https://kevesko.vn/20241231/tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2024-vuot-nhung-du-bao-lac-quan-nhat-33845819.html
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024: Vượt những dự báo lạc quan nhất
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024: Vượt những dự báo lạc quan nhất
Sputnik Việt Nam
Năm 2024, bất chấp mọi thách thức, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á. 31.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-31T18:27+0700
2024-12-31T18:27+0700
2024-12-31T18:28+0700
tổng kết 2024 và dự báo 2025
kinh tế
việt nam
đông nam á
năng lượng
an ninh
quan điểm-ý kiến
tác giả
gdp
fdi
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/1d/33844009_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_96e75605fb6770dc6126ac07f4b750dc.jpg
Năm 2024, bất chấp tình hình thế giới và trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức như những biến động khó lường, lạm phát tăng cao, xung đột địa chính trị căng thẳng, không có dấu hiệu giảm…nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được những khó khăn đó và đạt được những thành tựu nổi bật. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á.Tổng kết hoạt động kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu các vấn đề đối nội của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hồng Long.Tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 7% GDP, vượt mức mục tiêu đề raSputnik: Kính chào ông Nguyễn Hồng Long! Chỉ còn vài ngày nữa là năm 2024 kết thúc, nhìn lại hoạt động kinh tế của Việt Nam năm qua, theo ông, điểm sáng nổi bật nhất là gì?Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia kinh tế:Điểm sáng nổi bật nhất của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 là khắc phục nhanh chóng và triệt để những hậu quả của Đại dịch COVID-19, tạo đà tăng trưởng vượt ra ngoài những dự báo lạc quan nhất. Với tốc độ tăng trưởng GDP 7% trong cả năm 2024 (Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, năm 2024, tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 7% GDP, vượt mức mục tiêu đề ra là 6 - 6,5% GDP), Việt Nam vươn lên vị trí là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.Hiện Việt Nam có quy mô kinh tế trong top 5 trong ASEAN và đứng trong hàng 35 nền kinh tế lớn trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR), năm 2024, với quy mô GDP theo giá hiện hành đạt 450 tỷ USD, Việt Nam dự kiến ở vị trí 34 trên Bảng xếp hạng liên minh kinh tế thế giới (World Economic League Table – WELT).Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.Việt Nam đã hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, tạo ra nền kinh tế mở và tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn, là một trong 5 nền kinh tế có độ mở lớn nhất trên thị trường quốc tế. Điểm mấu chốt để tạo nên thành công đó là Việt Nam đã chuyển dịch từ việc giảm khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ và công nghiệp theo hướng hiện đại hơn. Sự dịch chuyển này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng về giá trị gia tăng của nền kinh tế cũng như các ngành kinh tế của Việt Nam.Hoạt động xuất nhập khẩu đã trợ lực rất tích cực cho nền kinh tếTrong năm 2024, xuất - nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt kỷ lục mới và giữ tốc độ tăng trưởng trong 9 năm liên tục. Tính đến ngày 15/12/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ 2023, trong đó, xuất khẩu đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, một số nhóm hàng tăng mạnh như máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 18,05 tỷ USD (tăng 21,4%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 6,67 tỷ USD (tăng 16,8%); sắt thép các loại tăng 2,02 tỷ USD (tăng 20,2%)… so với cùng kỳ năm 2023.Theo báo cáo hồi tháng 11/2024 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam nằm trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23. Ở chiều nhập khẩu, trong 30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 22 với 326 tỷ USD, chiếm 1,3% tỷ trọng nhập khẩu toàn cầu.Mặc dù xuất nhập khẩu đạt con số ấn tượng, trên 747 tỷ USD, nhưng khối FDI chiếm ưu thế.Sputnik: Theo ông, kết quả như vậy trong hoạt động xuất nhập khẩu có được là nhờ vào những yếu tố nào?Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia kinh tế:Có được điều đó là nhờ sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của các thị trường truyền thống và các thị trường mới để tăng năng lực xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh. Bên cạnh đó là khả năng thích ứng, linh hoạt, chủ động của cộng đồng doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ với vai trò kiến tạo của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương. Hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự trợ lực một cách rất tích cực cho nền kinh tế. Theo đó, chỉ số tăng trưởng công nghiệp, sự hồi phục của ngành chế biến chế tạo đã được hỗ trợ rất lớn nhờ hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng.Tuy đặt mũi nhọn phát triển vào kinh tế công nghệ cao và kinh tế số nhưng Việt Nam vẫn không “bỏ quên” nông nghiệp. Trong năm qua và những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trò là bệ đỡ cho ngành kinh tế, đóng góp không chỉ cho xuất khẩu, mà còn ổn định lạm phát, ổn định sinh kế của hàng triệu nông dân. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đã phát huy được lợi thế so sánh, thích ứng được nhu cầu và thị hiếu của thị trường toàn cầu.Đó cũng là nhờ vào sự hỗ trợ rất lớn từ cơ chế chính sách, cộng với nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tiếp cận, hiểu sâu hơn về thị trường, biết cách tổ chức sản xuất và thương mại theo chuỗi, phản xạ nhanh trước tất cả những biến động, đặc biệt là những đòi hỏi của các thị trường khó tính… cộng hưởng các yếu tố đó tạo nên một bức tranh kinh tế lạc quan của Việt Nam trong năm 2024.Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân Việt NamTheo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 30/11/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 20,2 tỷ USD, chiếm gần 64,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 8,7% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,63 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 89,1% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,37 tỷ USD và hơn 1,12 tỷ USD.Đã có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2024. Trong đó, Xin-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9,14 tỷ USD, chiếm hơn 29,1% tổng vốn đầu tư, tăng 53,7% so với cùng kỳ 2023. Hàn Quốc đứng thứ hai với hơn 3,89 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư, giảm 9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 22,4%) và GVMCP (chiếm 25,0%).Về đầu tư, điểm sáng nhất là việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA trong tháng 12/2024. NVIDIA là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay trong lĩnh vực AI và bán dẫn, hiện có hơn 28.000 kỹ sư và sở hữu hệ sinh thái rộng lớn gồm gần 100 doanh nghiệp về AI, hợp tác với 36 trường đại học lớn trên toàn cầu. Cho nên, sự kiện này được đánh giá là mang tính bước ngoặt lịch sử, là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) về AI hàng đầu châu Á, tạo đột phá cho các ngành công nghệ then chốt và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho nguồn nhân lực trong nước.Những điểm nghẽn cần khắc phụcSputnik: Bên cạnh những thành công nổi bật nói trên, theo đánh giá của ông, nền kinh tế Việt Nam có những nhược điểm nào và những gì cần làm để khắc phục chúng?Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia kinh tế:Song song với những thành tựu đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn bộc lộ 3 nhược điểm lớn cần khắc phục.Một là năng suất lao động thấp. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2024 thậm chí còn thấp hơn năm 2023 và một số năm trước đó. Tình trạng này chỉ có thể được khắc phục nếu Việt Nam coi trọng đào tạo nghề nghiệp, nhất là những nghề nghiệp có chất lượng lao động cao gắn với công nghệ số hóa. Bên cạnh đó là chuyển hướng đầu tư có chiều sâu, kiên quyết loại bỏ công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu, công nghệ phát thải lớn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc của người lao động. Vì vậy, tập trung nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như của từng doanh nghiệp. Để làm được việc này, Nhà nước cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho công tác đào tạo, nâng cao năng lực và chất lượng tay nghề của người lao động. Bên cạnh đó, cơ chế lương, thưởng cũng cần cải tiến để khuyến khích người lao động có động lực làm việc mạnh mẽ hơn.Hai là cơ chế chính sách còn nhiều điểm nghẽn về thể chế. Pháp luật rườm rà, chồng chéo với nhiều quy định mâu thuẫn nhau, khiến cho các doanh nghiệp chịu nhiều sức ép và sự vướng víu khi chấp hành đúng văn bản pháp quy này thì lại sai phạm với văn bản pháp quy khác. Vì vậy việc nâng cao chất lượng công tác lập pháp, đặc biệt là lập pháp về kinh tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp và người lao động. Trước mắt, cần rà soát lại các luật và văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến kinh tế, đến hoạt động sản xuất và thương mại, đến logistic và các quy định khác. Kiên quyết loại bỏ, chấm dứt hiệu lực và sửa đổi các quy định pháp luật về kinh tế để tăng cường hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Dứt khoát xóa bỏ tình trạng “không quản được thì cấm”!Ba là bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế cồng kềnh và kém hiệu quả. Đơn giản như một hạt cát trong xây dựng cũng chịu sự quản lý của tới 4 bộ ngành gồm Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp, Xây dựng và Giao thông vận tải. Trong khi đó lại có không ít lĩnh vực bị “bỏ trống”, không ai chịu trách nhiệm. Vì vậy, việc cải cách thể chế, tinh giản bộ máy, sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương là việc làm cấp bách và rất cần thiết hiện nay để giảm chi ngân sách thường xuyên, tăng thêm nguồn lực đầu tư cho các ngành kinh tế.Sputnik: Chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho Sputnik. Xin chúc mừng ông Năm Mới 2025!
https://kevesko.vn/20240716/von-fdi-vao-viet-nam-dat-ket-qua-an-tuong-30855964.html
https://kevesko.vn/20241229/thanh-cong-ruc-ro-cua-ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-nam-2024-33837526.html
đông nam á
trung quốc
hàn quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/1d/33844009_161:0:1121:720_1920x0_80_0_0_cb2a16b00b92fa6ae09645d25cdffc57.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
kinh tế, việt nam, đông nam á, năng lượng, an ninh, quan điểm-ý kiến, tác giả, gdp, fdi, asean, xuất khẩu, xuất nhập khẩu, nhập khẩu, thương mại, quan hệ thương mại, vốn, đầu tư, trung quốc, hàn quốc, ai, công nghệ, chuyên gia, thế giới, doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng
kinh tế, việt nam, đông nam á, năng lượng, an ninh, quan điểm-ý kiến, tác giả, gdp, fdi, asean, xuất khẩu, xuất nhập khẩu, nhập khẩu, thương mại, quan hệ thương mại, vốn, đầu tư, trung quốc, hàn quốc, ai, công nghệ, chuyên gia, thế giới, doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng
Năm 2024, bất chấp tình hình thế giới và trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức như những biến động khó lường, lạm phát tăng cao, xung đột địa chính trị căng thẳng, không có dấu hiệu giảm…nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được những khó khăn đó và đạt được những thành tựu nổi bật. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Tổng kết hoạt động kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu các vấn đề đối nội của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hồng Long.
Tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 7% GDP, vượt mức mục tiêu đề ra
Sputnik: Kính chào ông Nguyễn Hồng Long! Chỉ còn vài ngày nữa là năm 2024 kết thúc, nhìn lại hoạt động kinh tế của Việt Nam năm qua, theo ông, điểm sáng nổi bật nhất là gì?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia kinh tế:
Điểm sáng nổi bật nhất của
kinh tế Việt Nam trong năm 2024 là khắc phục nhanh chóng và triệt để những hậu quả của Đại dịch COVID-19, tạo đà tăng trưởng vượt ra ngoài những dự báo lạc quan nhất. Với tốc độ tăng trưởng GDP 7% trong cả năm 2024 (Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, năm 2024, tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 7% GDP, vượt mức mục tiêu đề ra là 6 - 6,5% GDP), Việt Nam vươn lên vị trí là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.
Hiện Việt Nam có quy mô kinh tế trong top 5 trong ASEAN và đứng trong hàng 35 nền kinh tế lớn trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR), năm 2024, với quy mô GDP theo giá hiện hành đạt 450 tỷ USD, Việt Nam dự kiến ở vị trí 34 trên Bảng xếp hạng liên minh kinh tế thế giới (World Economic League Table – WELT).
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Việt Nam đã hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, tạo ra nền kinh tế mở và tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn, là một trong 5 nền kinh tế có độ mở lớn nhất trên thị trường quốc tế. Điểm mấu chốt để tạo nên thành công đó là Việt Nam đã chuyển dịch từ việc giảm khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ và công nghiệp theo hướng hiện đại hơn. Sự dịch chuyển này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng về giá trị gia tăng của nền kinh tế cũng như các ngành kinh tế của Việt Nam.
Hoạt động xuất nhập khẩu đã trợ lực rất tích cực cho nền kinh tế
Trong năm 2024, xuất - nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt kỷ lục mới và giữ tốc độ tăng trưởng trong 9 năm liên tục. Tính đến ngày 15/12/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ 2023, trong đó, xuất khẩu đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Trong số các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam, một số nhóm hàng tăng mạnh như máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 18,05 tỷ USD (tăng 21,4%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 6,67 tỷ USD (tăng 16,8%); sắt thép các loại tăng 2,02 tỷ USD (tăng 20,2%)… so với cùng kỳ năm 2023.
Theo báo cáo hồi tháng 11/2024 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam nằm trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23. Ở chiều nhập khẩu, trong 30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 22 với 326 tỷ USD, chiếm 1,3% tỷ trọng nhập khẩu toàn cầu.
Mặc dù xuất nhập khẩu đạt con số ấn tượng, trên 747 tỷ USD, nhưng khối FDI chiếm ưu thế.
Sputnik: Theo ông, kết quả như vậy trong hoạt động xuất nhập khẩu có được là nhờ vào những yếu tố nào?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia kinh tế:
Có được điều đó là nhờ sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của các thị trường truyền thống và các thị trường mới để tăng năng lực xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh. Bên cạnh đó là khả năng thích ứng, linh hoạt, chủ động của cộng đồng doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ với vai trò kiến tạo của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương. Hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự trợ lực một cách rất tích cực cho nền kinh tế. Theo đó, chỉ số tăng trưởng công nghiệp, sự hồi phục của ngành chế biến chế tạo đã được hỗ trợ rất lớn nhờ hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng.
Tuy đặt mũi nhọn phát triển vào
kinh tế công nghệ cao và kinh tế số nhưng Việt Nam vẫn không “bỏ quên” nông nghiệp. Trong năm qua và những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trò là bệ đỡ cho ngành kinh tế, đóng góp không chỉ cho xuất khẩu, mà còn ổn định lạm phát, ổn định sinh kế của hàng triệu nông dân. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đã phát huy được lợi thế so sánh, thích ứng được nhu cầu và thị hiếu của thị trường toàn cầu.
Đó cũng là nhờ vào sự hỗ trợ rất lớn từ cơ chế chính sách, cộng với nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tiếp cận, hiểu sâu hơn về thị trường, biết cách tổ chức sản xuất và thương mại theo chuỗi, phản xạ nhanh trước tất cả những biến động, đặc biệt là những đòi hỏi của các thị trường khó tính… cộng hưởng các yếu tố đó tạo nên một bức tranh kinh tế lạc quan của Việt Nam trong năm 2024.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân Việt Nam
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 30/11/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 20,2 tỷ USD, chiếm gần 64,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 8,7% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,63 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 89,1% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,37 tỷ USD và hơn 1,12 tỷ USD.
Đã có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2024. Trong đó, Xin-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9,14 tỷ USD, chiếm hơn 29,1% tổng vốn đầu tư, tăng 53,7% so với cùng kỳ 2023. Hàn Quốc đứng thứ hai với hơn 3,89 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư, giảm 9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…
Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 22,4%) và GVMCP (chiếm 25,0%).
Về đầu tư, điểm sáng nhất là việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và
Tập đoàn NVIDIA trong tháng 12/2024. NVIDIA là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay trong lĩnh vực AI và bán dẫn, hiện có hơn 28.000 kỹ sư và sở hữu hệ sinh thái rộng lớn gồm gần 100 doanh nghiệp về AI, hợp tác với 36 trường đại học lớn trên toàn cầu. Cho nên, sự kiện này được đánh giá là mang tính bước ngoặt lịch sử, là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) về AI hàng đầu châu Á, tạo đột phá cho các ngành công nghệ then chốt và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho nguồn nhân lực trong nước.
Những điểm nghẽn cần khắc phục
Sputnik: Bên cạnh những thành công nổi bật nói trên, theo đánh giá của ông, nền kinh tế Việt Nam có những nhược điểm nào và những gì cần làm để khắc phục chúng?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, chuyên gia kinh tế:
Song song với những thành tựu đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn bộc lộ 3 nhược điểm lớn cần khắc phục.
Một là năng suất lao động thấp. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2024 thậm chí còn thấp hơn năm 2023 và một số năm trước đó. Tình trạng này chỉ có thể được khắc phục nếu Việt Nam coi trọng đào tạo nghề nghiệp, nhất là những nghề nghiệp có chất lượng lao động cao gắn với công nghệ số hóa. Bên cạnh đó là chuyển hướng đầu tư có chiều sâu, kiên quyết loại bỏ công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu, công nghệ phát thải lớn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc của người lao động. Vì vậy, tập trung nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như của từng
doanh nghiệp. Để làm được việc này, Nhà nước cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho công tác đào tạo, nâng cao năng lực và chất lượng tay nghề của người lao động. Bên cạnh đó, cơ chế lương, thưởng cũng cần cải tiến để khuyến khích người lao động có động lực làm việc mạnh mẽ hơn.
29 Tháng Mười Hai 2024, 15:32
Hai là cơ chế chính sách còn nhiều điểm nghẽn về thể chế. Pháp luật rườm rà, chồng chéo với nhiều quy định mâu thuẫn nhau, khiến cho các doanh nghiệp chịu nhiều sức ép và sự vướng víu khi chấp hành đúng văn bản pháp quy này thì lại sai phạm với văn bản pháp quy khác. Vì vậy việc nâng cao chất lượng công tác lập pháp, đặc biệt là lập pháp về kinh tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp và người lao động. Trước mắt, cần rà soát lại các luật và văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến kinh tế, đến hoạt động sản xuất và thương mại, đến logistic và các quy định khác. Kiên quyết loại bỏ, chấm dứt hiệu lực và sửa đổi các quy định pháp luật về kinh tế để tăng cường hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Dứt khoát xóa bỏ tình trạng “không quản được thì cấm”!
Ba là bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế cồng kềnh và kém hiệu quả. Đơn giản như một hạt cát trong xây dựng cũng chịu sự quản lý của tới 4 bộ ngành gồm Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp, Xây dựng và Giao thông vận tải. Trong khi đó lại có không ít lĩnh vực bị “bỏ trống”, không ai chịu trách nhiệm. Vì vậy, việc cải cách thể chế, tinh giản bộ máy, sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương là việc làm cấp bách và rất cần thiết hiện nay để giảm chi ngân sách thường xuyên, tăng thêm nguồn lực đầu tư cho các ngành kinh tế.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho Sputnik. Xin chúc mừng ông Năm Mới 2025!