https://kevesko.vn/20241127/bi-quyet-phong-thu-cua-nga-truoc-nguy-co-de-doa-ten-lua-dan-dao-la-gi-33150090.html
Bí quyết phòng thủ của Nga trước nguy cơ đe dọa tên lửa đạn đạo là gì?
Bí quyết phòng thủ của Nga trước nguy cơ đe dọa tên lửa đạn đạo là gì?
Sputnik Việt Nam
Chủ đề phòng thủ chống lại các mối đe dọa đạn đạo trở nên cấp bách sau khi Mỹ cho phép Ukraina sử dụng tên lửa ATACMS tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh... 27.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-27T11:33+0700
2024-11-27T11:33+0700
2024-11-27T16:05+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
nga
quân sự
thế giới
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
oreshnik
https://cdn.img.kevesko.vn/img/407/77/4077753_0:0:1033:581_1920x0_80_0_0_4ec1b058f555c79a03a0ff5469d15f4d.jpg
Cuộc chiến ủy nhiệm của NATO chống Nga ở Ukraina đã leo thang mạnh mẽ vào tuần trước sau khi chính quyền Biden lặng lẽ chấp thuận việc sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS nhằm vào các mục tiêu chiến lược ở Nga. Anh và Pháp cũng làm theo, cho phép Kiev sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow và SCALP cho cùng mục đích.Tổ chức tư vấn Institute for the Study of War có trụ sở tại Washington đã tổng hợp danh sách 200 địa điểm được cho là nằm trong phạm vi phủ sóng của ATACMS, bao gồm sân bay, kho đạn dược và trụ sở chính. Quân đội Nga cho biết đã bắn hạ một số máy bay ATACMS và Storm Shadow kể từ Chủ nhật tuần trước, khi lần đầu tiên có thông tin về việc phê duyệt loại vũ khí này của Washington.Nga đáp trả hành động khiêu khích này bằng cách bắn thử tên lửa mới Oreshnik vào nhà máy quốc phòng của Ukraina ở Dnepropetrovsk. Tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung mới được cho là có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới Mach 10 và tấn công hầu hết các mục tiêu ở lục địa châu Âu.Hôm thứ Năm, trong bài phát biểu trên truyền hình về việc triển khai Oreshnik, Tổng thống Putin cảnh báo rằng Nga tự coi mình “có quyền sử dụng vũ khí của chúng tôi để chống lại các mục tiêu quân sự của những quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ tấn công các mục tiêu của chúng tôi”, và rằng “trong trường hợp xảy ra các hành động leo thang hoặc gây hấn, chúng tôi sẽ phản ứng một cách dứt khoát và đối xứng.”Trước đó ông Putin đã nói rằng Kiev không thể sử dụng độc lập các hệ thống tên lửa tầm xa do NATO cung cấp mà không có thông tin tình báo và sự hỗ trợ khác từ Liên minh, và việc triển khai những vũ khí như vậy sẽ đặt khối này vào tình trạng chiến tranh kỹ thuật với Nga.Nga có biện pháp phòng thủ nào trước tên lửa đạn đạo?Bình luận về khả năng đã sẵn có của Moskva để chống lại nguy cơ đe dọa tên lửa đạn đạo của NATO, Trung tướng Aitech Bizhev, cựu phó chỉ huy Lực lượng Không quân phụ trách Hệ thống phòng không chung của CIS, nói với Sputnik rằng Nga có "cả một hệ thống toàn diện có thể phản ứng ngay lập tức với bất kỳ thay đổi nào trong tình huống có mối đe dọa trên không".Theo Trung tướng Aitech Bizhev, cuộc thử nghiệm thành công khả năng chống đạn đạo của biến thể S-300, hay còn gọi là S-300B, hồi năm 1987 đã đặt nền móng cho những cải tiến tiếp theo, và sau đó các hệ thống tên lửa seri S đã được thử nghiệm "trên thao trường và trong mọi hoạt động tập trận", thể hiện khả năng đã được chứng minh có thể chống lại mọi loại mối đe dọa đạn đạo.S-300V: đưa vào sử dụng năm 1988. Làhệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 được hiện đại hóa, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1978. Tầm tiêu diệt mục tiêu đạn đạo: 30-40 km.S-400: Được phát triển từ những năm 80-90, đưa vào sử dụng năm 2007. Phát hiện mục tiêu đạn đạo ở khoảng cách lên tới 200 km và tiêu diệt chúng ở khoảng cách lên tới 60 km.S-500: Hệ thống phòng không di động mới nhất của Nga, đã đi vào hoạt động vào năm 2021. Có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600 km và tiêu diệt chúng ở khoảng cách lên tới 200 km.A-135 “Amur” và A-235 “Nudol”: hệ thống phòng thủ tên lửa đa kênh được thiết kế để đánh bại các nguy cơ đe dọa đạn đạo, siêu thanh và không gian (S-500 có khả năng tương tự). Chúng đã được đưa vào sử dụng lần lượt từ năm 1995 và 2019. Phạm vi phát hiện lên tới 6.000 km khi sử dụng radar cảnh báo sớm Don-2N. Tầm bắn dự kiến: 350-900 km.Tor: Hệ thống tên lửa tầm ngắn, được đưa vào sử dụng năm 1986. Được thiết kế chủ yếu để chống lại máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái, nhưng bao gồm khả năng chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Phạm vi tìm kiếm và theo dõi: 25 km. Tầm bắn: Lên tới 16 km.Buk: Hệ thống tên lửa tầm trung được phát triển vào cuối những năm 70 nhưng đã trải qua nhiều sửa đổi về tên lửa, radar và sở chỉ huy để luôn cập nhật. Khả năng phòng thủ tên lửa đã đạt được vào cuối những năm 1990. Có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và chống hạm ở cự ly 3-20 km và ở độ cao lên tới 16 km.Trung tướng Aitech Bizhev cho biết bí quyết phòng không và tên lửa của Nga nằm ở việc phân lớp hiệu quả. Đồng thời ông lưu ý rằng ngay cả trong Thế chiến thứ Hai, hệ thống phòng không phân lớp xung quanh Leningrad và Moskva đã cho phép các thành phố tránh bị ném bom nặng nề mà các thành phố Tây Âu phải hứng chịu trong chiến tranh.Ngày nay, “đây không chỉ là các nhóm phòng không địa phương” mà là “toàn bộ hệ thống phản ứng ngay lập tức với bất kỳ thay đổi nào trong tình hình với mối đe dọa trên không”, ông Bizhev giải thích.
https://kevesko.vn/20241123/nhung-gi-da-biet-ve-ten-lua-moi-nhat-cua-nga-oreshnik-33089690.html
https://kevesko.vn/20240306/stupor---he-thong-toan-dien-cua-nga-de-bao-ve-cac-muc-tieu-khoi-may-bay-khong-nguoi-lai-28552616.html
https://kevesko.vn/20240210/phao-tu-hanh-moi-floks-ket-hop-cac-chuc-nang-cua-dai-bac-luu-phao-va-sung-coi-28032665.html
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
So sánh tổ hợp S-400 «Triumph» và S-500 «Prometheus» với Patriot và THAAD
Sputnik Việt Nam
So sánh tổ hợp S-400 «Triumph» và S-500 «Prometheus» với Patriot và THAAD.
2024-11-27T11:33+0700
true
PT1M04S
Tổ hợp hệ thống tên lửa phòng không chiến thuật Tor-M2U
Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Nga công bố video ghi lại hoạt động của các tổ hợp hệ thống tên lửa phòng không chiến thuật Tor-M2U trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina.
Hệ thống biết mọi "kẻ thù trên không" trong tầm nhìn - máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và đạn đạo cũng như các phương tiện bay không người lái, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
2024-11-27T11:33+0700
true
PT3M25S
Phòng không Nga bắn hạ trực thăng tấn công Ukraina ở hướng Artemovsk
Sputnik Việt Nam
Trắc thủ tên lửa phòng không Buk-M1 của nhóm quân “Nam” bắn hạ một trực thăng tấn công Ukraina theo hướng Artemovsk, theo chỉ huy tiểu đoàn phòng không có biệt danh "Tikhiy" nói với Sputnik.
2024-11-27T11:33+0700
true
PT2M49S
https://cdn.img.kevesko.vn/img/407/77/4077753_40:0:815:581_1920x0_80_0_0_58837b00ce8ed559a8cbc30e69e4dd7c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, nga, quân sự, thế giới, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, oreshnik
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, nga, quân sự, thế giới, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, oreshnik
Bí quyết phòng thủ của Nga trước nguy cơ đe dọa tên lửa đạn đạo là gì?
11:33 27.11.2024 (Đã cập nhật: 16:05 27.11.2024) Chủ đề phòng thủ chống lại các mối đe dọa đạn đạo trở nên cấp bách sau khi Mỹ cho phép Ukraina sử dụng tên lửa ATACMS tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga, khiến Moskva phải đáp trả bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới. Nga phải tự bảo vệ mình trước loại vũ khí đặc biệt này bằng cách nào?
Cuộc chiến ủy nhiệm của NATO chống Nga ở Ukraina đã leo thang mạnh mẽ vào tuần trước sau khi chính quyền Biden lặng lẽ chấp thuận
việc sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS nhằm vào các mục tiêu chiến lược ở Nga. Anh và Pháp cũng làm theo, cho phép Kiev sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow và SCALP cho cùng mục đích.
Tổ chức tư vấn Institute for the Study of War có trụ sở tại Washington đã tổng hợp danh sách 200 địa điểm được cho là nằm trong phạm vi phủ sóng của ATACMS, bao gồm sân bay, kho đạn dược và trụ sở chính. Quân đội Nga cho biết đã bắn hạ một số máy bay ATACMS và Storm Shadow kể từ Chủ nhật tuần trước, khi lần đầu tiên có thông tin về việc phê duyệt loại vũ khí này của Washington.
Nga đáp trả hành động khiêu khích này bằng cách bắn thử tên lửa mới Oreshnik vào nhà máy quốc phòng của Ukraina ở Dnepropetrovsk. Tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung mới được cho là có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới Mach 10 và tấn công hầu hết các mục tiêu ở lục địa châu Âu.
Hôm thứ Năm, trong bài phát biểu trên truyền hình về
việc triển khai Oreshnik, Tổng thống Putin cảnh báo rằng Nga tự coi mình “có quyền sử dụng vũ khí của chúng tôi để chống lại các mục tiêu quân sự của những quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ tấn công các mục tiêu của chúng tôi”, và rằng “trong trường hợp xảy ra các hành động leo thang hoặc gây hấn, chúng tôi sẽ phản ứng một cách dứt khoát và đối xứng.”
Trước đó ông Putin đã nói rằng Kiev không thể sử dụng độc lập các hệ thống tên lửa tầm xa do NATO cung cấp mà không có thông tin tình báo và sự hỗ trợ khác từ Liên minh, và việc triển khai những vũ khí như vậy sẽ đặt khối này vào tình trạng chiến tranh kỹ thuật với Nga.
Nga có biện pháp phòng thủ nào trước tên lửa đạn đạo?
Bình luận về khả năng đã sẵn có của Moskva để chống lại nguy cơ đe dọa tên lửa đạn đạo của NATO, Trung tướng Aitech Bizhev, cựu phó chỉ huy Lực lượng Không quân phụ trách Hệ thống phòng không chung của CIS, nói với Sputnik rằng Nga có "cả một hệ thống toàn diện có thể phản ứng ngay lập tức với bất kỳ thay đổi nào trong tình huống có mối đe dọa trên không".
Theo Trung tướng Aitech Bizhev, cuộc thử nghiệm thành công khả năng chống đạn đạo của biến thể S-300, hay còn gọi là S-300B, hồi năm 1987 đã đặt nền móng cho những cải tiến tiếp theo, và sau đó các hệ thống tên lửa seri S đã được thử nghiệm "trên thao trường và trong mọi hoạt động tập trận", thể hiện khả năng đã được chứng minh có thể chống lại mọi loại mối đe dọa đạn đạo.
S-300V: đưa vào sử dụng năm 1988. Làhệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 được hiện đại hóa, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1978. Tầm tiêu diệt mục tiêu đạn đạo: 30-40 km.
S-400: Được phát triển từ những năm 80-90, đưa vào sử dụng năm 2007. Phát hiện mục tiêu đạn đạo ở khoảng cách lên tới 200 km và tiêu diệt chúng ở khoảng cách lên tới 60 km.
S-500: Hệ thống phòng không di động mới nhất của Nga, đã đi vào hoạt động vào năm 2021. Có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600 km và tiêu diệt chúng ở khoảng cách lên tới 200 km.
A-135 “Amur” và A-235 “Nudol”: hệ thống phòng thủ tên lửa đa kênh được thiết kế để đánh bại các nguy cơ đe dọa đạn đạo, siêu thanh và không gian (S-500 có khả năng tương tự). Chúng đã được đưa vào sử dụng lần lượt từ năm 1995 và 2019. Phạm vi phát hiện lên tới 6.000 km khi sử dụng radar cảnh báo sớm Don-2N. Tầm bắn dự kiến: 350-900 km.
Tor: Hệ thống tên lửa tầm ngắn, được đưa vào sử dụng năm 1986. Được thiết kế chủ yếu để chống lại máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái, nhưng bao gồm khả năng chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Phạm vi tìm kiếm và theo dõi: 25 km. Tầm bắn: Lên tới 16 km.
Buk: Hệ thống tên lửa tầm trung được phát triển vào cuối những năm 70 nhưng đã trải qua nhiều sửa đổi về tên lửa, radar và sở chỉ huy để luôn cập nhật. Khả năng phòng thủ tên lửa đã đạt được vào cuối những năm 1990. Có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và chống hạm ở cự ly 3-20 km và ở độ cao lên tới 16 km.
“Các hệ thống phòng không đi trước các loại vũ khí tấn công mà chúng được thiết kế để chống lại từ 5 đến 10 năm”, - ông Bizhev cho biết và lưu ý rằng Liên Xô bắt đầu hoàn thành công việc chế tạo các hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên vào cuối những năm 1980, khi NATO bắt đầu triển khai thế hệ mới vũ khí đạn đạo có độ chính xác cao. Ban đầu, nhiệm vụ của hệ thống phòng thủ tên lửa của Liên Xô (và kể từ năm 1991, của Nga) là đảm bảo phòng thủ bảo vệ Moskva, tỉnh Moskva và các khu công nghiệp trung tâm.
Trung tướng Aitech Bizhev cho biết bí quyết phòng không và tên lửa của Nga nằm ở việc phân lớp hiệu quả. Đồng thời ông lưu ý rằng ngay cả trong Thế chiến thứ Hai, hệ thống phòng không phân lớp xung quanh Leningrad và Moskva đã cho phép các thành phố tránh bị ném bom nặng nề mà các thành phố Tây Âu phải hứng chịu trong chiến tranh.
Ngày nay, “đây không chỉ là các nhóm phòng không địa phương” mà là “toàn bộ hệ thống phản ứng ngay lập tức với bất kỳ thay đổi nào trong tình hình với mối đe dọa trên không”, ông Bizhev giải thích.
“Mọi thứ đều được radar kiểm soát chặt chẽ. Mọi thứ bay đều có thể nhìn thấy được ở các trung tâm tình huống - từ sở chỉ huy của các đại đội radar đến sở chỉ huy trung tâm của Bộ Tổng tham mưu”, - trung tướng Bizhev nói.