https://kevesko.vn/20241012/viet-nam-vung-buoc-di-toi-tuong-lai-32348195.html
Việt Nam vững bước đi tới tương lai
Việt Nam vững bước đi tới tương lai
Sputnik Việt Nam
Tuần này làm chúng tôi hài lòng với sự đa dạng của các bài báo và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài, nhưng, như... 12.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-12T06:34+0700
2024-10-12T06:34+0700
2024-10-14T14:37+0700
việt nam trên báo chí nước ngoài
chính trị
gdp
việt nam
kinh tế
kinh doanh
thành phố hồ chí minh
thông tin
quan điểm-ý kiến
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/08/32255962_0:88:1393:872_1920x0_80_0_0_1e0f38757e5ba632a490b8550d2a2dc4.jpg
Và đây là chủ đề chính trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến các chủ đề về an ninh và kinh tế, bảo vệ môi trường và du lịch, cũng như thời trang và đời sống xã hội.Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt NamViệt Nam đang tích cực mở rộng danh sách các đối tác chiến lược toàn diện. Tuần này, Pháp trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt Nam. Thông qua quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu được trao cấp cao nhất trong hệ thống cấp bậc ngoại giao của Hà Nội, tờ Kommersant của Nga viết. Hôm thứ Hai, một thỏa thuận nhằm cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và mẫu quốc bảo hộ cũ đã được ký kết trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tới Pháp. Đối với Pháp, việc tăng cường quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là trong các vấn đề quốc phòng, trở thành một trợ giúp rõ ràng trong quá trình thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và đối với Việt Nam - một bước tiến mới trong việc thực hiện chiến lược đa phương là định hướng đối ngoại của Việt Nam. Hà Nội đang xem xét khả năng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với Indonesia và Singapore. Cổng thông tin Bộ Quốc phòng Mỹ viết về việc mở rộng hợp tác quốc phòng giữa Hà Nội và Washington, còn trang IP Defense Forum cho biết về việc mở rộng hợp tác quốc phòng với Jakarta. Kênh truyền hình Big Asia của Nga đưa tin về cuộc gặp của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với người đồng cấp Việt Nam bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 19 tại Vientaine, Lào. Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga; cảm ơn chính phủ và nhân dân Nga đã kịp thời chia sẻ và gửi viện trợ giúp Việt Nam khắc phục những hậu quả nặng nề của cơn bão số 3 (bão Yagi). Hà Nội đang tăng cường quan hệ với các nước châu Âu. ANSA đưa tin về Tuần lễ Ngôn ngữ Italia sẽ diễn ra tại Việt Nam dưới sự bảo trợ tối cao của Tổng thống Cộng hòa Italia. East Asia Forum đăng tải một bài dài về quyết định của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xếp Việt Nam thuộc diện quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Tác giả bài báo gọi đây là một sai lầm chiến lược có thể cản trở việc đạt được các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn của Washington ở Đông Nam Á. Việt Nam đã trở thành nhân tố chủ chốt trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm dịch chuyển sản xuất và thương mại ra khỏi Trung Quốc để chỉ giao thương với các nước đáng tin cậy. Quyết định của Bộ Thương mại Mỹ một phần được thúc đẩy bởi vận động hành lang trong nước hơn là đánh giá theo thẻ điểm cân bằng về tiến bộ kinh tế của Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ muốn cạnh tranh thành công với Trung Quốc, nước này phải sẵn sàng giảm thiểu những áp lực như vậy nội bộ Mỹ. Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và có bước tiến dài trong hội nhập quốc tế. Đến nay, hơn 70 quốc gia, trong đó có Anh, Nhật Bản và Australia, đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Ấn phẩm lưu ý, bất chấp bản chất phi thị trường, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp tục phát triển. Việc Mỹ từ chối cấp quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam gửi một thông điệp trái chiều tới Hà Nội và làm suy yếu tinh thần của mối quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.Việt Nam tăng cường quốc phòngWall Street Journal số ra gần đây cho biết rằng, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng sự hiện diện tại quần đảo Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp. Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho thấy tổng diện tích đất bồi thêm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa đã tăng gấp 10 lần trong ba năm qua, Asia Times đưa tin. Việt Nam đang xây dựng bến cảng, chiến hào phòng thủ và đường băng. Wall Street Journal lưu ý rằng, việc Việt Nam nạo vét và bồi đắp trong thời gian qua rõ ràng là để đáp trả các hành động của Trung Quốc. Kết hợp với việc bồi đắp diện tích ngày càng nhanh ở Biển Đông, việc tăng cường sức mạnh quân sự giúp Việt Nam củng cố chỗ đứng chân trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các thương vụ mua sắm các loại vũ khí như tàu ngầm và máy bay chiến đấu của Nga, cùng với mạng lưới tổ hợp tên lửa chống hạm và đất đối không làm tăng khả năng phòng thủ của Việt Nam, khiến sự tham gia của Trung Quốc vào một cuộc xung đột quân sự trở nên tốn kém.Thị trường xuất, nhập khẩu của Việt NamFiber2Fashion viết rằng, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả tích cực và được dự báo sẽ tăng trưởng 6,2% trong năm nay với triển vọng tích cực nhờ nhu cầu xuất khẩu phục hồi và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng mạnh nhưng chi tiêu hộ gia đình vẫn ở mức thấp và tốc độ phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vẫn rất chậm. Vietnam Briefing đăng bài phân tích về xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các ngành có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh mẽ bao gồm điện tử, dệt may, dược phẩm, cà phê và thương mại điện tử, đưa Việt Nam trở thành một đối tác chiến lược trong thương mại toàn cầu. So với các thị trường mới nổi khác trong khu vực, Việt Nam rõ ràng là quốc gia dẫn đầu về sản xuất và cung ứng chi phí thấp. Theo tác giả bài phân tích, những yếu tố chính dẫn đến thành công của Việt Nam là mạng lưới các hiệp định thương mại tự do, chính sách thân thiện với nhà đầu tư, thị trường tiêu dùng trong nước tăng trưởng nhanh chóng và nguồn lao động trẻ, giá rẻ và có tay nghề cao. Việt Nam sắp trở thành điểm đến chủ chốt cho giới đầu tư công nghệ cao. Không phải ngẫu nhiên mà các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này là sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện. Trend Force viết về chiến lược phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam. Đến năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và điện tử. Với ít nhất 300 công ty thiết kế, 3 nhà máy sản xuất và 20 nhà máy đóng gói, thử nghiệm, Việt Nam sẽ làm chủ toàn bộ quy trình từ nghiên cứu và phát triển (R&D) đến sản xuất sản phẩm. Seafood Source cho biết rằng, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng về giá trị và khối lượng trong năm 2024, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau khoảng thời gian hai năm khó khăn. Tuần này, Việt Nam công bố kế hoạch đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới vào cuối năm tới, theo Development Telecoms. Đến thời điểm đó, mạng VinaPhone 5G sẽ phủ sóng toàn quốc.Rừng ngập mặn đang cần bảo tồnNew Security Beat đặt ra câu hỏi về số phận của rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên, rừng ngập mặn bảo vệ hệ sinh thái ven biển và đảm bảo phúc lợi cho cộng đồng địa phương. Sự biến mất của những khu rừng này gây ra xói mòn bờ biển. Việt Nam hiện có các chính sách gây tranh cãi khuyến khích trồng cây và mở rộng nuôi trồng thủy sản ven biển trong các khu rừng này, điều này có thể làm suy yếu các nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn. Ấn phẩm cho biết về kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực này và những kết quả tích cực trong sự hợp tác của Việt Nam với nước này.Thành phố Hồ Chí Minh - từ quá khứ đến tầm nhìn tương laiTrong chuyên mục du lịch, chúng tôi giới thiệu một bài viết của CNN khám phá Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại của một Việt Nam đang hồi sinh, một thành phố không ngừng thay đổi và vẫn giữ vững tình yêu và sự tôn trọng dành cho truyền thống và quá khứ. Còn tờ Bangkok Post đưa tin rằng, The Trump Organization - tập đoàn nhà cựu Tổng thống Donald Trump sẽ đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD để phát triển dự án khách sạn, sân golf và khu dân cư ở miền bắc Việt Nam.Ấn phẩm in đầu tiên của Tatler Vietnam – Nhã Tập Tinh HoaNgày càng có nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau gia nhập thị trường Việt Nam. Điều này cũng áp dụng cho một lĩnh vực quan trọng như thời trang. Một trong những tạp chí thời trang và đời sống xã hội nổi tiếng nhất là tạp chí Anh Tatler thông báo sẽ phát hành số đầu tiên tại Việt Nam với chủ đề gia đình và di sản. Trong những năm gần đây, Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các thương hiệu hạng sang. Theo dự báo đến năm 2027, ở Việt Nam, số người siêu giàu sở hữu tài sản trên 30 triệu USD sẽ chạm mốc 1.300 người. Tatler Việt Nam sẽ kết nối với các nhà tiếp thị thương hiệu xa xỉ và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm cách thu hút các đối tượng khán giả giàu có mới trỗi dậy của Việt Nam, với những người có ảnh hưởng đang định hình bối cảnh văn hóa, kinh doanh và xã hội của đất nước.
https://kevesko.vn/20241007/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-lam-viec-voi-cuu-thu-tuong-phap-edouard-philippe-32244384.html
https://kevesko.vn/20241011/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-hoi-nghi-cap-cao-asean-my-32323655.html
https://kevesko.vn/20241004/thay-gi-vu-tau-trung-quoc-tan-cong-ngu-dan-viet-nam-o-hoang-sa-32205079.html
https://kevesko.vn/20241011/rieng-mot-dang-cap-viet-nam-tro-lai-la-ngoi-sao-tang-truong-cua-asean-32326792.html
https://kevesko.vn/20241010/tp-ho-chi-minh-nghiem-cam-can-bo-tu-y-di-nuoc-ngoai-ma-khong-xin-phep-co-quan-chu-quan-32301808.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/08/32255962_57:0:1337:960_1920x0_80_0_0_400162ea6cd178652e01382a267ec159.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam trên báo chí nước ngoài, chính trị, gdp, việt nam, kinh tế, kinh doanh, thành phố hồ chí minh, thông tin, quan điểm-ý kiến, tác giả, doanh nghiệp
việt nam trên báo chí nước ngoài, chính trị, gdp, việt nam, kinh tế, kinh doanh, thành phố hồ chí minh, thông tin, quan điểm-ý kiến, tác giả, doanh nghiệp
Và đây là chủ đề chính trong bài tổng quan truyền thống “
Việt Nam trên báo chí nước ngoài”. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến các chủ đề về an ninh và kinh tế, bảo vệ môi trường và du lịch, cũng như thời trang và đời sống xã hội.
Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt Nam
Việt Nam đang tích cực mở rộng danh sách các đối tác chiến lược toàn diện. Tuần này, Pháp trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt Nam. Thông qua quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu được trao cấp cao nhất trong hệ thống cấp bậc ngoại giao của Hà Nội, tờ Kommersant của Nga viết. Hôm thứ Hai, một thỏa thuận nhằm cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và mẫu quốc bảo hộ cũ đã được ký kết trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tới Pháp. Đối với Pháp, việc tăng cường quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là trong các vấn đề quốc phòng, trở thành một trợ giúp rõ ràng trong quá trình thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và đối với Việt Nam - một bước tiến mới trong việc thực hiện chiến lược đa phương là định hướng đối ngoại của Việt Nam. Hà Nội đang xem xét khả năng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với Indonesia và Singapore.
Cổng thông tin Bộ Quốc phòng Mỹ viết về việc mở rộng hợp tác quốc phòng giữa Hà Nội và Washington, còn trang
IP Defense Forum cho biết về việc mở rộng hợp tác quốc phòng với Jakarta.
Kênh truyền hình Big Asia của Nga đưa tin về cuộc gặp của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với người đồng cấp Việt Nam bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 19 tại Vientaine,
Lào. Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga; cảm ơn chính phủ và nhân dân Nga đã kịp thời chia sẻ và gửi viện trợ giúp Việt Nam khắc phục những hậu quả nặng nề của cơn bão số 3 (bão Yagi). Hà Nội đang tăng cường quan hệ với các nước châu Âu.
ANSA đưa tin về Tuần lễ Ngôn ngữ Italia sẽ diễn ra tại Việt Nam dưới sự bảo trợ tối cao của Tổng thống Cộng hòa Italia.
East Asia Forum đăng tải một bài dài về quyết định của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xếp Việt Nam thuộc diện quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Tác giả bài báo gọi đây là một sai lầm chiến lược có thể cản trở việc đạt được các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn của Washington ở Đông Nam Á. Việt Nam đã trở thành nhân tố chủ chốt trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm dịch chuyển sản xuất và thương mại ra khỏi Trung Quốc để chỉ giao thương với các nước đáng tin cậy. Quyết định của
Bộ Thương mại Mỹ một phần được thúc đẩy bởi vận động hành lang trong nước hơn là đánh giá theo thẻ điểm cân bằng về tiến bộ kinh tế của Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ muốn cạnh tranh thành công với Trung Quốc, nước này phải sẵn sàng giảm thiểu những áp lực như vậy nội bộ Mỹ. Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và có bước tiến dài trong hội nhập quốc tế. Đến nay, hơn 70 quốc gia, trong đó có Anh, Nhật Bản và Australia, đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Ấn phẩm lưu ý, bất chấp bản chất phi thị trường, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp tục phát triển. Việc Mỹ từ chối cấp quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam gửi một thông điệp trái chiều tới Hà Nội và làm suy yếu tinh thần của mối quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
11 Tháng Mười 2024, 12:09
Việt Nam tăng cường quốc phòng
Wall Street Journal số ra gần đây cho biết rằng, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng sự hiện diện tại quần đảo Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp. Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho thấy tổng diện tích đất bồi thêm của Việt Nam ở quần đảo
Trường Sa đã tăng gấp 10 lần trong ba năm qua,
Asia Times đưa tin. Việt Nam đang xây dựng bến cảng, chiến hào phòng thủ và đường băng. Wall Street Journal lưu ý rằng, việc Việt Nam nạo vét và bồi đắp trong thời gian qua rõ ràng là để đáp trả các hành động của Trung Quốc. Kết hợp với việc bồi đắp diện tích ngày càng nhanh ở Biển Đông, việc tăng cường sức mạnh quân sự giúp Việt Nam củng cố chỗ đứng chân trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các thương vụ mua sắm các loại vũ khí như tàu ngầm và máy bay chiến đấu của Nga, cùng với mạng lưới tổ hợp tên lửa chống hạm và đất đối không làm tăng khả năng phòng thủ của Việt Nam, khiến sự tham gia của Trung Quốc vào một cuộc xung đột quân sự trở nên tốn kém.
Thị trường xuất, nhập khẩu của Việt Nam
Fiber2Fashion viết rằng, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả tích cực và được dự báo sẽ tăng trưởng 6,2% trong năm nay với triển vọng tích cực nhờ nhu cầu xuất khẩu phục hồi và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng mạnh nhưng chi tiêu hộ gia đình vẫn ở mức thấp và tốc độ phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vẫn rất chậm. Vietnam Briefing đăng bài phân tích về xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các ngành có hoạt động xuất
nhập khẩu mạnh mẽ bao gồm điện tử, dệt may, dược phẩm, cà phê và thương mại điện tử, đưa Việt Nam trở thành một đối tác chiến lược trong thương mại toàn cầu. So với các thị trường mới nổi khác trong khu vực, Việt Nam rõ ràng là quốc gia dẫn đầu về sản xuất và cung ứng chi phí thấp. Theo tác giả bài phân tích, những yếu tố chính dẫn đến thành công của Việt Nam là mạng lưới các hiệp định thương mại tự do, chính sách thân thiện với nhà đầu tư, thị trường tiêu dùng trong nước tăng trưởng nhanh chóng và nguồn lao động trẻ, giá rẻ và có tay nghề cao. Việt Nam sắp trở thành điểm đến chủ chốt cho giới đầu tư công nghệ cao. Không phải ngẫu nhiên mà các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của nước này là sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện.
Trend Force viết về chiến lược phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam. Đến năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và điện tử. Với ít nhất 300 công ty thiết kế, 3 nhà máy sản xuất và 20 nhà máy đóng gói, thử nghiệm, Việt Nam sẽ làm chủ toàn bộ quy trình từ nghiên cứu và phát triển (R&D) đến sản xuất sản phẩm. Seafood Source cho biết rằng, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng về giá trị và khối lượng trong năm 2024, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau khoảng thời gian hai năm khó khăn. Tuần này, Việt Nam công bố kế hoạch đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới vào cuối năm tới, theo Development Telecoms. Đến thời điểm đó, mạng VinaPhone 5G sẽ phủ sóng toàn quốc.
11 Tháng Mười 2024, 14:49
Rừng ngập mặn đang cần bảo tồn
New Security Beat đặt ra câu hỏi về số phận của rừng ngập mặn ở đồng bằng
sông Cửu Long. Là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên, rừng ngập mặn bảo vệ hệ sinh thái ven biển và đảm bảo phúc lợi cho cộng đồng địa phương. Sự biến mất của những khu rừng này gây ra xói mòn bờ biển. Việt Nam hiện có các chính sách gây tranh cãi khuyến khích trồng cây và mở rộng nuôi trồng thủy sản ven biển trong các khu rừng này, điều này có thể làm suy yếu các nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn. Ấn phẩm cho biết về kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực này và những kết quả tích cực trong sự hợp tác của Việt Nam với nước này.
Thành phố Hồ Chí Minh - từ quá khứ đến tầm nhìn tương lai
Trong chuyên mục
du lịch, chúng tôi giới thiệu một bài viết của
CNN khám phá Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại của một Việt Nam đang hồi sinh, một thành phố không ngừng thay đổi và vẫn giữ vững tình yêu và sự tôn trọng dành cho truyền thống và quá khứ. Còn tờ
Bangkok Post đưa tin rằng, The Trump Organization - tập đoàn nhà cựu Tổng thống Donald Trump sẽ đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD để phát triển dự án khách sạn, sân golf và khu dân cư ở miền bắc Việt Nam.
10 Tháng Mười 2024, 14:40
Ấn phẩm in đầu tiên của Tatler Vietnam – Nhã Tập Tinh Hoa
Ngày càng có nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau gia nhập thị trường Việt Nam. Điều này cũng áp dụng cho một lĩnh vực quan trọng như thời trang. Một trong những tạp chí thời trang và đời sống xã hội nổi tiếng nhất là tạp chí Anh
Tatler thông báo sẽ phát hành số đầu tiên tại Việt Nam với chủ đề gia đình và di sản. Trong những năm gần đây, Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các thương hiệu hạng sang. Theo dự báo đến năm 2027, ở Việt Nam, số người siêu giàu sở hữu tài sản trên 30 triệu USD sẽ chạm mốc 1.300 người. Tatler Việt Nam sẽ kết nối với các nhà tiếp thị thương hiệu xa xỉ và những nhà lãnh đạo
doanh nghiệp đang tìm cách thu hút các đối tượng khán giả giàu có mới trỗi dậy của Việt Nam, với những người có ảnh hưởng đang định hình bối cảnh văn hóa, kinh doanh và xã hội của đất nước.