần thứ hai, lại ném một quả bom bi. Vài chục quả bóng chết người đã bắn trúng viên sĩ quan. Trong bệnh viện, cả chuyên gia Liên Xô và quân nhân Việt Nam đều hiến máu cho anh. Nhưng không thể cứu được anh ta: hai ngày sau Mikhail Brindikov qua đời.Ngày 11 tháng 4 năm 1970, một nhóm 9 chuyên gia tham dự cuộc lao động công ích ngày thứ Bẩy do ban chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không số 237 của QĐND Việt Nam tổ chức. Những chiến sĩ Nga-Việt cùng nhau dọn dẹp chấn chỉnh nhà cửa của trường phổ thông địa phương, đắp con đường cho trẻ em đến lớp. Hạ sĩ Vladimir Garkusha và người phiên dịch tên là Sâm làm việc cạnh nhau – họ đào đất bên lề đường để lấp chiếc hố hình phễu lớn do bom Mỹ tạo ra. Trong lúc làm việc họ hát một bài hát Việt Nam mà Vladimir rất thích. Và đột nhiên – vang lên tiếng nổ. Một nhát cuốc đã bổ trúng quả bom bi thâm hiểm nằm ẩn dưới lớp đất. Mấy người bị thương, kể cả Vladimir, ở bụng và đầu. Tuy nhiên, hạ sĩ Nga là người đầu tiên nhỏm dậy từ mặt đất. Mọi người lập tức chạy đến giải cứu. Còn Sâm vẫn nằm bất động, chân đẫm máu. Vladimir yêu cầu đội cứu thương trước hết hãy giúp Sâm, rồi sau đó mới đến lượt anh. Trên xe chở những người bị thương đến bệnh viện, Vladimir vẫn gắng gỏi động viên mọi người. Tại bệnh viện, các bác sĩ Việt Nam và một bác sĩ giải phẫu thần kinh người Nga tên là Oleg, người đến từ Leningrad, đã chăm sóc những người bị thương. Đã cứu được tất cả - chỉ trừ Vladimir. Hạ sĩ Nga năm ấy 23 tuổi. Toàn thể các đồng đội Liên Xô và Việt Nam đã tới để tiễn đưa anh trên hành trình cuối cùng. Phiên dịch viên Sâm chống nạng chậm chạp đến vĩnh biệt người anh em Xô-viết. Nghẹn ngào phát biểu tại lễ truy điệu, anh nói:Trung sĩ Vladimir Garkusha được truy tặng Huân chương Sao đỏ của Liên Xô và Huân chương Chiến công hạng ba của Việt Nam.Tổn thất của đội ngũ chuyên gia quân sự Xô-viết có thể còn lớn hơn nữa nếu không có mối quan tâm huynh đệ dành cho họ từ phía các bạn Việt Nam. Thiếu tướng Vyacheslav Kanaev, vào năm 1966 từng là chỉ huy đội pháo cao xạ đầu tiên của tiểu đoàn I thuộc trung đoàn tên lửa phòng không số năm của QĐND Việt Nam đã nhớ lại như sau:
https://kevesko.vn/20240916/tinh-bao-lien-xo-da-giup-tieu-diet-may-bay-my-tren-bau-troi-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-nhu-the-nao-31827102.html
https://kevesko.vn/20240909/tinh-bao-lien-xo-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-31432702.html
https://kevesko.vn/20240902/vu-khi-lien-xo-danh-cho-cac-chien-si-cua-mat-tran-dan-toc-giai-phong-mien-nam-viet-nam-31377255.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/312/49/3124967_42:0:981:704_1920x0_80_0_0_a193fc5951ea8087d855b7afc982040a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, liên xô, chuyên gia, nga, hợp tác nga-việt, quân sự, tên lửa phòng không
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, liên xô, chuyên gia, nga, hợp tác nga-việt, quân sự, tên lửa phòng không
Chiến sĩ Liên Xô và Việt Nam cứu sống lẫn nhau
12:09 23.09.2024 (Đã cập nhật: 17:07 23.09.2024) Trong loạt bài “Những trang lịch sử”, Sputnik tiếp tục chủ đề về các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đến hỗ trợ Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Những năm đó là thời kỳ phát triển nhanh chóng, không phải bằng lời nói mà bằng việc làm, mối quan hệ anh em giữa Việt Nam và Nga, mà đại diện cho Nga là các chuyên gia làm việc tại Việt Nam, trước hết là các chuyên gia quân sự. Tình anh em chiến đấu đã trở thành một trong những bảo đảm quan trọng cho những thắng lợi mà các chiến sĩ bảo vệ bầu trời Việt Nam đạt được.
Có một khía cạnh tâm lý quan trọng trong sự hiện diện của các chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam. Họ được coi là đại diện của nhân dân và đất nước đã đánh bại phát xít Hitler và quân phiệt Nhật Bản. Xin nhắc lại rằng, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên đã đến Việt Nam vào năm 1965 - khi đó chỉ mới hai mươi năm trôi qua sau chiến thắng. Trong số các chuyên gia có nhiều người đã tham gia chiến đấu chống Đức Quốc xã và quân phiệt
Nhật Bản. Những câu chuyện của họ về thời kỳ khủng khiếp đó, về những gian khổ khôn lường mà các chiến sĩ và toàn dân Liên Xô đã phải đối mặt và vượt qua thành công đã truyền cảm hứng và củng cố niềm tin vào chiến thắng của người dân Việt Nam. Khi đó ở Việt Nam có nhiều người thuộc thế hệ đã trải qua những thách thức trong Thế chiến thứ hai, mà đối với họ, những người lính Hồng quân là biểu tượng của lòng dũng cảm, sự kiên trì và tài quân sự. Và các chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam đã thể hiện những phẩm chất này.
16 Tháng Chín 2024, 03:32
Các chuyên gia tên lửa Nga đã huấn luyện pháo thủ Việt Nam sử dụng những thiết bị quân sự tối tân theo nguyên tắc “Hãy làm như tôi!”, vận dụng tối đa sức lực và kiến thức của họ. Những người lính Việt Nam tận mắt mình nhìn thấy rõ rằng đối với những người Nga này, bảo vệ Việt Nam, hỗ trợ đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù xâm lược là vấn đề của danh dự và lương tâm, và thực tế sống động đó không thể không khơi lên những cảm xúc chân thành nhất dành cho những vị chỉ huy, huấn luyện viên, những người bạn chiến đấu đã tới đây từ nước Nga xa xôi.
Các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và các chuyên gia quân sự Liên Xô phục vụ tại Việt Nam đều có một mục tiêu chung là chiến thắng quân xâm lược, bảo vệ tự do, độc lập của Việt Nam. Vì chiến thắng, không một ai trong số các
chuyên gia quân sự Liên Xô tiếc công sức. Tôi nhớ Trung sĩ Vladimir Chernenko là người chuyên điều chỉnh theo dõi mục tiêu bằng phương pháp thủ công trên radar của hệ thống tên lửa phòng không. Công việc của những chuyên viên như vậy luôn phái đáp ứng nhiều đòi hỏi, nhất là về độ nét trên mặt phẳng theo dõi mục tiêu, cần biết nắm chắc không để mất mục tiêu ngay cả khi bị nhiễu cản. Tất cả những yếu tố đó đảm bảo tính chính xác khi hướng dẫn tên lửa phóng vào diệt máy bay địch.
Vài ngày trước khi hệ thống tên lửa di chuyển đến vị trí chiến đấu kế tiếp Vladimir bị con rết độc cắn. Chân sưng to, buộc phải nhập viện. Thế nhưng trong sư đoàn không ai thay thế được và nếu thiếu Vladimir thì không thể bắn tên lửa. Hiểu rõ điều đó, trung sĩ Volodya đã thuyết phục các bác sĩ tiếp tục điều trị trên cơ sở ngoại trú. Trong vòng ba tháng, khi người thay thế chưa được Matxcơva gửi sang, Vladimir quyết không rời vị trí chiến đấu. Tình trạng nhiễm độc nặng hơn nhiều lần, chân sưng tấy nhưng trung sĩ trẻ tuổi đã cố gắng vượt lên những cơn đau, làm việc không hề sai sót nhầm lẫn và thực hiện trọn vẹn tất cả những gì có thể để cùng đồng đội đạt thành công trong các trận đánh.
Tôi không thể không nhắc đến Trung sĩ Mikhail Brindikov. Ngày 8 tháng 9 năm 1972, anh bị thương trong một cuộc không kích của Mỹ vào địa điểm tên lửa phòng không.
Máy bay Mỹ đã ném quả bom bi xuống vị trí của Mikhail, nhưng anh vẫn ở lại vị trí chiến đấu. Tuy nhiên, chiếc Phantom đã quay lại và tiếp cận lần thứ hai, lại ném một quả bom bi. Vài chục quả bóng chết người đã bắn trúng viên sĩ quan. Trong bệnh viện, cả chuyên gia Liên Xô và quân nhân Việt Nam đều hiến máu cho anh. Nhưng không thể cứu được anh ta: hai ngày sau Mikhail Brindikov qua đời.
Ngày 11 tháng 4 năm 1970, một nhóm 9 chuyên gia tham dự cuộc lao động công ích ngày thứ Bẩy do ban chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không số 237 của QĐND Việt Nam tổ chức. Những chiến sĩ Nga-Việt cùng nhau dọn dẹp chấn chỉnh nhà cửa của trường phổ thông địa phương, đắp con đường cho trẻ em đến lớp. Hạ sĩ Vladimir Garkusha và người phiên dịch tên là Sâm làm việc cạnh nhau – họ đào đất bên lề đường để lấp chiếc hố hình phễu lớn do bom Mỹ tạo ra. Trong lúc làm việc họ hát một bài hát Việt Nam mà Vladimir rất thích. Và đột nhiên – vang lên tiếng nổ. Một nhát cuốc đã bổ trúng quả bom bi thâm hiểm nằm ẩn dưới lớp đất. Mấy người bị thương, kể cả Vladimir, ở bụng và đầu. Tuy nhiên, hạ sĩ Nga là người đầu tiên nhỏm dậy từ mặt đất. Mọi người lập tức chạy đến giải cứu. Còn Sâm vẫn nằm bất động, chân đẫm máu. Vladimir yêu cầu đội cứu thương trước hết hãy giúp Sâm, rồi sau đó mới đến lượt anh. Trên xe chở những người bị thương đến bệnh viện, Vladimir vẫn gắng gỏi động viên mọi người. Tại bệnh viện, các bác sĩ Việt Nam và một bác sĩ giải phẫu thần kinh người Nga tên là Oleg, người đến từ Leningrad, đã chăm sóc những người bị thương. Đã cứu được tất cả - chỉ trừ Vladimir. Hạ sĩ Nga năm ấy 23 tuổi. Toàn thể các đồng đội Liên Xô và Việt Nam đã tới để tiễn đưa anh trên hành trình cuối cùng. Phiên dịch viên Sâm chống nạng chậm chạp đến vĩnh biệt người anh em Xô-viết. Nghẹn ngào phát biểu tại lễ truy điệu, anh nói:
"Tôi có một gia đình lớn, và hôm nay tôi đã mất một người trong gia đình. Đồng thời tôi có thêm một người anh trai. Anh Vladimir, người cứu cuộc đời tôi, là anh trai ruột thịt cho đến cuối cuộc đời".
Trung sĩ Vladimir Garkusha được truy tặng Huân chương Sao đỏ của Liên Xô và Huân chương Chiến công hạng ba của Việt Nam.
Tổn thất của đội ngũ chuyên gia quân sự Xô-viết có thể còn lớn hơn nữa nếu không có mối quan tâm huynh đệ dành cho họ từ phía các bạn Việt Nam. Thiếu tướng Vyacheslav Kanaev, vào năm 1966 từng là chỉ huy đội pháo cao xạ đầu tiên của tiểu đoàn I thuộc trung đoàn
tên lửa phòng không số năm của QĐND Việt Nam đã nhớ lại như sau:
“Trong thời gian có cuộc tấn công của máy bay Mỹ, những người lính và sĩ quan Việt Nam đã bảo vệ chúng tôi bằng cách lấy thân mình chắn đạn cho các chuyên gia Liên Xô. Một lần, bệ phóng của tiểu đoàn lân cận gặp sự cố trong cuộc không kích. Dưới hỏa lực địch ác liệt, huấn luyện viên-trung sĩ Liên Xô lao ra vội vã sửa chữa chỗ trục trặc. Những người lính từ đơn vị Việt Nam đã đuổi kịp anh và quây quần lấy thân mình che chắn phủ kín chuyên gia Liên Xô. Năm người trong số này bị thương, còn trung sĩ của chúng tôi không hề hấn gì dù chỉ một vết xước đã kịp nhanh chóng sửa bệ phóng để trận địa cao xạ tiếp tục tham gia trận đánh”.