Chờ đợi gì ở “Trump version 2”?

© AP Photo / Luong Thai Linh/PoolTổng thống Donald Trump tại Việt Nam
Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2024
Đăng ký
Còn quá sớm để dự báo những hành động và chính sách tiếp theo của Washington khi Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng.
Về triển vọng kinh tế của Việt Nam và thế giới, một trong những ẩn số lớn thời gian tới là chính quyền mới của Mỹ cùng các quyết sách sẽ ban hành ở nhiệm kỳ thứ hai của Trump (‘Trump 2.0 hay Trump version 2’).
Các nhà phân tích cũng chỉ ra vấn đề nội tại của nền kinh tế trong bối cảnh mới và những mối lo cần quan tâm.
Tuy nhiên, tổng thể, Mỹ vẫn đang có quan hệ rất tích cực với Việt Nam, còn Hà Nội lại đang phát huy rất tốt thành công từ chính sách ngoại giao cây tre khéo léo.

Trump vẫn là ẩn số

Sáng nay 8-11, tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) do Vietnambiz và Việt Nam mới tổ chức, nhiều chuyên gia tiếp tục đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam nhưng kèm theo đó là không ít nỗi lo.
Tại phiên thảo luận đầu tiên, chuyên gia Nguyễn Bá Hùng, Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam và ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối Đầu tư Dragon Capital, đã phân tích những tác động từ nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump tới kinh tế Việt Nam và thế giới.
Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại buổi vận động tranh cử ở Riverfront Sports, Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2024
‘Trump không có lý do để nhắm vào Việt Nam’
Theo đó, khi được hỏi về những từ khóa chính với nền kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm 2025, ông Nguyễn Bá Hùng nhắc tới “thương mại” và “chiến tranh thương mại”, trong khi đó ông Lê Anh Tuấn lưu ý đến “Trump” và “biến động (volatility)”. Thực tế, cả 4 từ khóa trên đều gắn chặt với nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump.
Kinh tế trưởng ADB Việt Nam Nguyễn Bá Hùng nhìn nhận, hiện nay, câu chuyện lạm phát và lãi suất đã ở phía sau, và một trong những ẩn số lớn trong thời gian tới là chính quyền mới của Mỹ dưới thời Donald Trump.
Theo đó, mọi người khó đánh giá là ông Donald Trump có làm những gì đã tuyên bố hay không và làm tới mức độ nào với các biến số như mức độ tăng thuế, áp đặt hạn chế mà chính quyền mới của Tổng thống Trump sẽ đưa ra.
“Chính quyền mới không nhất thiết sẽ làm những gì Tổng thống Trump đã hứa trong tranh cử. Nhưng chắc chắn (những chính sách của ông Trump) sẽ có ảnh hưởng tới thương mại thế giới”, - ông Hùng lưu ý.
Phải xét đến điều này vì nền kinh tế Việt Nam độ mở thương mại, xuất khẩu đóng góp lớn vào GDP và tăng trưởng nên trong bối cảnh có những khó khăn về chính sách thương mại toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ thì sẽ phải đối mặt với thách thức.
Donald Trump và Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2024
Donald Trump vs Kamala Harris: Bầu cử Mỹ ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?
Để giải quyết khó khăn, ông Hùng cho rằng bên cạnh việc phát huy lợi thế về kinh tế đối ngoại, cần tập trung kích cầu nội địa, kích thích đầu tư và giúp nền kinh tế phục hồi tốt hơn, từ đó biến thành động lực cho tăng trưởng.

Chờ đợi gì ở Trump version 2?

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối Đầu tư Dragon Capital thì tin rằng, ở nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu.
“Trump version 2’ (nhiệm kỳ hai của ông Trump) không chỉ mang ý nghĩa thương mại mà nó thiên về một số chính sách tiền tệ”, - ông nói.
Điển hình, hôm qua, Fed đã quyết định hạ lãi suất thêm 25 bps. Ngoài ra, Chủ tịch Jerome Powell cũng đề cập nhiều khả năng Fed sẽ hạ chi phí đi vay thêm 25 bps tại cuộc họp tháng 12 tới đây dù hầu như không nhận định về tình hình kinh tế và xu hướng lãi suất trong năm 2025.
Lý do ông Powell không đưa ra dự báo cho năm 2025 “là bởi khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, khả năng cao ông sẽ muốn đồng USD mạnh”.
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Mỹ bất ngờ hoãn công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Khi ông Trump tái đắc cử, lợi suất trái phiếu lập tức tăng mạnh. Điều đó có nghĩa rằng khi lãi suất ở Mỹ duy trì ở mức cao thì không gian của mình về chính sách tiền tệ sẽ hẹp đi.
Đáng lưu ý, khi ông Trump được dự phóng đã giành chiến thắng, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tăng mà không giảm, bởi Bắc Kinh đã chuẩn bị những gói kích cầu rất mạnh và sẽ tung ra dựa theo kết quả bầu cử.
“Khi Trung Quốc bị đánh thuế cao, khả năng nước này thực hiện phá giá đồng tiền là rất lớn. Khi Trung Quốc thực hiện chính sách này nền kinh tế Việt Nam sẽ có những áp lực riêng”, - chuyên gia bày tỏ.

Mối quan tâm của nền kinh tế

Tại diễn đàn, ông Trần Ngọc Báu, Tổng giám đốc CTCP Dữ liệu kinh tế tài chính WiGroup bày tỏ, tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 chắc chắn vượt mục tiêu 6,5%, kỳ vọng đạt mức 7%.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là kết quả vượt mục tiêu chủ yếu nhờ các yếu tố ngoại lực chứ không phải từ nội lực của nền kinh tế.
Số liệu mới công bố cho thấy, 2 chỉ số dẫn dắt cho xu hướng phát triển kinh tế Việt Nam là sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đều có dấu hiệu suy yếu, cầu tiêu dùng thì suy yếu sẵn rồi.
“Đây là cảnh báo cho thấy sức khỏe kinh tế chúng ta đang yếu đi so với hai quý vừa qua. Có thể đây sẽ là vấn đề của năm sau”, - ông Báu nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Bá Hùng cũng lưu ý, xuất khẩu năm nay tăng trưởng nhanh do dựa trên mức nền khá yếu của năm 2023. Hiện tại, thị trường thế giới đang có xu hướng hạ nhiệt.
Ngành dệt may tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2024
Sốc: Rất tiếc, Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Do đó tăng trưởng xuất khẩu 2025 không thể duy trì được kết quả như năm 2024. Sẽ rất khó khăn nếu tiếp tục trông vào xuất khẩu như là một động lực chính cho tăng trưởng.
Chuyên gia nhấn mạnh, hiện chi tiêu Chính phủ bao gồm đầu tư công và chi tiêu ngân sách đều thấp hơn kế hoạch. Đây là những dư địa, có thể biến thành động lực tăng trưởng mới trong năm sau.
“Tôi cho rằng động lực tăng trưởng kinh tế thời gian tới nằm trong tay Chính phủ. Thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu Chính phủ có thể kích cầu nội địa gồm tiêu dùng và đầu tư tư nhân tăng lên”, - ông nói.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đặt kỳ vọng vào các quyết sách về cải cách thể chế, các dự án đầu tư mới sẽ mở ra nhiều cơ hội như dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất hay dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Ông cũng thẳng thắn về việc không kỳ vọng nhiều vào hiệu quả tài chính bởi trên thế giới chỉ có 4 tuyến đường sắt có hiệu quả tài chính thôi nhưng cái cần quan tâm là nhìn vào hiệu quả tác động, lan toả đến các khía cạnh kinh tế xã hội.
“Kỳ vọng ở đây như là một động lực tạo ra không gian kinh tế mới, bố trí lại khu vực dân cư”, - ông Hiếu bày tỏ.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh về triển vọng tích cực về kinh tế đối ngoại của Việt Nam, và khẳng định, ngoại giao kinh tế đang phát huy hiệu quả tốt, mở ra nhiều cơ hội mới trong giao lưu kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Việt Nam tiếp tục vận động Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường
Thật vậy, trong phân tích mới đây của mình, chuyên gia Michael Kokalari của VinaCapital cũng đánh giá cao chính sách "Ngoại giao cây tre" khéo léo của Việt Nam trong việc duy trì quan hệ tốt với các cường quốc.
Chính điều đó đã giúp đất nước đạt được nhiều thành tựu, và không có lý do gì để tin rằng điều này sẽ thay đổi kể cả khi Trump trở lại làm Tổng thống.
Quan hệ kinh tế và thương mại Việt – Mỹ vẫn sẽ được duy trì và Trump không có lý do gì để nhắm vào Việt Nam nhất là khi người Mỹ vẫn thích hàng made in Vietnam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала