https://kevesko.vn/20241124/trung-tuong-khuat-duy-tien-tu-tran-33102775.html
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần
Sputnik Việt Nam
Trung tướng Khuất Duy Tiến, bí danh Duy Tân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam vừa từ trần ở tuổi 94. 24.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-24T14:58+0700
2024-11-24T14:58+0700
2024-11-24T19:45+0700
việt nam
bộ quốc phòng việt nam
cách mạng tháng tám
từ trần
xã hội
quân sự
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/0c/15619080_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_a17ccfbbf78aea9d7bf4db93f91fb74c.jpg
Cả đời binh nghiệp băng qua nhiều chiến trường, kinh nghiệm trận mạc dày dạn, tướng Khuất Duy Tiến nổi tiếng với nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên – 1 ngày bằng 20 năm…Tướng Khuất Duy Tiến qua đờiTheo thông báo từ người thân trong gia đình, tướng Khuất Duy Tiến đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.Trên Facebook của TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội chia sẻ dòng tâm trạng chia sẻ nỗi đau trước việc mất đi người cha yêu dấu.Trung tướng Khuất Duy Tiến sinh ngày 27/2/1931, trong một gia đình cố nông ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây (nay thuộc T.P Hà Nội).Ông bắt đầu làm cách mạng từ năm 1946 và tham gia Hội kín. Khi Cách mạng Tháng Tám 1945 nổ ra, ông cùng thanh thiếu niên trong làng theo người lớn giành chính quyền ở xã, ở huyện. Kháng chiến toàn quốc, ông tích cực tham gia tuyên truyền, vận động quần chúng và diệt ác, trừ gian tại địa phương.Đầu năm 1950, Khuất Duy Tiến bị địch bắt, tra tấn, giam cầm ở Sơn Tây và nhà tù Hỏa Lò nhưng vẫn giữ khí tiết.Sau khi vượt ngục tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động và nhập ngũ tháng 9/1950 ở Trung đoàn 48, Đại đoàn Đồng bằng 320 liên tục chiến đấu trên địa bàn các tỉnh Sơn Tây, Hòa Bình, Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình, cùng đơn vị lập nhiều chiến công xuất sắc.Năm 1956, ông được cử đi học tại Trường Sĩ quan Lục quân. Sau khi tốt nghiệp Trường sĩ quan Lục quân 1, ông về công tác ở Quân khu 3 một thời gian rồi cùng Sư đoàn 320 lên đường vào nam chiến đấu.Tướng Khuất Duy Tiến xông pha nhiều chiến trường từ ở quê hương Thạch Thất, đến Quảng Trị, Đường 9 - Nam Lào, Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến dịch giải phóng Tây Nguyên rồi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia.Trận đánh đầu tiên ông được tham gia là trận chống địch càn vào làng Hạ Bằng (huyện Thạch Thất). Tiếp đó, ông tham gia nhiều trận đánh chống Pháp trong đội hình Đại đoàn 320. Tuy nhiên, phải đến khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, tài năng, bản lĩnh của ông mới được thể hiện rõ nét với nhiều dấu ấn trong nhiều trận đánh, chiến dịch.Nổi bật là nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên, tạo nên chiến thắng thần tốc “1 ngày bằng 20 năm”. Do đó, khi nói đến chiến thắng Tây Nguyên không thể không nhắc tới Trung tướng Khuất Duy Tiến và ngược lại nói đến Trung tướng Khuất Duy Tiến không thể không nhắc tới nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên.Trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào năm 1971, tướng Khuất Duy Tiến giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Trong chiến dịch này, ngày 25-2-1971, tại Đồi 31, dưới sự chỉ huy của ông, đơn vị đã bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 của quân đội Sài Gòn. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ông đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.Tướng Tiến có gần 10 năm ở cương vị chỉ huy Quân đoàn 3 tham gia giữ địa bàn trọng yếu, bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và tổ chức hành quân trở lại Tây Nguyên xây dựng Quân đoàn chủ lực trong thế trận mới vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa tham gia xây dựng Tây Nguyên an ninh và giàu đẹp.Trước khi được về nghỉ hưu, ông còn có 10 năm đảm nhiệm vị trí Cục trưởng Cục Quân lực và Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân 1.Với những đóng góp của mình, Trung tướng Khuất Duy Tiến được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý gồm: Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ва) Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (Nhất, Nhì, Ba), Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, danh hiệu công dân Thủ đô ưu tú.Ngày 30/10/2013, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.“85% xương thịt trên cơ thể tôi là của các liệt sĩ đồng đội”Về phần gia đình, tướng Khuất Duy Tiến cùng vợ là bà Vũ Thị Hồng Vân đã sinh thành, dưỡng dục lên 4 người con thành đạt.Trong đó, con trai cả là Trung tướng, Tiến sĩ Khuất Việt Dũng, nguyên Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng), hiện là Phó chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Con gái thứ hai là Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội. Con gái thứ ba là Thạc sĩ, Bác sĩ Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm phát triển xã hội. Con trai út là Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Vận tải, Bộ Giao thông vận tải, đồng thời là Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.Theo chia sẻ của Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, con rể tướng Trần Sâm, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng, tướng Khuất Duy Tiến là một cán bộ có năng lực giỏi, đã từng trải qua nhiều cương vị, có bề dày thành tích, vốn sống, kinh nghiệm phong phú, phong cách điềm đạm vui vẻ, dễ gần, chân thành, cương trực.Hơn 50 năm tham gia binh nghiệp, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã cầm súng từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới.Trong khi đó, nói về danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ông chỉ bộc bạch:
https://kevesko.vn/20240422/toi-buon-vi-con-can-bo-tham-o-tuong-khuat-duy-tien-noi-ve-chinh-don-dang-29411407.html
https://kevesko.vn/20240902/ky-uc-ngay-291945-cua-cuu-tu-hoa-lo-nha-giao-uu-tu-nguyen-tien-ha-31606777.html
https://kevesko.vn/20241118/chien-si-mu-noi-xanh-viet-nam-to-chuc-nhieu-hoat-dong-y-nghia-nhan-dip-2011-32985176.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/0c/15619080_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_50769241d07e226d8ab3fad4a580782c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ quốc phòng việt nam, cách mạng tháng tám, từ trần, xã hội, quân sự
việt nam, bộ quốc phòng việt nam, cách mạng tháng tám, từ trần, xã hội, quân sự
Cả đời binh nghiệp băng qua nhiều chiến trường, kinh nghiệm trận mạc dày dạn, tướng Khuất Duy Tiến nổi tiếng với nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên – 1 ngày bằng 20 năm…
Tướng Khuất Duy Tiến qua đời
Theo thông báo từ người thân trong gia đình, tướng Khuất Duy Tiến đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Trên Facebook của TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội chia sẻ dòng tâm trạng chia sẻ nỗi đau trước việc mất đi người cha yêu dấu.
Trung tướng Khuất Duy Tiến sinh ngày 27/2/1931, trong một gia đình cố nông ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây (nay thuộc T.P
Hà Nội).
Ông bắt đầu làm cách mạng từ năm 1946 và tham gia Hội kín. Khi Cách mạng Tháng Tám 1945 nổ ra, ông cùng thanh thiếu niên trong làng theo người lớn giành chính quyền ở xã, ở huyện. Kháng chiến toàn quốc, ông tích cực tham gia tuyên truyền, vận động quần chúng và diệt ác, trừ gian tại địa phương.
Đầu năm 1950, Khuất Duy Tiến bị địch bắt, tra tấn, giam cầm ở Sơn Tây và nhà tù Hỏa Lò nhưng vẫn giữ khí tiết.
Sau khi vượt ngục tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động và nhập ngũ tháng 9/1950 ở Trung đoàn 48, Đại đoàn Đồng bằng 320 liên tục chiến đấu trên địa bàn các tỉnh Sơn Tây, Hòa Bình, Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình, cùng đơn vị lập nhiều chiến công xuất sắc.
Năm 1956, ông được cử đi học tại Trường Sĩ quan Lục quân. Sau khi tốt nghiệp Trường sĩ quan Lục quân 1, ông về công tác ở Quân khu 3 một thời gian rồi cùng Sư đoàn 320 lên đường vào nam chiến đấu.
Tướng Khuất Duy Tiến xông pha nhiều chiến trường từ ở quê hương Thạch Thất, đến Quảng Trị, Đường 9 - Nam Lào, Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến dịch giải phóng Tây Nguyên rồi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia.
Trận đánh đầu tiên ông được tham gia là trận chống địch càn vào làng Hạ Bằng (huyện Thạch Thất). Tiếp đó, ông tham gia nhiều trận đánh chống Pháp trong đội hình Đại đoàn 320. Tuy nhiên, phải đến khi bước vào cuộc
kháng chiến chống Mỹ, tài năng, bản lĩnh của ông mới được thể hiện rõ nét với nhiều dấu ấn trong nhiều trận đánh, chiến dịch.
Nổi bật là nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên, tạo nên chiến thắng thần tốc “1 ngày bằng 20 năm”. Do đó, khi nói đến chiến thắng Tây Nguyên không thể không nhắc tới Trung tướng Khuất Duy Tiến và ngược lại nói đến Trung tướng Khuất Duy Tiến không thể không nhắc tới nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên.
Trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào năm 1971, tướng Khuất Duy Tiến giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Trong chiến dịch này, ngày 25-2-1971, tại Đồi 31, dưới sự chỉ huy của ông, đơn vị đã bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 của quân đội Sài Gòn. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ông đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
Tướng Tiến có gần 10 năm ở cương vị chỉ huy Quân đoàn 3 tham gia giữ địa bàn trọng yếu, bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và tổ chức hành quân trở lại Tây Nguyên xây dựng Quân đoàn chủ lực trong thế trận mới vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa tham gia xây dựng Tây Nguyên an ninh và giàu đẹp.
Trước khi được về nghỉ hưu, ông còn có 10 năm đảm nhiệm vị trí Cục trưởng Cục Quân lực và Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân 1.
Với những đóng góp của mình, Trung tướng Khuất Duy Tiến được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý gồm: Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ва) Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (Nhất, Nhì, Ba), Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, danh hiệu công dân Thủ đô ưu tú.
Ngày 30/10/2013, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
“85% xương thịt trên cơ thể tôi là của các liệt sĩ đồng đội”
Về phần gia đình, tướng Khuất Duy Tiến cùng vợ là bà Vũ Thị Hồng Vân đã sinh thành, dưỡng dục lên 4 người con thành đạt.
Trong đó, con trai cả là Trung tướng, Tiến sĩ Khuất Việt Dũng, nguyên Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (
Bộ Quốc phòng), hiện là Phó chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Con gái thứ hai là Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội. Con gái thứ ba là Thạc sĩ, Bác sĩ Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm phát triển xã hội. Con trai út là Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Vận tải, Bộ Giao thông vận tải, đồng thời là Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
18 Tháng Mười Một 2024, 16:08
Theo chia sẻ của Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, con rể tướng Trần Sâm, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng, tướng Khuất Duy Tiến là một cán bộ có năng lực giỏi, đã từng trải qua nhiều cương vị, có bề dày thành tích, vốn sống, kinh nghiệm phong phú, phong cách điềm đạm vui vẻ, dễ gần, chân thành, cương trực.
Hơn 50 năm tham gia binh nghiệp, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã cầm súng từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới.
Cả đời ông vẫn luôn tâm niệm: “Đồng đội hy sinh cho tôi sống đến ngày hôm nay. Tôi vẫn luôn nhắc mình và con cháu rằng, 85% xương thịt trên cơ thể tôi là của các liệt sĩ đồng đội. Ân tình đó tôi trả sao cho hết”.
Trong khi đó, nói về danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ông chỉ bộc bạch:
“Danh hiệu anh hùng là của tất cả các đồng chí liệt sĩ Sư đoàn 320 gắn cho tôi chứ bản thân tôi, tôi chỉ là người tham gia, đại diện cho anh em tôi. Công của mình là công của các anh em liệt sĩ. Ơn đó sâu sắc lắm. Trả bao giờ cho hết….”