https://kevesko.vn/20241024/viet-nam-kien-toan-chuc-danh-chu-tich-nuoc-la-dieu-binh-thuong-32543206.html
Việt Nam: Kiện toàn chức danh chủ tịch nước là điều bình thường
Việt Nam: Kiện toàn chức danh chủ tịch nước là điều bình thường
Sputnik Việt Nam
Ở Việt Nam, mô hình được gọi là “tứ trụ” đã trở thành phương án tối ưu để tổ chức quyền lực nhà nước ở cấp cao nhất. Việc Tổng bí thư Tô Lâm thôi chức vụ Chủ... 24.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-24T16:10+0700
2024-10-24T16:10+0700
2024-10-24T16:10+0700
lương cường
đảng cộng sản việt nam
việt nam
chính trị
tô lâm
quan điểm-ý kiến
tác giả
chủ tịch nước
tổng bí thư
nhà nước
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/18/32542530_0:155:2800:1730_1920x0_80_0_0_8addf7dd432afe89e71913f546d358e4.jpg
Ngày 21/10/2024, Quốc hội Việt Nam khóa XV đã bầu Đại tướng Lương Cường - Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 với 100% số phiếu tán thành.Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An về sự kiện này. Cuộc phỏng vấn xoay quanh việc Việt Nam kiện toàn chức danh chủ tịch nước, ông Lương Cường là ai, lãnh đạo Việt Nam có quân sự hóa hay công an hóa bộ máy lãnh đạo hay không.Mô hình “tứ trụ” vẫn là phương án tối ưuSputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Tâm, sau khi ông Tô Lâm giữ chức Tổng bí thư Đảng thì các chuyên gia cho rằng ông Tô Lâm sẽ giữ hai chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước luôn. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua quyết định bầu Đại tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước thực sự khá bất ngờ. Vì sao ông Tô Lâm không tiếp tục giữ chức Chủ tịch nước, theo đánh giá của ông?Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:Một số quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba và Liên Xô (cũ) thường xây dựng mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tập trung quyền lực nhà nước và trong Đảng vào một cá nhân lãnh đạo. Ở Liên Xô (cũ), Tổng bí thư Đảng Cộng sản (hoặc Bí thư thứ nhất) thường được kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Xô Viết tối cao (Leonid Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Nikita Khrushov). Tại Trung Quốc trong hơn 30 năm gần đây, Tổng bí thư Đảng thường kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch nước. Tại Lào và Cuba cũng áp dụng mô hình này.Đảng Cộng sản Việt Nam có quan điểm khác. Trước đây, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm giữ hai chức vụ là Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước nhưng công việc thường trực của Đảng Lao động Việt Nam khi đó thường do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn điều hành.Sau năm 1975, mô hình được gọi là “tứ trụ” đã trở thành phương án tối ưu để tổ chức quyền lực nhà nước ở cấp cao nhất. Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo cơ chế “lãnh đạo tập thể”, đáp ứng nguyên tắc “tập trung dân chủ”, hạn chế tối đa tình trạng “tập trung quan liêu” và “dân chủ hình thức” trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Mô hình này cũng bảo đảm sự cân bằng trong phân công, phân nhiệm và phân cấp, phân quyền của bộ máy nhà nước Việt Nam từ trên xuống dưới, hạn chế tối đa nguy cơ độc đoán, chuyên quyền. Với những ưu điểm này, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao nhất của Việt Nam luôn gồm 4 vị: Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.Dĩ nhiên là cũng có trường hợp hãn hữu khi Tổng bí thư Đảng phải làm thêm nhiệm vụ Chủ tịch nước. Đó là trường hợp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng do Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời khi đang tại nhiệm. Khi đó, việc chuẩn bị nhân sự chưa kịp và công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang ở trong giai đoạn bản lề hết sức căng thẳng. Vì vậy, phương án tối ưu được đưa ra là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội Việt Nam khóa XV bầu Chủ tịch nước.Đối với trường hợp của ông Nguyễn Xuân Phúc thì nhân sự kế nhiệm là ông Võ Văn Thưởng đã được chuẩn bị. Tuy nhiên, sau khi ông Võ Văn Thưởng phải từ nhiệm vì để người khác lợi dụng uy tín của mình nhằm thực hiện hành vi phạm tội thì một lần nữa, nhân sự chủ tịch nước phải chuẩn bị lại. Và trong thời gia chuẩn bị đó, Tổng bí thư Tô Lâm đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước một thời gian ngắn.Vì vậy, việc Tổng bí thư Tô Lâm thôi chức vụ Chủ tịch nước và bàn giao chức vụ cho Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, được Quốc hội Việt Nam khóa XV tại Kỳ họp thứ 8 bầu làm Chủ tịch nước là điều hoàn toàn bình thường.Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp và khó lường hiện nay Chủ tịch nước có vai trò và nhiệm vụ đặc biệt quan trọngSputnik: Ông Lương Cường là nhân vật như thế nào, có gì đặc biệt?Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:Trước hết, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã đảm bảo các điều để giữ chức vụ Chủ tịch nước theo Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, ông đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực như: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở một trong các chức vụ Bí thư tỉnh ủy hoặc Trưởng ban, bộ, ngành Trung ương và tương đương, tham gia Bộ Chính trị đủ một nhiệm kỳ trở lên.Cho đến khi thôi chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị để nhận chức vụ Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường đã có gần 50 năm công tác trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giống như đồng nghiệp là Đại tướng Phan Văn Giang (Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm), Đại tướng Lương Cường cũng trưởng thành từ một chiến sĩ, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam và trưởng thành từ cơ sở.Tân Chủ tịch nước Lương Cường đã có 46 năm tuổi Đảng, được thăng cấp bậc hàm Đại tướng cùng ngày 29/1/2019 với Đại tướng Tô Lâm (khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an). Ông tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tham gia Ban Bí thư trung ương Đảng khóa XII, tham gia Bộ Chính trị khóa XIII. Trong 3 nhiệm kỳ này, ông đều đảm nhiệm chức vụ Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương. Như vậy, toàn bộ quá trình công tác trong quân đội của Chủ tịch Lương Cường đều ở lĩnh vực lãnh đạo, chỉ huy về chính trị trong quân đội; đồng trách nhiệm với lãnh đạo chỉ huy về quân sự.Ông Lương Cường là Chủ tịch nước thứ 13 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là Chủ tịch nước thứ tư trưởng thành từ Lực lượng vũ trang sau các đại tướng Lê Đức Anh, Trần Đại Quang và Tô Lâm. Trong điều kiện phức tạp rất khó đoán định của tình hình thế giới khi cuộc cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược đã diễn ra hết sức gay gắt, chứa đựng những nguy cơ biến cố khó lường như hiện nay thì vị trí Chủ tịch nước có vai trò và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bởi theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành, Chủ tịch nước đương nhiên nắm giữ hai chức vụ tối quan trọng khác là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh và Thống lĩnh các lực lượng vũ trang Việt Nam, bao gồm cả Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Dân quân Tự vệ và Lực lượng hỗ trợ bảo đảm trật tự an ninh ở cơ sở (mới được chính quy hóa). Vì vậy, việc chọn cử một đại tướng quân đội đảm nhận chức vụ Chủ tịch nước là phù hợp.Một yếu tố thứ hai là Chủ tịch Lương Cường vốn là lãnh đạo, chỉ huy có kinh nghiệm công tác lâu năm về chính trị. Do đó, việc kết hợp hai yếu tố năng lực về chính trị và quân sự, trọng đó chính trị là yếu tố nền tảng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đối với vị trí Chủ tịch nước trong hiện tại và tương lai.Cá nhân Chủ tịch Lương Cường cũng có một bề dày thành tích phong phú. Quá trình công tác và cống hiến của ông trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng 3 Huân chương Quân công hạng nhất, nhì, ba; 3 Huân chương Chiến thắng hạng nhất, nhì, ba; 3 Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba và Huy chương Quân kỳ Quyết thắng. Ông còn được trao tặng huân chương từ các nhà nước Liên bang Nga (Huân chương Hữu nghị), Cuba (Huân chương Chiến thắng Giron), Lào (Huân chương Tự do) và Campuchia (Huân chương Hoàng gia Sahametrei).Sự thay đổi trong lãnh đạo cao cấp nhất không hề ảnh hưởng tới chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt NamSputnik: Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu rõ, vì sao lại chọn ông Lương Cường. Nhưng thời gian gần đây, Việt Nam có thay đổi liên tục lãnh đạo cao cấp nhất (cho dù là vì nhiều nguyên nhân). Vậy, việc thay đổi lãnh đạo như thế thể hiện điều gì? Nó có ảnh hưởng gì đến chính sách đối ngoại hay không, có tác động gì tới chính sách đối nội hay tình hình trong nước hay không?Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:Việc tiếp tục kiện toàn chức danh Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra một cách tốt đẹp, trọn vẹn, với sự ủng hộ tuyệt đối của các đại biểu Quốc hội có mặt cho thấy sự đoàn kết, nhất trí rất cao của các đại biểu do nhân dân bầu ra cũng như sự lãnh đạo chắc chắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cá nhân Tổng bí thư Tô Lâm.Sự kiện này cũng chứng tỏ tính ổn định rất cao của hệ thống chính trị tại Việt Nam với khối đoàn kết toàn dân vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này cũng thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc của nhân dân vào Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong hai lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước và nhân dân Việt Nam.Cũng như những lần thay đổi trước đây đối với cố chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, sự thay đổi này không hề ảnh hưởng tới chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam hiện đang tuân thủ tuyệt đối quan điểm ứng xử cân bằng, không chọn phe trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc 4 không về quân sự quốc phòng. Mặt khác, việc lựa chọn một nhân vật có uy tín cao trong quân đội và nhân dân vào vị trí Chủ tịch nước chính là nhằm phát huy những nhân tố mới trong lãnh đạo và điều hành hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, đồng thời coi trọng cả “đức”và “tài” của cán bộ. Trong đó, “đức” là gốc, là nền tảng.Đối với cá nhân Tổng bí thư Tô Lâm thì việc sớm kiện toàn chức danh Chủ tịch nước cũng đập tan những luận điệu vu khống rẻ tiền rằng ông đã “tham quyền cố vị” như một số thế lực phản động, thù địch tung ra nhằm thao túng dư luận, gây nghi ngờ trong nhân dân và chia rẽ khối đại đoàn kết của Việt Nam.Những luận điệu về việc quân sự hóa, cảnh sát hóa bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều là những sự suy diễn vô căn cứSputnik: Như vậy, hiện nay trong “tứ trụ” 3 người là tướng công an và quân đội (Tổng bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính). Hiện trạng này thể hiện điều gì? Có thể nói: Việt Nam quân sự hóa hay công an hóa lực lượng lãnh đạo hay không?Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:Tôi muốn nhấn mạnh 4 điều sau đây:Thứ nhất, trong công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều trường hợp không phải là quân nhân chuyên nghiệp, nhưng vẫn làm lãnh đạo chỉ huy quân đội và đã lãnh đạo, chỉ huy một cách xuất sắc. Ví dụ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn xuất thân từ một thầy giáo dạy sử ở Trường Thăng Long (nay là trường Phan Đình Phùng). Hoặc như Giáo sư Tạ Quang Bửu, một chuyên gia về toán học cao cấp và vật lý lượng tử. Ông từng làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1948-1961), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1947-1948). Ông từng làm Đại diện Tổng tư lệnh Quân Đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Đông Dương (Hiệp định Genève 1954).Thứ hai, ở chiều ngược lại, nhiều tướng lĩnh trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam cũng đã được điều động giữ các chức vụ trong Chính phủ, bộ, ngành khác. Điển hình là trường hợp Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, nguyên là Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) được giao chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (1976-1980). Những người kế nhiệm ông, Bộ trưởng Đinh Đức Thiện (tên thật là Phan Đình Dinh) và Bộ trưởng Đồng Sĩ Nguyên cũng đều là Thượng tướng và Trung tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyển ngành.Thứ ba, điều quan trọng nhất là những tướng lĩnh Quân đội Nhân dân hay Công an Nhân dân thì đều "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ". Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định. Hơn nữa, họ đều là các Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đều phải hành động và tuân thủ mọi quy định của Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và tuân thủ pháp luật Việt Nam.Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ về quyền hạn và trách nhiệm của các chức vụ trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước. Vì vậy, cho dù xuất thân và trưởng thành từ bất kỳ lĩnh vực nào thì họ vẫn phải tuân thủ những gì Hiến pháp và pháp luật quy định cho họ được làm cũng như những điều mà họ không được làm.Và điểm thứ tư tôi muốn nhấn mạnh nữa, đó là những luận điệu về việc quân sự hóa, cảnh sát hóa bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều là những sự suy diễn vô căn cứ nhằm mục đích hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, kích động, gây chia rẽ đối với nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân; chia rẽ lực lượng vũ trang với các thành phần dân sự khác, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, bộ máy lãnh đạo, lực lượng vũ trang với nhân dân.Sputnik: Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
https://kevesko.vn/20241022/lanh-dao-cac-nuoc-chuc-mung-chu-tich-nuoc-luong-cuong-32494597.html
https://kevesko.vn/20241022/quoc-hoi-hop-phien-toan-the-ve-phuong-an-phan-bo-ngan-sach-trung-uong-nam-2025-32495306.html
https://kevesko.vn/20241021/ong-luong-cuong-thay-ong-to-lam-lam-chu-tich-nuoc-viet-nam-32485140.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/18/32542530_144:0:2657:1885_1920x0_80_0_0_2e2fd72ff5e1cdaaa39b0cd423e974fb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
lương cường, đảng cộng sản việt nam, việt nam, chính trị, tô lâm, quan điểm-ý kiến, tác giả, chủ tịch nước, tổng bí thư, nhà nước, quốc hội việt nam
lương cường, đảng cộng sản việt nam, việt nam, chính trị, tô lâm, quan điểm-ý kiến, tác giả, chủ tịch nước, tổng bí thư, nhà nước, quốc hội việt nam
Ngày 21/10/2024, Quốc hội Việt Nam khóa XV đã bầu Đại tướng Lương Cường - Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 với 100% số phiếu tán thành.
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An về sự kiện này. Cuộc phỏng vấn xoay quanh việc Việt Nam kiện toàn chức danh chủ tịch nước, ông Lương Cường là ai, lãnh đạo Việt Nam có quân sự hóa hay công an hóa bộ máy lãnh đạo hay không.
Mô hình “tứ trụ” vẫn là phương án tối ưu
Sputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Tâm, sau khi ông Tô Lâm giữ chức Tổng bí thư Đảng thì các chuyên gia cho rằng ông Tô Lâm sẽ giữ hai chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước luôn. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua quyết định bầu Đại tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước thực sự khá bất ngờ. Vì sao ông Tô Lâm không tiếp tục giữ chức Chủ tịch nước, theo đánh giá của ông?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:
Một số quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba và Liên Xô (cũ) thường xây dựng mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tập trung quyền lực nhà nước và trong Đảng vào một cá nhân lãnh đạo. Ở Liên Xô (cũ), Tổng bí thư Đảng Cộng sản (hoặc Bí thư thứ nhất) thường được kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Xô Viết tối cao (Leonid Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Nikita Khrushov). Tại Trung Quốc trong hơn 30 năm gần đây, Tổng bí thư Đảng thường kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch nước. Tại Lào và Cuba cũng áp dụng mô hình này.
Đảng Cộng sản Việt Nam có quan điểm khác. Trước đây, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm giữ hai chức vụ là Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước nhưng công việc thường trực của Đảng Lao động Việt Nam khi đó thường do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn điều hành.
Sau năm 1975, mô hình được gọi là “tứ trụ” đã trở thành phương án tối ưu để tổ chức quyền lực nhà nước ở cấp cao nhất. Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo cơ chế “lãnh đạo tập thể”, đáp ứng nguyên tắc “tập trung dân chủ”, hạn chế tối đa tình trạng “tập trung quan liêu” và “dân chủ hình thức” trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Mô hình này cũng bảo đảm sự cân bằng trong phân công, phân nhiệm và phân cấp, phân quyền của bộ máy nhà nước Việt Nam từ trên xuống dưới, hạn chế tối đa nguy cơ độc đoán, chuyên quyền. Với những ưu điểm này, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao nhất của Việt Nam luôn gồm 4 vị: Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.
Dĩ nhiên là cũng có trường hợp hãn hữu khi Tổng bí thư Đảng phải làm thêm nhiệm vụ Chủ tịch nước. Đó là trường hợp của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng do Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời khi đang tại nhiệm. Khi đó, việc chuẩn bị nhân sự chưa kịp và công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang ở trong giai đoạn bản lề hết sức căng thẳng. Vì vậy, phương án tối ưu được đưa ra là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội Việt Nam khóa XV bầu Chủ tịch nước.
Đối với trường hợp của ông Nguyễn Xuân Phúc thì nhân sự kế nhiệm là ông Võ Văn Thưởng đã được chuẩn bị. Tuy nhiên, sau khi ông Võ Văn Thưởng phải từ nhiệm vì để người khác lợi dụng uy tín của mình nhằm thực hiện hành vi phạm tội thì một lần nữa, nhân sự chủ tịch nước phải chuẩn bị lại. Và trong thời gia chuẩn bị đó, Tổng bí thư Tô Lâm đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước một thời gian ngắn.
Vì vậy, việc Tổng bí thư Tô Lâm thôi chức vụ Chủ tịch nước và bàn giao chức vụ cho Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, được Quốc hội Việt Nam khóa XV tại Kỳ họp thứ 8 bầu làm Chủ tịch nước là điều hoàn toàn bình thường.
Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp và khó lường hiện nay Chủ tịch nước có vai trò và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
Sputnik: Ông Lương Cường là nhân vật như thế nào, có gì đặc biệt?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:
Trước hết, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã đảm bảo các điều để giữ chức vụ Chủ tịch nước theo Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, ông đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực như: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở một trong các chức vụ Bí thư tỉnh ủy hoặc Trưởng ban, bộ, ngành Trung ương và tương đương, tham gia Bộ Chính trị đủ một nhiệm kỳ trở lên.
Cho đến khi thôi chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị để nhận chức vụ Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường đã có gần 50 năm công tác trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giống như đồng nghiệp là Đại tướng Phan Văn Giang (Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm), Đại tướng Lương Cường cũng trưởng thành từ một chiến sĩ, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam và trưởng thành từ cơ sở.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường đã có 46 năm tuổi Đảng, được thăng cấp bậc hàm Đại tướng cùng ngày 29/1/2019 với Đại tướng Tô Lâm (khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an). Ông tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tham gia Ban Bí thư trung ương Đảng khóa XII, tham gia Bộ Chính trị khóa XIII. Trong 3 nhiệm kỳ này, ông đều đảm nhiệm chức vụ Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương. Như vậy, toàn bộ quá trình công tác trong quân đội của Chủ tịch Lương Cường đều ở lĩnh vực lãnh đạo, chỉ huy về chính trị trong quân đội; đồng trách nhiệm với lãnh đạo chỉ huy về quân sự.
Ông Lương Cường là Chủ tịch nước thứ 13 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là Chủ tịch nước thứ tư trưởng thành từ Lực lượng vũ trang sau các đại tướng Lê Đức Anh, Trần Đại Quang và Tô Lâm. Trong điều kiện phức tạp rất khó đoán định của tình hình thế giới khi cuộc cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược đã diễn ra hết sức gay gắt, chứa đựng những nguy cơ biến cố khó lường như hiện nay thì vị trí Chủ tịch nước có vai trò và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bởi theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành, Chủ tịch nước đương nhiên nắm giữ hai chức vụ tối quan trọng khác là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh và Thống lĩnh các lực lượng vũ trang Việt Nam, bao gồm cả
Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Dân quân Tự vệ và Lực lượng hỗ trợ bảo đảm trật tự an ninh ở cơ sở (mới được chính quy hóa). Vì vậy, việc chọn cử một đại tướng quân đội đảm nhận chức vụ Chủ tịch nước là phù hợp.
Một yếu tố thứ hai là Chủ tịch Lương Cường vốn là lãnh đạo, chỉ huy có kinh nghiệm công tác lâu năm về chính trị. Do đó, việc kết hợp hai yếu tố năng lực về chính trị và quân sự, trọng đó chính trị là yếu tố nền tảng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đối với vị trí Chủ tịch nước trong hiện tại và tương lai.
Cá nhân Chủ tịch Lương Cường cũng có một bề dày thành tích phong phú. Quá trình công tác và cống hiến của ông trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng 3 Huân chương Quân công hạng nhất, nhì, ba; 3 Huân chương Chiến thắng hạng nhất, nhì, ba; 3 Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba và Huy chương Quân kỳ Quyết thắng. Ông còn được trao tặng huân chương từ các nhà nước Liên bang Nga (Huân chương Hữu nghị), Cuba (Huân chương Chiến thắng Giron), Lào (Huân chương Tự do) và Campuchia (Huân chương Hoàng gia Sahametrei).
Sự thay đổi trong lãnh đạo cao cấp nhất không hề ảnh hưởng tới chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam
Sputnik: Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu rõ, vì sao lại chọn ông Lương Cường. Nhưng thời gian gần đây, Việt Nam có thay đổi liên tục lãnh đạo cao cấp nhất (cho dù là vì nhiều nguyên nhân). Vậy, việc thay đổi lãnh đạo như thế thể hiện điều gì? Nó có ảnh hưởng gì đến chính sách đối ngoại hay không, có tác động gì tới chính sách đối nội hay tình hình trong nước hay không?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:
Việc tiếp tục kiện toàn chức danh Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra một cách tốt đẹp, trọn vẹn, với sự ủng hộ tuyệt đối của các đại biểu Quốc hội có mặt cho thấy sự đoàn kết, nhất trí rất cao của các đại biểu do nhân dân bầu ra cũng như sự lãnh đạo chắc chắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cá nhân Tổng bí thư Tô Lâm.
Sự kiện này cũng chứng tỏ tính ổn định rất cao của hệ thống chính trị tại Việt Nam với khối đoàn kết toàn dân vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này cũng thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc của nhân dân vào Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong hai lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Cũng như những lần thay đổi trước đây đối với cố chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, sự thay đổi này không hề ảnh hưởng tới chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam hiện đang tuân thủ tuyệt đối quan điểm ứng xử cân bằng, không chọn phe trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc 4 không về quân sự quốc phòng. Mặt khác, việc lựa chọn một nhân vật có uy tín cao trong quân đội và nhân dân vào vị trí Chủ tịch nước chính là nhằm phát huy những nhân tố mới trong lãnh đạo và điều hành hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, đồng thời coi trọng cả “đức”và “tài” của cán bộ. Trong đó, “đức” là gốc, là nền tảng.
Đối với cá nhân Tổng bí thư Tô Lâm thì việc sớm kiện toàn chức danh Chủ tịch nước cũng đập tan những luận điệu vu khống rẻ tiền rằng ông đã “tham quyền cố vị” như một số thế lực phản động, thù địch tung ra nhằm thao túng dư luận, gây nghi ngờ trong nhân dân và chia rẽ khối đại đoàn kết của Việt Nam.
Những luận điệu về việc quân sự hóa, cảnh sát hóa bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều là những sự suy diễn vô căn cứ
Sputnik: Như vậy, hiện nay trong “tứ trụ” 3 người là tướng công an và quân đội (Tổng bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính). Hiện trạng này thể hiện điều gì? Có thể nói: Việt Nam quân sự hóa hay công an hóa lực lượng lãnh đạo hay không?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An:
Tôi muốn nhấn mạnh 4 điều sau đây:
Thứ nhất, trong công tác cán bộ của
Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều trường hợp không phải là quân nhân chuyên nghiệp, nhưng vẫn làm lãnh đạo chỉ huy quân đội và đã lãnh đạo, chỉ huy một cách xuất sắc. Ví dụ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn xuất thân từ một thầy giáo dạy sử ở Trường Thăng Long (nay là trường Phan Đình Phùng). Hoặc như Giáo sư Tạ Quang Bửu, một chuyên gia về toán học cao cấp và vật lý lượng tử. Ông từng làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1948-1961), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1947-1948). Ông từng làm Đại diện Tổng tư lệnh Quân Đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Đông Dương (Hiệp định Genève 1954).
Thứ hai, ở chiều ngược lại, nhiều tướng lĩnh trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam cũng đã được điều động giữ các chức vụ trong Chính phủ, bộ, ngành khác. Điển hình là trường hợp Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, nguyên là Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) được giao chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (1976-1980). Những người kế nhiệm ông, Bộ trưởng Đinh Đức Thiện (tên thật là Phan Đình Dinh) và Bộ trưởng Đồng Sĩ Nguyên cũng đều là Thượng tướng và Trung tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyển ngành.
Thứ ba, điều quan trọng nhất là những tướng lĩnh Quân đội Nhân dân hay Công an Nhân dân thì đều "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ". Điều này đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định. Hơn nữa, họ đều là các Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đều phải hành động và tuân thủ mọi quy định của Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ về quyền hạn và trách nhiệm của các chức vụ trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước. Vì vậy, cho dù xuất thân và trưởng thành từ bất kỳ lĩnh vực nào thì họ vẫn phải tuân thủ những gì Hiến pháp và pháp luật quy định cho họ được làm cũng như những điều mà họ không được làm.
Và điểm thứ tư tôi muốn nhấn mạnh nữa, đó là những luận điệu về việc quân sự hóa, cảnh sát hóa bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều là những sự suy diễn vô căn cứ nhằm mục đích hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, kích động, gây chia rẽ đối với nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân; chia rẽ lực lượng vũ trang với các thành phần dân sự khác, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, bộ máy lãnh đạo, lực lượng vũ trang với nhân dân.
Sputnik: Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.