https://kevesko.vn/20241017/de-nghi-cho-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai-ung-cu-bau-cu-quoc-hoi-32428025.html
Đề nghị cho người Việt ở nước ngoài ứng cử, bầu cử Quốc hội
Đề nghị cho người Việt ở nước ngoài ứng cử, bầu cử Quốc hội
Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam tại châu Âu Hoàng Đình Thắng nêu đề xuất cho Việt kiều được giữ 2 quốc tịch và được tham gia bầu cử, ứng cử Đại biểu Quốc hội. 17.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-17T15:27+0700
2024-10-17T15:27+0700
2024-10-17T15:29+0700
việt nam
quốc hội
việt kiều
bầu cử
thế giới
châu âu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/522/73/5227346_0:161:3069:1887_1920x0_80_0_0_015e15d2780de00271329ba1a5e8e76d.jpg
Cùng với đó, kiều bào đề nghị Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thúc đẩy một số quốc gia công nhận cộng đồng người Việt Nam ở một số địa bàn có đủ điều kiện là dân tộc thiểu số.Chính sách đa quốc tịchNhư Sputnik đưa tin, sáng nay, Đại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã khai mạc tại Hà Nội (Đại hội).Trình bày tham luận tại Đại hội, ông Hoàng Đình Thắng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam tại châu Âu đề cập một số vấn đề, đề xuất được sự quan tâm của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.Ông Hoàng Đình Thắng cho hay, việc lựa chọn nhân sự ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là người Việt Nam ở nước ngoài phải là những người có tâm huyết, có năng lực, có điều kiện tham gia hoạt động và có uy tín với cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại thì mới có thể phát huy vai trò của mình trong công tác vận động bà con cộng đồng, đồng thời mới làm tốt việc quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam.Trong lĩnh vực quốc tịch, ông Thắng cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mong sớm có quyết sách mang tính đột phá để tạo thuận lợi cho kiều bào được trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài.Ông cho biết, thời gian qua, nhiều quốc gia trên thế giới thay đổi chính sách quốc tịch đối với người nhập cư. Trước đây họ chỉ cho phép mỗi người mang một quốc tịch, hiện nay rất nhiều quốc gia đã có chính sách đa quốc tịch.Do định cư ở nước ngoài, nhiều bà con người Việt đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để vào quốc tịch nước ngoài trước đây, nay có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài.Nguyện vọng này của bà con nhằm mục đích giữ mối liên hệ chặt chẽ về mặt pháp lý với Nhà nước Việt Nam và truyền cho các thế hệ sau.Được ứng cử, bầu cử Quốc hộiLiên quan đến việc bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam tại châu Âu đề xuất, đã đến thời điểm cân nhắc xem xét, bổ sung các quy định cho phép công dân Việt Nam ở nước ngoài được quyền tham gia bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội.Về tổ chức hội, cần mở rộng việc cho phép các tổ chức hội đoàn có quy mô lớn được phép trở thành thành viên của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.Tiếp tục nghiên cứu cho phép đại diện hội đồng hương kiều bào các tỉnh ở các quốc gia trên các châu lục có thể tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, đại diện các hội phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài là thành viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam...Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam tại châu Âu cũng đề xuất cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ giữ gìn văn hóa Việt và tiếng Việt.Việc này có thể được thực hiện thông qua việc tăng cường tổ chức các lớp học tiếng Việt, hỗ trợ cử giáo viên dạy tiếng Việt, trang bị giáo trình, tài liệu, giáo cụ cho con em kiều bào ở nước sở tại.Tăng cường chương trình liên kết, trao đổi sinh viên Việt Nam với các nước; tổ chức thêm các sự kiện văn hóa, văn nghệ ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với sở tại và phục vụ cộng đồng.Về lĩnh vực kinh tế thương mại, đề nghị Đảng, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp mạnh trong nước đầu tư ra nước ngoài; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, cắm rễ sâu vào nước sở tại để tạo vị thế cho cộng đồng Việt, giải quyết công ăn việc làm và giúp đỡ cộng đồng người Việt hội nhập và phát triển tốt hơn.Để phát huy tiềm năng của trí thức kiều bào, ông Thắng nhấn mạnh, cần tiếp tục tổ chức các hoạt động kết nối mạng lưới trí thức kiều bào với các cơ quan, địa phương trong nước; tạo diễn đàn quy mô lớn cho chuyên gia, trí thức kiều bào bày tỏ sáng kiến, đề xuất, kiến nghị với Nhà nước.Đặc biệt, cần tạo điều kiện cho kiều bào ta về nước làm việc, cống hiến; có chính sách trọng dụng các nhà khoa học, trí thức kiều bào.Thúc đẩy công nhận cộng đồng người Việt là “dân tộc thiểu số” ở các nướcCũng trong tham luận, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam tại châu Âu đề nghị, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông qua tiếp xúc cấp cao và kênh ngoại giao, cần thúc đẩy một số quốc gia công nhận cộng đồng người Việt Nam ở một số địa bàn có đủ điều kiện là dân tộc thiểu số.Qua đó làm cầu nối tích cực thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước, chính quyền các địa phương nơi có đông người Việt sinh sống, để chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt hội nhập, phát triển và nâng cao vị thế ở nước sở tại cũng như ở châu lục.Kiều bào các nước cũng vui mừng khi nhiều chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam đã tính đến quyền lợi và tạo điều kiện cho họ.Điển hình, trong năm 2023 và 2024, Việt Nam đã có bước tiến trong chính sách về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, giúp tháo gỡ vướng mắc khó khăn và huy động nguồn lực của kiều bào cho phát triển kinh tế đất nước.
https://kevesko.vn/20240822/nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-chung-tay-hien-thuc-hoa-khat-vong-phat-trien-dat-nuoc-31479935.html
https://kevesko.vn/20240718/6-thang-dau-nam-kieu-hoi-ve-tphcm-dat-gan-52-ti-usd-30898585.html
https://kevesko.vn/20241014/chuan-bi-ky-cong-tac-nhan-su-cho-ky-hop-thu-8-quoc-hoi-khoa-xv-32371653.html
https://kevesko.vn/20240909/vinh-danh-5-su-gia-tieng-viet-nam-2024-31746158.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/522/73/5227346_168:0:2899:2048_1920x0_80_0_0_add2cf7c0ce9d14851da7b964e98fa05.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, quốc hội, việt kiều, bầu cử, thế giới, châu âu
việt nam, quốc hội, việt kiều, bầu cử, thế giới, châu âu
Đề nghị cho người Việt ở nước ngoài ứng cử, bầu cử Quốc hội
15:27 17.10.2024 (Đã cập nhật: 15:29 17.10.2024) Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam tại châu Âu Hoàng Đình Thắng nêu đề xuất cho Việt kiều được giữ 2 quốc tịch và được tham gia bầu cử, ứng cử Đại biểu Quốc hội.
Cùng với đó, kiều bào đề nghị Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thúc đẩy một số quốc gia công nhận cộng đồng người Việt Nam ở một số địa bàn có đủ điều kiện là dân tộc thiểu số.
Như Sputnik đưa tin, sáng nay, Đại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã khai mạc tại Hà Nội (Đại hội).
Trình bày tham luận tại Đại hội, ông Hoàng Đình Thắng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam tại
châu Âu đề cập một số vấn đề, đề xuất được sự quan tâm của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Ông Hoàng Đình Thắng cho hay, việc lựa chọn nhân sự ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là người Việt Nam ở nước ngoài phải là những người có tâm huyết, có năng lực, có điều kiện tham gia hoạt động và có uy tín với cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại thì mới có thể phát huy vai trò của mình trong công tác vận động bà con cộng đồng, đồng thời mới làm tốt việc quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
Trong lĩnh vực quốc tịch, ông Thắng cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mong sớm có quyết sách mang tính đột phá để tạo thuận lợi cho kiều bào được trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài.
Ông cho biết, thời gian qua, nhiều quốc gia trên thế giới thay đổi chính sách quốc tịch đối với người nhập cư. Trước đây họ chỉ cho phép mỗi người mang một quốc tịch, hiện nay rất nhiều quốc gia đã có chính sách đa quốc tịch.
Do định cư ở nước ngoài, nhiều bà con người Việt đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để vào quốc tịch nước ngoài trước đây, nay có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài.
Nguyện vọng này của bà con nhằm mục đích giữ mối liên hệ chặt chẽ về mặt pháp lý với Nhà nước Việt Nam và truyền cho các thế hệ sau.
“Mặc dù đã có một số quy định của pháp luật về vấn đề này, tuy nhiên triển khai trên thực tế rất khó khăn, nhiều quy định và giấy tờ không thể thực hiện được dẫn đến rất ít người đáp ứng được trong khi số người có nguyện vọng rất nhiều”, ông thẳng thắn.
Được ứng cử, bầu cử Quốc hội
Liên quan đến việc bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam tại châu Âu đề xuất, đã đến thời điểm cân nhắc xem xét, bổ sung các quy định cho phép công dân Việt Nam ở nước ngoài được quyền tham gia bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội.
Về tổ chức hội, cần mở rộng việc cho phép các tổ chức hội đoàn có quy mô lớn được phép trở thành thành viên của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Tiếp tục nghiên cứu cho phép đại diện hội đồng hương kiều bào các tỉnh ở các quốc gia trên các châu lục có thể tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, đại diện các hội phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài là thành viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam...
Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam tại châu Âu cũng đề xuất cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ giữ gìn văn hóa Việt và
tiếng Việt.
Việc này có thể được thực hiện thông qua việc tăng cường tổ chức các lớp học tiếng Việt, hỗ trợ cử giáo viên dạy tiếng Việt, trang bị giáo trình, tài liệu, giáo cụ cho con em kiều bào ở nước sở tại.
Tăng cường chương trình liên kết, trao đổi sinh viên Việt Nam với các nước; tổ chức thêm các sự kiện văn hóa, văn nghệ ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với sở tại và phục vụ cộng đồng.
Về lĩnh vực kinh tế thương mại, đề nghị Đảng, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp mạnh trong nước đầu tư ra nước ngoài; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, cắm rễ sâu vào nước sở tại để tạo vị thế cho cộng đồng Việt, giải quyết công ăn việc làm và giúp đỡ cộng đồng người Việt hội nhập và phát triển tốt hơn.
Để phát huy tiềm năng của trí thức kiều bào, ông Thắng nhấn mạnh, cần tiếp tục tổ chức các hoạt động kết nối mạng lưới trí thức kiều bào với các cơ quan, địa phương trong nước; tạo diễn đàn quy mô lớn cho chuyên gia, trí thức kiều bào bày tỏ sáng kiến, đề xuất, kiến nghị với Nhà nước.
Đặc biệt, cần tạo điều kiện cho kiều bào ta về nước làm việc, cống hiến; có chính sách trọng dụng các nhà khoa học, trí thức kiều bào.
Thúc đẩy công nhận cộng đồng người Việt là “dân tộc thiểu số” ở các nước
Cũng trong tham luận, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam tại châu Âu đề nghị, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông qua tiếp xúc cấp cao và kênh ngoại giao, cần thúc đẩy một số quốc gia công nhận cộng đồng người Việt Nam ở một số địa bàn có đủ điều kiện là dân tộc thiểu số.
Qua đó làm cầu nối tích cực thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước, chính quyền các địa phương nơi có đông người Việt sinh sống, để chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt hội nhập, phát triển và nâng cao vị thế ở nước sở tại cũng như ở châu lục.
Kiều bào các nước cũng vui mừng khi nhiều
chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam đã tính đến quyền lợi và tạo điều kiện cho họ.
Điển hình, trong năm 2023 và 2024, Việt Nam đã có bước tiến trong chính sách về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, giúp tháo gỡ vướng mắc khó khăn và huy động nguồn lực của kiều bào cho phát triển kinh tế đất nước.