«Loại bỏ hoàn toàn là không thể». Cuộc xâm nhập của Israel vào Lebanon diễn biến ra sao?
18:45 01.10.2024 (Đã cập nhật: 18:20 02.10.2024)
© AP Photo / Leo CorreaIsrael pháo kích vào một khu vực ở miền nam Lebanon, nhìn từ phía bắc Israel
© AP Photo / Leo Correa
Đăng ký
Đêm qua, IDF đã bắt đầu chiến dịch trên bộ ở Lebanon. Hiện thời, có thông báo về những cuộc đột kích ở khu vực biên giới. Bài viết của Sputnik tổng quát về phản ứng mà động thái này gây ra và những hậu quả tiềm ẩn.
Washington chấp thuận
“Tương ứng với quyết định của cấp chính trị, trong vòng vài giờ, Lực lượng Phòng vệ Israel đã tiến hành những cuộc tấn công có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu, dựa trên cơ sở thông tin tình báo chính xác, nhằm vào các mục tiêu và cơ sở hạ tầng khủng bố của «Hezbollah» ở miền nam Lebanon”, - tuyên bố chính thức của Tel Aviv cho biết.
Trong chiến dịch đã nhận tên gọi «Mũi tên phương Bắc» huy động phần tham gia của các đơn vị thuộc Sư đoàn 98 bao gồm biệt kích, lính dù và Lữ đoàn số 7. Họ đã chuẩn bị trong vài tuần lễ. Trước đây lực lượng này đã tham gia hoạt động chiến sự ở Gaza.
Có thông tin về giao tranh ác liệt ở miền nam Lebanon.
Washington ủng hộ Tel Aviv. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller nói rằng chính quyền Israel đã thông báo cho Hoa Kỳ về kế hoạch này còn người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin đã đồng ý với quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Istael Yoav Galant về sự cần thiết phải hủy diệt cơ sở hạ tầng của «Hezbollah» ở miền nam Lebanon.
Ngoài ra, như tờ Wall Street Journal lưu ý, Nhà Trắng đã cử lực lượng bổ sung tới Trung Đông để kiềm chế Iran, tăng cơ số F-15E, F-16 và A-10.
Chuẩn bị kỹ lưỡng
Các hoạt động tác chiến trên bộ đã được các nhà quân sự và cơ quan tình báo Israel chuẩn bị đặc biệt cẩn thận - rõ ràng, họ đã tính đến những sai lầm của ngày 7 tháng 10 năm ngoái và chiến dịch ở Gaza.
Tình hình bùng phát leo thang mạnh sau khi các phương tiện liên lạc cá nhân phát nổ đồng loạt ở Lebanon vào ngày 17 và 18 tháng 9. Đầu tiên là các máy nhắn tin mà theo giới truyền thông, «Hezbollah» chọn sử dụng để điều phối hành động, sau đó là máy bộ đàm.
37 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương. Beirut quy lỗi cho Tel Aviv, còn phía Israel không hề đưa ra bình luận.
Không lực Israel tiến hành tấn công ồ ạt vào Lebanon và «Hezbollah» đáp trả bằng những cuộc tấn công tên lửa. Tại Beirut, nơi hứng chịu 80 tấn bom ném xuống, nhiều nhân vật nổi bật của «Hezbollah» đã thiệt mạng, trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah.
Theo thông tin của Reuters, quân đội Lebanon đã rời vị trí ở biên giới phía nam mà không giao tranh.
Chuyên gia Grigory Lukyanov từ Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga nêu nhận xét trong cuộc đàm đạo với Sputnik:
“Trong nước có những xu hướng phản ứng rất khác nhau. Nhiều người cáo buộc «Hezbollah» có lỗi về những gì đang xảy ra. Mặt khác, những đòn tấn công của Israel góp phần củng cố đoàn kết cộng đồng xã hội xung quanh tổ chức này và ban lãnh đạo mới có thể tận dụng điều đó".
Chiến dịch quân sự hạn chế nên được hiểu là việc tiếp cận sông Litani, chuyên gia nói tiếp.
Trên đường đến Litani
"Mục tiêu cơ bản của IDF là phá huỷ cơ sở hạ tầng quân sự của «Hezbollah». Việc chiếm đóng lãnh thổ lâu dài hàm chứa những rủi ro rất nghiêm trọng - thế hệ lãnh đạo quân sự Israel hiện tại, những người có kinh nghiệm trong cả Chiến tranh Lebanon lần thứ nhất và thứ hai, đều hiểu rất rõ điều này. Chưa kể đến thực tế là không thể tiêu diệt hoàn toàn “Hezbollah” như là một lực lượng chính trị bằng những phương pháp như vậy, ngay cả khi mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch của Tel Aviv", - ông nhấn mạnh.
Hơn nữa, nếu cho đến gần đây Chính phủ Lebanon vẫn đặt cược vào hợp tác kinh tế với Israel - chẳng hạn như trong việc phát triển các mỏ khí đốt trên thềm Địa Trung Hải - thì bây giờ chuyện này chắc hẳn đã kết thúc.
Ở Israel có thái độ hai mặt với những gì đang xảy ra.
“Có rất nhiều người bất mãn với việc mở mặt trận thứ hai. Mọi người không thích rằng các mục tiêu nhân đạo như giải phóng con tin về cơ bản đã biến thành vật hiến tế, hy sinh phục vụ lợi ích chính trị là thất bại quân sự của Hamas", - nhà Phương Đông học lưu ý.
Tuy nhiên, người Israel hiểu rằng «Hezbollah» là mối đe dọa nghiêm trọng. Do đó, nhìn chung chiến dịch được ủng hộ.
“Đúng vậy, mức huy động đang là kỷ lục, nền kinh tế chịu áp lực rất lớn. Nhưng rất ít khả năng xảy ra sự chia rẽ trong xã hội", - chuyên gia Lukyanov nhận xét.
Bất chấp những hậu quả nghiêm trọng của chiến dịch này đối với toàn bộ khu vực, việc leo thang thêm nữa khó có thể xảy ra.
“Tất nhiên, lập trường kiềm chế hiện tại của Tehran bị một số người coi là sự phản bội. Chính khách Pezeshkian hiện vẫn chưa được gọi là “Gorbachev của Iran”, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ nghe thấy điều gì đó tương tự. Đối với Iran, mất mát của «Hezbollah» tương đương với sự sụp đổ của CHDC Đức đối với Liên Xô", - chuyên gia phân tích.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột ở Lebanon là thêm một công cụ khác để giành điểm chính trị trong nước. Sẽ không có gì xảy ra sau những lời hùng biện ồn ào dù có đe dọa gửi quân tham chiến.
Saudi Arabia cũng sẽ thể hiện sự kiềm chế vì Riyadh đang ở tình thế không giản đơn.
“Một mặt, ban lãnh đạo hiện tại đang nuôi dưỡng ý tưởng về sự hình thành của quốc gia Ả Rập, và xã hội ở đó đang dần được điện khí hóa, lớp trẻ ủng hộ Palestine và Lebanon. Nhưng có quá nhiều ràng buộc vào sự hợp tác với Hoa Kỳ và Israel – như vậy phải tính toán thiệt hơn và rõ ràng có gì đó để mất”, - nhà khoa học chính trị làm rõ.
Theo quan điểm của ông, những rắc rối lớn nhất đang chờ đợi Syria. Damascus hiện trong tình trạng chiến tranh với Tel Aviv; lãnh thổ của nước này thường xuyên bị pháo kích. Nhưng tình hình ở đó quá nặng nề để có thể phản ứng bằng cách nào.
“Syria đã buộc phải tiếp nhận người tị nạn còn trong điều kiện kinh tế và xã hội hiện nay, phản ứng mạnh có thể gây ra sự sụp đổ”, - ông Lukyanov nhấn mạnh.
Ngay cả khi chiến dịch trên bộ kéo dài chỉ vài ngày, cuộc chiến của Israel chống lại «Hezbollah» - bao gồm các cuộc không kích từ một bên và đòn tấn công bằng tên lửa từ bên kia – vẫn sẽ tiếp diễn. Đây là ổ lửa nguy hiểm, nguồn gốc gây căng thẳng trong khu vực, nhưng hiện thời chưa có nguy cơ leo thang thành cuộc xung đột quy mô lớn hơn.