https://kevesko.vn/20241204/trung-quoc-keu-goi-philippines-ngung-khieu-khich-o-bien-dong-33316666.html
Trung Quốc kêu gọi Philippines ngừng khiêu khích ở Biển Đông
Trung Quốc kêu gọi Philippines ngừng khiêu khích ở Biển Đông
Sputnik Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian cho biết hôm thứ Tư Trung Quốc khuyến nghị Philippines ngay lập tức chấm dứt các hành vi vi phạm và khiêu... 04.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-04T21:42+0700
2024-12-04T21:42+0700
2024-12-05T01:42+0700
biển đông
trung quốc
trường sa
philippines
bộ ngoại giao trung quốc
thông tin
thế giới
bắc kinh
vi phạm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/812/84/8128426_0:108:2730:1644_1920x0_80_0_0_62d7fc7362af013fa76c4af18c18f47b.jpg
Ông nói thêm “Trung Quốc khuyến nghị Philippines ngay lập tức chấm dứt các hành vi vi phạm và khiêu khích, đồng thời không nên thách thức quyết tâm vững chắc của Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.Hôm thứ Tư, đại diện chính thức Cục Cảnh sát Hàng hải Trung Quốc, Liu Dejun, cho biết các tàu Cảnh sát biển Philippines áp sát một cách nguy hiểm các tàu Trung Quốc trong vùng biển thuộc đảo Hoàng Nham tranh chấp ở Biển Đông. Ông lưu ý “phía Trung Quốc thực hiện quyền kiểm soát các khu vực này theo luật pháp và quy định”. Sau đó, phát ngôn viên Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Jay Tarriela cho biết tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu chính phủ Philippines.Gần đây, tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền, liên tục xảy ra các vụ va chạm tàu thuyền của hai bên, trong đó có những vụ nghiêm trọng, như tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi tàu tuần duyên Philippines ra ngoài khu vực tranh chấp.Trung Quốc tranh chấp trong nhiều thập kỷ với một số quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quyền sở hữu lãnh thổ đối với một số đảo ở Biển Đông, nơi phát hiện trữ lượng dầu khí đáng kể trên thềm lục địa này. Chúng ta nói về quần đảo Tây Sa (Quần đảo Hoàng Sa), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Hoàng Nham (Rạn san hô Scarborough). Những tranh chấp này liên quan đến Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines ở các mức độ khác nhau.Tình hình trong khu vực thường phức tạp do sự đi qua của tàu chiến Mỹ, mà theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh, quan chức Washington tuyên bố tàu Mỹ sẽ đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.Vào tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague, sau yêu sách của Philippines, ra phán quyết Trung Quốc không có cơ sở cho các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa án quyết định các vùng lãnh thổ tranh chấp của quần đảo Trường Sa không phải là đảo và không hình thành vùng đặc quyền kinh tế. Sau đó, Bắc Kinh trả lời họ không coi quyết định của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague là có hiệu lực và không công nhận hay chấp nhận phán quyết đó.
https://kevesko.vn/20241015/trung-quoc-keu-goi-philippines-ngan-chan-tinh-hinh-tro-nen-phuc-tap-o-bien-dong-32392856.html
https://kevesko.vn/20241015/tau-hai-canh-trung-quoc-va-cham-voi-tau-philippines-o-bien-dong-32385304.html
biển đông
trung quốc
trường sa
philippines
bắc kinh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/812/84/8128426_0:0:2730:2048_1920x0_80_0_0_96ff4af07aed0845b28c0e325a4c8c62.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung quốc, trường sa, philippines, bộ ngoại giao trung quốc, thông tin, thế giới, bắc kinh, vi phạm
trung quốc, trường sa, philippines, bộ ngoại giao trung quốc, thông tin, thế giới, bắc kinh, vi phạm
Trung Quốc kêu gọi Philippines ngừng khiêu khích ở Biển Đông
21:42 04.12.2024 (Đã cập nhật: 01:42 05.12.2024) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian cho biết hôm thứ Tư Trung Quốc khuyến nghị Philippines ngay lập tức chấm dứt các hành vi vi phạm và khiêu khích ở Biển Đông.
"Quần đảo Hoàng Nham (Rạn san hô Scarborough) là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Philippines điều động một số tàu cảnh sát biển và tàu dịch vụ nhằm cố gắng xâm chiếm lãnh hải quần đảo Hoàng Nham. Trung Quốc thực hiện các biện pháp cần thiết theo luật pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền và lợi ích hàng hải, hành động hợp lý, hợp pháp, chuyên nghiệp và kiềm chế”, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn lời Lin Jian.
Ông nói thêm “Trung Quốc khuyến nghị Philippines ngay lập tức chấm dứt các hành vi vi phạm và khiêu khích, đồng thời không nên thách thức quyết tâm vững chắc của Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Hôm thứ Tư, đại diện chính thức Cục Cảnh sát Hàng hải Trung Quốc, Liu Dejun, cho biết các tàu Cảnh sát biển Philippines áp sát một cách nguy hiểm các tàu Trung Quốc trong vùng biển thuộc đảo Hoàng Nham tranh chấp
ở Biển Đông. Ông lưu ý “phía Trung Quốc thực hiện quyền kiểm soát các khu vực này theo luật pháp và quy định”. Sau đó, phát ngôn viên Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Jay Tarriela cho biết tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu chính phủ Philippines.
Gần đây, tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền, liên tục xảy ra các vụ va chạm tàu thuyền của hai bên, trong đó có những vụ nghiêm trọng, như tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi tàu tuần duyên Philippines ra ngoài khu vực tranh chấp.
Trung Quốc tranh chấp trong nhiều thập kỷ với một số quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quyền sở hữu lãnh thổ đối với một số đảo ở Biển Đông, nơi phát hiện trữ lượng dầu khí đáng kể trên thềm lục địa này. Chúng ta nói về quần đảo Tây Sa (Quần đảo Hoàng Sa), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Hoàng Nham (Rạn san hô Scarborough). Những tranh chấp này liên quan đến
Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines ở các mức độ khác nhau.
Tình hình trong khu vực thường phức tạp do sự đi qua của tàu chiến Mỹ, mà theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh, quan chức Washington tuyên bố tàu Mỹ sẽ đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Vào tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague, sau yêu sách của Philippines, ra phán quyết
Trung Quốc không có cơ sở cho các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa án quyết định các vùng lãnh thổ tranh chấp của quần đảo Trường Sa không phải là đảo và không hình thành vùng đặc quyền kinh tế. Sau đó, Bắc Kinh trả lời họ không coi quyết định của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague là có hiệu lực và không công nhận hay chấp nhận phán quyết đó.