https://kevesko.vn/20241125/don-dap-tra-bang-oreshnik--lan-ranh-do-cuoi-cung-33117312.html
Đòn đáp trả bằng Oreshnik – làn ranh đỏ cuối cùng?
Đòn đáp trả bằng Oreshnik – làn ranh đỏ cuối cùng?
Sputnik Việt Nam
Hành động phản kích bằng tên lửa đạn đạo tầm trung siêu âm mới Oreshnik là đòn cảnh cáo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Nga đối với Mỹ và phương Tây, còn bài... 25.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-25T15:12+0700
2024-11-25T15:12+0700
2024-11-25T15:12+0700
nga
quan hệ
quan điểm-ý kiến
tác giả
oreshnik
hoa kỳ
phương tây
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
đàm phán
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/16/33083266_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_ba1de8f5bc2a7127c12aa57156ca60a2.jpg
Hôm thứ Năm 21/11, Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu âm mới Oreshnik. Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu là khu liên hợp sản xuất Yuzhmash ở Dnepropetrovsk. Phát biểu trên truyền hình Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói đây là đòn đáp trả sau khi 6 tên lửa hành trình ATACMS do Mỹ sản xuất ngày 19/11 cũng như tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và HIMARS của Mỹ hôm 21/11 tấn công các mục tiêu quân sự ở vùng Bryansk và Kursk của Nga.Nga lần đầu tiên dùng tên lửa đạn đạo trang bị thiết bị siêu thanh phi hạt nhân OreshnikTổng thống Nga cũng lưu ý rằng việc đối phương sử dụng vũ khí tầm xa không thể ảnh hưởng đến tiến trình của Chiến dịch đặc biệt. Ông cũng nhấn mạnh rằng, “không có hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có nào, kể cả các hệ thống của Mỹ ở châu Âu, có thể đánh chặn tên lửa của chúng tôi như Oreshnik”. Các tên lửa mới tấn công mục tiêu với tốc độ 2–3 km/giây, khoảng 10 Mach khiến chúng không thể bị hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương đánh chặn.Các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, THAAD - tổ hợp chống tên lửa di động trên mặt đất mới nhất của Mỹ dùng để đánh chặn tên lửa tầm trung trên tầng cao nhất của khí quyển Trái đất, sẽ không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Oreshnik của Nga.Sự kiên nhẫn của Nga đối với các hành động gây hấn của Mỹ và phương Tây đã đến mức tới hạnAi cũng biết rằng, các quân nhân của Kiev không thể đủ năng lực để sử dụng các vũ khí mới và hiện đại mà Mỹ vừa cung cấp. Những quân nhân Ukraina chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ấn nút phóng. Đứng sau lưng họ là hàng chục, hàng trăm nhân viên quân sự của Mỹ, Anh đang hỗ trợ cho họ. Những người này thực hiện các nhiệm vụ xử lý thông tin về các mục tiêu ở Nga được thu thập qua vệ tinh quân sự của Mỹ, tính toán phần tử bắn, trinh sát sục sạo các vũ khí đánh chặn của Nga để phòng vệ.v.v…Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng lưu ý, vấn đề đối với Nga không chỉ còn là đòn đáp trả hành động khiêu khích đến từ phía Mỹ và phương Tây. Trên thực tế, Mỹ và phương Tây đã nhiều lần vượt qua những “ranh giới an toàn”, không chỉ đối với Châu Âu mà còn đối với an ninh toàn cầu.Đại tá Nguyễn Minh Tâm cũng nhấn mạnh rằng, đòn đáp trả hôm 21/11 cho thấy sự kiên nhẫn của Nga đối với các hành động gây hấn của Mỹ và phương Tây đã đến mức tới hạn. Có nghĩa là ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình đã trở nên mong manh hơn lúc nào hết. Có lẽ đó là “làn ranh đỏ” cuối cùng. Rất nhiều nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới, kể cả thân thiện hay không thân thiện với Nga đều nhìn thấy rõ điều đó. Nếu Mỹ và phương Tây không dừng lại thì hậu quả sẽ là không thể nói trước được.Đánh dấu một giai đoạn mới của leo thang xung độtCũng trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh: Xung đột khu vực do phương Tây gây ra tại Ukraina đã có những yếu tố mang tính toàn cầu. Ông Putin cũng gọi việc Mỹ và Anh cho phép Ukraina bắn tên lửa sâu vào lãnh thổ Nga là sự tiếp tục của đường lối leo thang.Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều cho rằng, không phải cho đến hiện nay giới cầm quyền Mỹ mới bộc lộ bộ mặt hiếu chiến thông qua vấn đề Ukraina. Những mồi lửa của cuộc chiến đã được dần dần nhen nhóm bằng cách mạng cam, bằng đảo chính Maidan cũng như vấn đề an ninh toàn cầu đã bị đe dọa từ trước đó bằng việc Mỹ đơn phương rút khỏi các thỏa thuận hạt nhân chiến lược AMD, Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), và cuối cùng là sự đổ vỡ của NEW START. Tất cả những cái đó cho thấy Mỹ sẵn sàng hy sinh an ninh của toàn nhân loại để đổi lấy sự cai trị toàn cầu của họ.Sẽ có hay không tìm kiếm khả năng thỏa hiệp?Trong bài phát biểu của mình Tổng thống Nga còn nhấn mạnh, vấn đề tiếp tục triển khai vũ khí tầm trung và gần Moskva sẽ quyết định, phụ thuộc vào những hành động của Hoa Kỳ và các vệ tinh của nó.Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề nói suông. Nếu như Mỹ đã chủ động đơn phương rút khỏi các thỏa thuận hạt nhân với Nga thì họ cần phải có trách nhiệm khắc phục những sai lầm đó bằng các thỏa thuận mới, không chỉ với Nga mà còn với Trung Quốc và các cường quốc hạt nhân khác.
https://kevesko.vn/20241123/nhung-gi-da-biet-ve-ten-lua-moi-nhat-cua-nga-oreshnik-33089690.html
phương tây
ukraina
donbass
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Tổng thống Putin: Thử nghiệm hệ thống "Oreshnik" để đáp trả hành động hiếu chiến của NATO
Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin: Thử nghiệm hệ thống "Oreshnik" để đáp trả hành động hiếu chiến của NATO.
2024-11-25T15:12+0700
true
PT2M43S
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/16/33083266_161:0:1121:720_1920x0_80_0_0_88971d5bf419098d2ee37e9db487bd02.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
nga, quan hệ, quan điểm-ý kiến, tác giả, oreshnik, hoa kỳ, phương tây, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, đàm phán, nguyễn minh tâm, tên lửa, vladimir putin, hiệp ước inf, xung đột quân sự, xung đột, himars, donbass, chiến dịch
nga, quan hệ, quan điểm-ý kiến, tác giả, oreshnik, hoa kỳ, phương tây, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, đàm phán, nguyễn minh tâm, tên lửa, vladimir putin, hiệp ước inf, xung đột quân sự, xung đột, himars, donbass, chiến dịch
Đòn đáp trả bằng Oreshnik – làn ranh đỏ cuối cùng?
Hành động phản kích bằng tên lửa đạn đạo tầm trung siêu âm mới Oreshnik là đòn cảnh cáo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Nga đối với Mỹ và phương Tây, còn bài phát biểu của Tổng thống Putin phần nào đó đã đánh dấu một giai đoạn mới của leo thang xung đột, đã làm cho cuộc đối đầu hiện nay mang một tính chất khác.
Hôm thứ Năm 21/11, Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu âm mới Oreshnik. Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu là khu liên hợp sản xuất Yuzhmash ở Dnepropetrovsk. Phát biểu trên truyền hình Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói đây là đòn đáp trả sau khi 6 tên lửa hành trình ATACMS do Mỹ sản xuất ngày 19/11 cũng như tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và HIMARS của Mỹ hôm 21/11 tấn công các mục tiêu quân sự ở vùng Bryansk và Kursk của Nga.
Nga lần đầu tiên dùng tên lửa đạn đạo trang bị thiết bị siêu thanh phi hạt nhân Oreshnik
“Trong điều kiện chiến đấu, một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của Nga đã được thử nghiệm, trong trường hợp này là tên lửa đạn đạo trang bị thiết bị siêu thanh phi hạt nhân. Các nhà khoa học tên lửa của chúng tôi gọi nó là “Oreshnik”. Cuộc thử nghiệm đã diễn ra thành công, đã đạt được mục tiêu phóng. Trên lãnh thổ Ukraina, tại thành phố Dnepropetrovsk, một trong những khu công nghiệp lớn nhất và nổi tiếng từ thời Liên Xô và hiện nay đang sản xuất tên lửa và các loại vũ khí khác, đã bị tấn công”, - Người đứng đầu nhà nước Nga nói.
Tổng thống Nga cũng lưu ý rằng việc đối phương sử dụng vũ khí tầm xa không thể ảnh hưởng đến tiến trình của Chiến dịch đặc biệt. Ông cũng nhấn mạnh rằng, “không có hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có nào, kể cả các hệ thống của Mỹ ở châu Âu, có thể đánh chặn tên lửa của chúng tôi như Oreshnik”. Các tên lửa mới tấn công mục tiêu với tốc độ 2–3 km/giây, khoảng 10 Mach khiến chúng không thể bị hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương đánh chặn.
Các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, THAAD - tổ hợp chống tên lửa di động trên mặt đất mới nhất của Mỹ dùng để đánh chặn tên lửa tầm trung trên tầng cao nhất của khí quyển Trái đất, sẽ không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Oreshnik của Nga.
Sự kiên nhẫn của Nga đối với các hành động gây hấn của Mỹ và phương Tây đã đến mức tới hạn
Ai cũng biết rằng, các quân nhân của Kiev không thể đủ năng lực để sử dụng các vũ khí mới và hiện đại mà Mỹ vừa cung cấp.
Những quân nhân Ukraina chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ấn nút phóng. Đứng sau lưng họ là hàng chục, hàng trăm nhân viên quân sự của Mỹ, Anh đang hỗ trợ cho họ. Những người này thực hiện các nhiệm vụ xử lý thông tin về các mục tiêu ở Nga được thu thập qua vệ tinh quân sự của Mỹ, tính toán phần tử bắn, trinh sát sục sạo các vũ khí đánh chặn của Nga để phòng vệ.v.v…
“Như vậy, Mỹ và phương Tây đã trực tiếp nhúng tay vào các vụ tấn công tên lửa từ Ukraina sang lãnh thổ Nga. Do đó, đòn đáp trả của Nga là lời cảnh cáo cuối cùng đối với những cái đầu nóng hiện đang có mặt ở Nhà Trắng và cả một số cái đầu nóng khác đang sắp sửa ngồi trong đó sau khi phe Dân chủ bàn giao chính quyền cho phe Cộng hòa”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long đưa ra bình luận, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng lưu ý, vấn đề đối với Nga không chỉ còn là đòn đáp trả hành động khiêu khích đến từ phía Mỹ và phương Tây. Trên thực tế, Mỹ và phương Tây đã nhiều lần vượt qua những “ranh giới an toàn”, không chỉ đối với Châu Âu mà còn đối với an ninh toàn cầu.
“Hành động phản kích bằng tên lửa đạn đạo tầm trung có tốc độ siêu âm mang đầu đạn thông thường của Nga là đòn cảnh cáo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Nga đối với Mỹ và phương Tây. Mục tiêu tấn công cũng được lựa chọn kỹ. Đó là một cơ sở nghiên cứu chế tạo hàng không vũ trụ của Ukraina”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự bình luận với Sputnik.
Đại tá Nguyễn Minh Tâm cũng nhấn mạnh rằng, đòn đáp trả hôm 21/11 cho thấy sự kiên nhẫn của Nga đối với các hành động gây hấn của Mỹ và phương Tây đã đến mức tới hạn. Có nghĩa là ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình đã trở nên mong manh hơn lúc nào hết. Có lẽ đó là “làn ranh đỏ” cuối cùng. Rất nhiều nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới, kể cả thân thiện hay không thân thiện với Nga đều nhìn thấy rõ điều đó. Nếu Mỹ và
phương Tây không dừng lại thì hậu quả sẽ là không thể nói trước được.
Đánh dấu một giai đoạn mới của leo thang xung đột
Cũng trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh: Xung đột khu vực do phương Tây gây ra tại Ukraina đã có những yếu tố mang tính toàn cầu. Ông Putin cũng gọi việc Mỹ và Anh cho phép Ukraina bắn tên lửa sâu vào lãnh thổ Nga là sự tiếp tục của đường lối leo thang.
“Có thể nói rằng, bài phát biểu của Tổng thống Putin phần nào đó đã đánh dấu một giai đoạn mới của leo thang xung đột. Bài phát biểu đã làm cho cuộc đối đầu hiện nay mang một tính chất khác. Trong thời gian xung đột diễn ra, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã không tin vào việc Nga sẽ đáp trả, xem việc Nga phản ứng là một điều gì đó phi thực tế và không khả thi. Nhưng việc Nga sử dụng Oreshnik hôm 21/11 đã chứng minh điều ngược lại. Hy vọng là những người không muốn leo thang căng thẳng ở phương Tây sẽ chú ý tới điều này”, - Nhà báo quốc tế Trần Đức Hoàng phát biểu với Sputnik.
Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều cho rằng, không phải cho đến hiện nay giới cầm quyền Mỹ mới bộc lộ bộ mặt hiếu chiến thông qua vấn đề Ukraina. Những mồi lửa của cuộc chiến đã được dần dần nhen nhóm bằng cách mạng cam, bằng đảo chính Maidan cũng như vấn đề an ninh toàn cầu đã bị đe dọa từ trước đó bằng việc Mỹ đơn phương rút khỏi các thỏa thuận hạt nhân chiến lược AMD,
Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), và cuối cùng là sự đổ vỡ của NEW START. Tất cả những cái đó cho thấy Mỹ sẵn sàng hy sinh an ninh của toàn nhân loại để đổi lấy sự cai trị toàn cầu của họ.
Sẽ có hay không tìm kiếm khả năng thỏa hiệp?
Trong bài phát biểu của mình Tổng thống Nga còn nhấn mạnh, vấn đề tiếp tục triển khai vũ khí tầm trung và gần Moskva sẽ quyết định, phụ thuộc vào những hành động của Hoa Kỳ và các vệ tinh của nó.
“Đây là lời cảnh báo rằng, Moskva sẽ không đùa. Nhưng vấn đề là phản ứng và hành động của châu Âu lại phụ thuộc vào Mỹ. Điều này lại càng làm tình hình nguy hiểm hơn, vì hiện nay ở Mỹ là thời kỳ chuyển giao quyền lực, không ai sẵn sàng chịu trách nhiệm về hậu quả của các hành động của mình, còn ông Trump thì vẫn chưa thể làm gì cả. Thời gian tới khi Donald Trump chính thức nhậm chức là một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm”, - Nhà báo quốc tế Trần Đức Hoàng bình luận với Sputnik.
Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề nói suông. Nếu như Mỹ đã chủ động đơn phương rút khỏi các thỏa thuận hạt nhân với Nga thì họ cần phải có trách nhiệm khắc phục những sai lầm đó bằng các thỏa thuận mới, không chỉ với Nga mà còn với Trung Quốc và các cường quốc hạt nhân khác.
“Người Mỹ thừa biết rằng rốt cuộc thì họ vẫn phải ngồi vào bàn đàm phán nhưng cũng như ở Việt Nam, trước khi đi đến thỏa thuận, Mỹ luôn xử sự kiểu “cố đấm ăn xôi” nhằm giành lợi thế trong đàm phán. Việc Washington “bật đèn xanh” cho Kiev vượt biên giới tấn công lãnh thổ Nga, việc Mỹ bật đèn xanh cho Kiev sử dụng tên lửa Mỹ và phương Tây tấn công lãnh thổ Nga là nhằm mục đích đó”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự bình luận với Sputnik.
“Sau đòn đáp trả xứng đáng bằng Oreshnik hôm thứ Năm và tuyên bố trên của Tổng thống Nga chắc chắn ở Mỹ và phương Tây sẽ xuất hiện suy nghĩ: Nga có thể có những vũ khí mà họ chưa biết tới, và nếu tình hình leo thang thì có thể trở nên khó lường, vậy nên chăng phải tìm kiếm khả năng thỏa hiệp. Rất hy vọng về một khả năng làm dịu tình hình và đàm phán”, - Nhà báo quốc tế Trần Đức Hoàng nói với Sputnik.