https://kevesko.vn/20241111/nguoi-viet-ma-nha-van-goc-serbia-ke-voi-doc-gia-nga-cach-day-178-nam-trong-nhu-the-nao-32861393.html
Người Việt mà nhà văn gốc Serbia kể với độc giả Nga cách đây 178 năm trông như thế nào
Người Việt mà nhà văn gốc Serbia kể với độc giả Nga cách đây 178 năm trông như thế nào
Sputnik Việt Nam
Năm 1846, cuốn sách “Đạo đức, phong tục và dấu tích của tất cả các quốc gia trên thế giới” được xuất bản tại Moskva. Trên trang tựa có đề tên người biên tập... 11.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-11T19:17+0700
2024-11-11T19:17+0700
2024-11-11T19:17+0700
nga
việt nam
serbia
tác giả
thế giới
thông tin
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
đông nam á
sách
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/0b/32862402_386:169:1772:949_1920x0_80_0_0_0e9534dac7c05cf978968a138d0d40bf.jpg
Ông cũng là tác giả một phần cuốn sách này, nhan đề là “Bán đảo bên kia sông Hằng", nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.“Bán đảo bên kia sông Hằng" thay vì “Đông Dương”Phần “Bán đảo bên kia sông Hằng" của cuốn sách kể về các quốc gia như Miến Điện, Xiêm, Bắc Kỳ, An Nam, Nam Kỳ, Campuchia, Lào. Tác giả đã sử dụng tên các quốc gia và dân tộc được chấp nhận vào thời điểm đó trong các ấn phẩm của Châu Âu. Nhưng ông không thích cái tên "Đông Dương" (tiếng Pháp: Indochine) mà người châu Âu đặt cho bán đảo nơi có các quốc gia trên. A. Stojkovic đặt tên cho bán đảo này là “Bán đảo bên kia sông Hằng", để gọi lãnh thổ nằm ở phía Đông sông Hằng, nhằm nhấn mạnh tính độc đáo và bản sắc của các quốc gia và dân tộc sinh sống ở đây, chứ không nói về các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh vĩ đại của Ấn Độ và Trung Quốc. Trang phục của người Việt phân biệt họ với các dân tộc lân cậnArkady Stojkovic không phải là tác giả đầu tiên viết bằng tiếng Nga về Việt Nam. Trước ông, chẳng hạn, Giáo sư trường Đại học St. Petersburg Evdokim Zyablovsky đã viết về Việt Nam trong cuốn sách giáo khoa “Khóa học Địa lý đại cương” xuất bản năm 1819. Nhưng A. Stojkovic là người đầu tiên đăng minh họa mượn từ các ấn phẩm của Pháp, nhờ đó độc giả Nga có thể hình dung ra người Việt Nam trông như thế nào.Như chúng ta thấy, trong chương này cũng vậy, Stojkovic đã tìm cách thể hiện bản sắc dân tộc của người Việt, sự khác biệt của họ với người Trung Quốc.Arkady Stojkovic là aiArkady Afanasyevich Stojkovic, người gốc Serb, là thần dân của Đế quốc Nga. Ông sinh năm 1814 tại tỉnh Yekaterinoslav của Nga (ngày nay là lãnh thổ Ukraina), trong gia đình hiệu trưởng Đại học Kharkov. Ông có bằng luật, bằng tiến sĩ về khoa học ngoại giao,trong nhiều năm làm thủ thư tại Thư viện Công cộng Hoàng gia ở St. Petersburg. Ông chưa bao giờ đến Việt Nam hay các nước Đông Nam Á khác, ông viết tiểu luận về Bán đảo bên ngoài sông Hằng dựa trên sách tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh. Nhưng phải ghi nhớ công lao cho Stojkovic, ông có thái độ chỉ trích đối với tác phẩm của các tác giả phương Tây, cố gắng nhìn ra những nét độc đáo và bản sắc ở các dân tộc châu Á. Vì điều đó, cảm ơn ông ấy rất nhiều.Arkady Stojkovic qua đời năm 1886.
https://kevesko.vn/20241005/nguoi-day-tieng-nga-cho-100-hat-giong-do-viet-nam-dau-tien-sang-lien-xo-hoc-tap-32221257.html
serbia
đông nam á
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/0b/32862402_369:33:1776:1089_1920x0_80_0_0_fdddcd3c82fe03752a1be76d3632f214.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
nga, việt nam, serbia, tác giả, thế giới, thông tin, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, đông nam á, sách, trung quốc
nga, việt nam, serbia, tác giả, thế giới, thông tin, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, đông nam á, sách, trung quốc
Người Việt mà nhà văn gốc Serbia kể với độc giả Nga cách đây 178 năm trông như thế nào
Năm 1846, cuốn sách “Đạo đức, phong tục và dấu tích của tất cả các quốc gia trên thế giới” được xuất bản tại Moskva. Trên trang tựa có đề tên người biên tập cuốn sách là A. Stojkovic.
Ông cũng là tác giả một phần cuốn sách này, nhan đề là “Bán đảo bên kia sông Hằng", nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.
“Bán đảo bên kia sông Hằng" thay vì “Đông Dương”
Phần “Bán đảo bên kia sông Hằng" của cuốn sách kể về các quốc gia như Miến Điện, Xiêm, Bắc Kỳ, An Nam, Nam Kỳ,
Campuchia, Lào. Tác giả đã sử dụng tên các quốc gia và dân tộc được chấp nhận vào thời điểm đó trong các ấn phẩm của Châu Âu. Nhưng ông không thích cái tên "Đông Dương" (tiếng Pháp: Indochine) mà người châu Âu đặt cho bán đảo nơi có các quốc gia trên. A. Stojkovic đặt tên cho bán đảo này là “Bán đảo bên kia sông Hằng", để gọi lãnh thổ nằm ở phía Đông sông Hằng, nhằm nhấn mạnh tính độc đáo và bản sắc của các quốc gia và dân tộc sinh sống ở đây, chứ không nói về các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh vĩ đại của Ấn Độ và Trung Quốc.
Về vấn đề này, tác giả viết: “Tuy nhiên, ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc, rất đáng chú ý ở đây, không làm mất đi bản sắc của hầu hết các quốc gia mà chúng tôi mô tả” (tr. 304).
Trang phục của người Việt phân biệt họ với các dân tộc lân cận
Arkady Stojkovic không phải là tác giả đầu tiên viết bằng tiếng
Nga về Việt Nam. Trước ông, chẳng hạn, Giáo sư trường Đại học St. Petersburg Evdokim Zyablovsky đã viết về Việt Nam trong cuốn sách giáo khoa “Khóa học Địa lý đại cương” xuất bản năm 1819. Nhưng A. Stojkovic là người đầu tiên đăng minh họa mượn từ các ấn phẩm của Pháp, nhờ đó độc giả Nga có thể hình dung ra người Việt Nam trông như thế nào.
Chính Stojkovic cũng nhận xét về trang phục và ngoại hình của người dân An Nam: “Người An Nam khác với phần còn lại của người bán đảo bên ngoài sông Hằng ở chỗ, mặc dù khí hậu nóng bức nhưng họ không thích để hở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, ngoại trừ đôi chân; chỉ có người giàu mới dùng giày mang từ Trung Quốc về. Tác giả gọi loại trang phục phổ biến của người Việt là “một kiểu áo sơ mi”, thường là áo kép nhưng số lượng có thể tăng lên theo nhiệt độ ngoài đường. Người giàu có áo lụa, người nghèo có áo “giấy” (thế kỷ 19 người Nga gọi vải cotton như vậy). “Khăn xếp” luôn được đội trên đầu (tr. 464).
Tác giả không bỏ qua vẻ ngoài của người Việt trong miêu tả của mình: “Khuôn mặt của họ tròn, đặc biệt là phụ nữ, họ cho rằng khuôn mặt càng tròn thì càng đẹp. Về vẻ đẹp và sự hài hòa của đầu và khuôn mặt, họ vượt xa tất cả những người hàng xóm và thậm chí cả những người thầy đáng kính của họ, người Trung Quốc, những người mà họ có thể tương đồng, nhưng có lẽ không cùng nguồn gốc, như nhiều người vẫn tưởng” (tr. 415).
Như chúng ta thấy, trong chương này cũng vậy, Stojkovic đã tìm cách thể hiện bản sắc dân tộc của người Việt, sự khác biệt của họ với người Trung Quốc.
Arkady Afanasyevich Stojkovic, người gốc Serb, là thần dân của Đế quốc Nga. Ông sinh năm 1814 tại tỉnh Yekaterinoslav của Nga (ngày nay là lãnh thổ Ukraina), trong gia đình hiệu trưởng Đại học Kharkov. Ông có bằng luật, bằng tiến sĩ về khoa học ngoại giao,trong nhiều năm làm thủ thư tại Thư viện Công cộng Hoàng gia ở St. Petersburg. Ông chưa bao giờ đến Việt Nam hay các nước
Đông Nam Á khác, ông viết tiểu luận về Bán đảo bên ngoài sông Hằng dựa trên sách tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh. Nhưng phải ghi nhớ công lao cho Stojkovic, ông có thái độ chỉ trích đối với tác phẩm của các tác giả phương Tây, cố gắng nhìn ra những nét độc đáo và bản sắc ở các dân tộc châu Á. Vì điều đó, cảm ơn ông ấy rất nhiều.
Arkady Stojkovic qua đời năm 1886.