Việt Nam ồ ạt nhập than, lượng mua nhiên liệu từ Nga tăng vọt

© Sputnik / Pavel Lisitsyn / Chuyển đến kho ảnhCác toa tàu với than Nga
Các toa tàu với than Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2024
Đăng ký
Thống kê cho thấy, tính đến ngày 15/10, Việt Nam nhập khẩu 52,4 triệu tấn than từ các đối tác, mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt cả con số 51,1 triệu tấn năm năm 2023.
Đáng chú ý, trong số này, Việt Nam nhập từ Nga 4,6 triệu tấn, tăng tới 45% so với cùng kỳ.

Tăng nhập khẩu than

Theo Mekong Asean, lượng than nhập khẩu tính đến 15/10 của Việt Nam tăng 33,4% so với mức 39,2 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Cùng đà tăng về lượng, kim ngạch nhập khẩu than cũng tăng 14,9% về kim ngạch, lên mức 6,42 tỷ USD.
Điều này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng tăng cao, nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tăng vượt mọi dự báo trước đó.
Khu vực khai trường Công ty Than Quang Hanh - TKV (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) - nơi xảy ra sự cố làm 3 công nhân thiệt mạng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2024
Làm hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam
Theo thống kê, Việt Nam nhập khẩu than từ 7 thị trường chủ đạo. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2024, Indonesia là thị trường cung cấp than nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam về lượng với 19,7 triệu tấn, tăng tới 40,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ hai là Úc. Phía Australia với 13,7 triệu tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, Việt Nam nhập từ Nga 4,6 triệu tấn, tăng tới 45% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đó là Lào với 1,48 triệu tấn, giảm 16,2%.
Việt Nam nhập khẩu 323.446 tấn than từ Trung Quốc với mức tăng 32,1% so với cùng kỳ; Nhật Bản với 13.235 tấn than, giảm mạnh 90,4%.
Đáng chú ý, lượng than nhập khẩu từ Malaysia của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 cũng tăng từ 378 tấn (cùng kỳ năm trước) lên 63.513 tấn, tương ứng cao gấp 168 lần.
Về kim ngạch, Việt Nam chi 2,13 tỷ USD nhập khẩu than từ Australia, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước, là thị trường có kim ngạch nhập khẩu than lớn nhất.
Indonesia đứng vị trí thứ 2 với 1,82 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ; tiếp đến là Nga với 800 triệu USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ; Nhật Bản với 3,7 triệu USD, giảm sâu 92,6%; Trung Quốc với 94,1 triệu USD, tăng 40,8%.
Cảng biển Murmansk - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2024
Doanh nhân Việt muốn khai thác than ở khu vực Nga

Tiếp tục nhập than từ Lào

Trong khối ASEAN, Việt Nam chi 98,4 triệu USD để nhập khẩu than từ Lào, giảm 25,4% so với cùng kỳ và chi hơn 5,5 triệu USD để nhập từ Malaysia, cao gấp 36 lần.
Ở chiều ngược lại, lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/10, Việt Nam xuất khẩu 507.931 tấn than với giá trị 124,5 triệu USD, tăng 8,7% về lượng nhưng lại giảm 22,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu than sang 10 thị trường chính. Trong đó, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu than lớn nhất với 181.240 tấn trong 9 tháng đầu năm 2024.
Philippines là thị trường xuất khẩu than lớn thứ 2 với 69.720 tấn, tiếp đến là Indoneisa với 51.442 tấn, Nam Phi với 35.020 tấn.
Mới đây, trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone đã họp với Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và đạt được sự nhất trí ở nhiều nội dung thúc đẩy hợp tác năng lượng và mỏ giữa hai nước.
Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Phosay Sayasone đã có những thảo luận hết sức cụ thể về phương hướng hợp tác trong lĩnh vực mua bán than giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2024
Việt Nam muốn Lào giảm giá than
Để giải quyết các vướng mắc về cơ chế và hạ tầng liên quan đến nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, xây dựng và đàm phán Hiệp định than để hướng tới ký kết.
Cũng tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ cùng nhau hợp tác chặt chẽ, khuyến khích các doanh nghiệp của Việt Nam và Lào có năng lực cùng tham gia đầu tư vào các dự án tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng và mỏ của hai nước; mang lại lợi ích thiết thực cho cả Việt Nam và Lào.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала