Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tại Nga, sự quan tâm đến vấn đề biển Đông vẫn không hề suy giảm

© SputnikGrigory Mikhailovich Lokshin
Grigory Mikhailovich Lokshin - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2024
Đăng ký
Viện Trung Quốc và Châu Á hiện đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã xuất bản cuốn sách “Biển Đông: việc tìm kiếm thỏa thuận vẫn tiếp tục”.

Nhà hoạt động xã hội kiêm nhà khoa học

Ấn phẩm này giới thiệu các tác phẩm chọn lọc của nhà phương Đông học kiêm nhân vật đại chúng nổi tiếng Nga Grigory Lokshin, người đã qua đời cách đây hai năm. Ở Việt Nam, Grigory Lokshin được biết đến là nhà tổ chức nổi bật các chiến dịch đoàn kết quốc tế cùng nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Mỹ xâm lược. Trong giai đoạn 1965-1973, Grigory Lokshin là Bí thư điều hành Ủy ban Liên Xô Hỗ trợ Việt Nam, trong các năm 2007 – 2018, ông tiếp tục công tác xã hội theo hướng Việt Nam với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga-Việt. Với những đóng góp tích cực trong việc phát triển quan hệ hữu nghị và đoàn kết giữa các dân tộc Nga và Việt Nam, Grigory Lokshin đã hai lần được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị.
Ở Nga, Grigory Lokshin nổi tiếng là chuyên gia lớn về các vấn đề đương đại ở các nước Đông Nam Á. Ông đặc biệt tích cực nghiên cứu tình hình Biển Đông và tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Và về vấn đề này, có lẽ ông là tác giả uy tínnhất ở Nga.
Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Gilberto Teodoro ký Ý định thư tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đường biển; Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác quân y - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2024
Biển Đông
Việt Nam và Philippines: Những vấn đề mới mà không mới ở Biển Đông

Ai có lỗi trong tình hình xung đột ở Biển Đông?

Vì vậy, ý tưởng xuất bản các tác phẩm chính của Grigory Lokshin về chủ đề tranh chấp ở Biển Đông được mọi người tán thành, bởi tình hình trong khu vực vẫn căng thẳng và hỗn loạn. Và những suy nghĩ, kết luận của nhà khoa học vẫn giữ nguyên giá trị nhờ sự phân tích sâu sắc, toàn diện về tài liệu và tính khách quan khoa học.
Một phần quan trọng của cuốn sách mới là chuyên khảo “Biển Đông: Khó tìm kiếm sự đồng thuận” được xuất bản năm 2013. Tuy đã hơn 10 năm trôi qua kể từ khi tác phẩm này được xuất bản, những thông tin và kết luận trong sách vẫn không mất đi ý nghĩa của chúng. Tác giả trình bày chi tiết tình hình Biển Đông và phân tích lập trường của các bên (Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia), cho thấy lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề lãnh thổ ngày càng cứng rắn hơn và điều này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc. Theo tác giả, nguyên nhân làm xuất hiện căng thẳng trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á trong các thập niên đầu của thế kỷ 21 là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự phát triển tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc, sự suy yếu vị thế của Mỹ trong khu vực, cũng như liên minh mới nổi của những người bảo thủ với những người theo chủ nghĩa dân tộc trong giới lãnh đạo Trung Quốc (tr. 42).
© Sputnik“Biển Đông: việc tìm kiếm thỏa thuận vẫn tiếp tục”
“Biển Đông: việc tìm kiếm thỏa thuận vẫn tiếp tục” - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2024
“Biển Đông: việc tìm kiếm thỏa thuận vẫn tiếp tục”
Chủ đề chung xuyên suốt tất cả các tác phẩm của Grigory Lokshin là ý tưởng cho rằng tình hình căng thẳng ở Biển Đông cũng góp phần vào đường lối đảm bảo quyền bá chủ của Washington ở khu vực này.
Phân tích thực tế cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và những tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng thế giới, để giả thiết rằng chiến tranh thế giới thứ ba sẽ xuất phát chính từ vị trí địa lý này, nhà khoa học Lokshin đã tìm kiếm cách thoát khỏi tình trạng hiện tại. Tiêu đề một trong những tác phẩm của ông, “Hợp tác ASEAN-Trung Quốc: Chìa khóa dẫn đến hòa bình ở Đông Nam Á”, cho thấy Lokshin nhìn nhận giải pháp này như thế nào.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2024
Biển Đông
Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng giữa Biển Đông

Lập trường của Nga như thế nào?

Tất nhiên, tác giả Lokshin không thể không đề cập đến lập trường của Nga. Một số người gọi quan điểm của Nga về tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam là trung lập. Tuy nhiên, như G. Lokshin nhấn mạnh, trung lập không có nghĩa là thờ ơ. Moskva nỗ lực giữ nguyên hiện trạng ở Biển Đông, kiên quyết phản đối xảy ra chiến tranh ở khu vực này.
Được biết, Nga duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả Trung Quốc và Việt Nam. Và Moskvakhông muốn đối mặt với thực tế là một trong các bên giành được chiến thắng quân sự, G. Lokshin lưu ý.
Nhà khoa học Nga nhấn mạnh: “Bất chấp mọi khó khăn thỉnh thoảng nảy sinh, Liên bang Nga vẫn giữ vững truyền thống là đối tác chính của Việt Nam trong hợp tác kỹ thuật quân sự” (tr. 270).
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2024
Biển Đông
Ngoại trưởng Nga bình luận về tình hình Biển Đông
Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng vẫn là nền tảng trong quan hệ giữa hai nước chúng ta đã được ghi nhận trong Tuyên bố chung của Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong bối cảnh kỷ niệm 30 năm thực hiện Hiệp ước Nga-Việt về Nguyên tắc Quan hệ Hữu nghị, được thông qua sau chuyến thăm Việt Nam gần đây của Tổng thống Vladimir Putin.

Tuyên bố chung cho biết: “Các bên nhấn mạnh rằng tương tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh chiếm vị trí đặc biệt trong hệ thống quan hệ Nga-Việt. Sự tương tác đó không nhằm vào các nước thứ ba, mangđặc trưng mức độ tin cậy lẫn nhau cao, được thực hiện theo đúng các nguyên tắc và chuẩn mực luật pháp quốc tế, giúp đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nói chung.”

Với các thành tựu khoa học và hoạt động xã hội của mình, Georgy Lokshin sẽ còn mãi trong ký ức của người dân Nga và Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала