Khởi động lại dự án điện hạt nhân, Việt Nam chọn xong đối tác nước ngoài chưa?

© Ảnh : http://baodatviet.vnDự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2025
Đăng ký
Để thực hiện hai dự án điện nguyên tử, Việt Nam cần gấp rút hoàn thiện Luật Năng lượng nguyên tử, cấp bách triển khai việc chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực; EVN và PVN được giao làm chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Việt Nam chọn xong đối tác nước ngoài chưa? Ai sẽ là đối tác nặng ký nhất?
Đúng một tháng trước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/1/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo ngày 4/2, Thủ tướng Việt Nam đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Tập đoàn Công nghiệp năng lượng quốc gia (PVN) sẽ làm chủ đầu tư nhà máy Ninh Thuận 2, đòi hỏi đảm bảo hoàn thành vào cuối 2030.

Hành lang pháp lý để triển khai dự án điện hạt nhân

Theo ý kiến chung của các chuyên gia Sputnik đã phỏng vấn, hành lang pháp lý để triển khai dự án điện hạt nhân về cơ bản là đầy đủ. Cuối năm 2024, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua, còn các định pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, an toàn, bảo vệ môi trường cũng đủ cơ sở để thực hiện.
Nhưng để tạo được hành lang pháp lý vững chắc cho các dự án điện hạt nhân quan trọng, cần hoàn thiện thể chế, đặc biệt là sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử. Hiện đây là nhiệm vụ rất cấp bách.

“Những thách thức, khó khăn chính hiện nay là phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về đảm bảo an toàn an ninh hạt nhân; về các vấn đề hạ tầng liên quan đến điện hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA thì có 19 vấn đề cần rà soát lại, xem xét trong bối cảnh hiện nay”, - TSKH Trần Hoàng Minh, chuyên gia về điện hạt nhân phát biểu với Sputnik.

“Luật Năng lượng nguyên tử được ban hành năm 2008. Nó đã tạo khung pháp lý quan trọng cho việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Tuy nhiên, sau 15 năm ban hành, nhiều quy định trong luật này đã bộc lộ sự bất cập, không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hạt nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, việc sửa đổi luật càng trở nên cấp thiết hơn khi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”, - Nhà báo Trần Hoàng nói với Sputnik.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2024
Việt Nam sẽ có “chính sách đặc thù” làm điện hạt nhân Ninh Thuận
Theo Bộ KH&CN, hiện nay cả Việt Nam có hơn 1.900 cơ sở bức xạ, một số cơ sở hạt nhân trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam trong đó có Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Viện này đang quản lý, vận hành an toàn Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu công suất 500kW phục vụ nghiên cứu vật lý hạt nhân, vật lý bức xạ, kỹ thuật phân tích hạt nhân và đặc biệt sản xuất một số đồng vị phóng xạ cho y tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phối hợp với đối tác Nga triển khai dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu KHCN hạt nhân tại Đồng Nai với lò phản ứng nghiên cứu đa mục tiêu công suất 10MW (trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19-20/6, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) A.E. Likhachev và Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã ký kết bản ghi nhớ về kế hoạch triển khai dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu KHCN hạt nhân tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu KHCN hạt nhân vì mục đích hòa bình.

“Việt Nam đã tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, vì thế nhu cầu sửa luật càng trở nên cấp bách. Nhưng rất cần tham khảo mô hình luật mẫu của IAEA và kinh nghiệm quốc tế”, - TSKH Trần Hoàng Minh, chuyên gia về điện hạt nhân phát biểu với Sputnik.

TSKH Trần Hoàng Minh cũng lưu ý rằng, hiện tại, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước, điều ước quốc tế về an toàn, an ninh, ứng phó sự cố và chống khủng bố hạt nhân, tuy nhiên chưa tham gia công ước về đền bù thiệt hại hạt nhân. Ngoài ra, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định cụ thể về quản lý, vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân và các công trình phụ trợ liên quan. Luật Năng lượng Nguyên tử cũng cần được bổ sung các quy định liên quan đến bảo mật thông tin, cấp phép và giám sát hoạt động liên quan đến vật liệu phóng xạ.

Việt Nam hướng tới giải quyết việc thiếu hụt nhân lực cho ngành điện hạt nhân

“Nguồn nhân lực cũng rất quan trọng: Nguồn nhân lực đảm bảo sự thành công của dự án. Việt Nam đã có giai đoạn chuẩn bị cho điện hạt nhân trước đây, tuy nhiên quá trình dừng 8 năm dẫn đến phân tán nguồn nhân lực đã có, cần phải rà soát, cũng như kế hoạch rõ ràng trong việc chuẩn bị nhân lực cho dự án. Nga đã hỗ trợ đào tạo nhiều kỹ sư và chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Trên 300 sinh viên đã được gửi sang Nga đào tạo trong giai đoạn 2010-2016. Đây sẽ là nguồn nhân lực tốt cho dự án”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

AI đã mô tả nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam trông như thế nào trong tương lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2025
8 nơi ở Việt Nam có thể xây nhà máy điện hạt nhân
Theo đánh giá chung, để đáp ứng về nhân lực cho triển khai cả 2 dự án nhà máy điện hạt nhân (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, công suất 2x2.000 MW), cần 2.400 chuyên gia.
Theo Tiến sỹ Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam là nguồn nhân lực. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ứng dụng, số lượng cán bộ đầu đàn cần tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện nay mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển. Năng lượng nguyên tử là ngành rất khó học tập, nghiên cứu. Để đào tạo được một chuyên gia làm việc được phải mất trên 10 năm. Với chuyên gia đầu ngành, thời gian có thể nhiều hơn và đi kèm những điều kiện đặc biệt khác. Tiến sỹ Trần Chí Thành cho rằng, việc tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhân là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ cho ngành Năng lượng nguyên tử. Để thực hiện thành công chương trình phát triển điện hạt nhân, đòi hỏi Việt Nam phải có đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý, vận hành hùng mạnh, có năng lực khoa học công nghệ, sản xuất công nghiệp tốt hỗ trợ cho việc đảm bảo chất lượng trong triển khai xây dựng, đưa vào vận hành an toàn các nhà máy điện hạt nhân trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, cũng như nâng cao năng lực nội địa hóa, sản xuất các thiết bị điện hạt nhân.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã rà soát hiện trạng nguồn nhân lực của Bộ phục vụ chương trình điện hạt nhân; từ đó đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung nhân lực, cũng như đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - khoa học, hỗ trợ khoa học và kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân. Bộ dự kiến sẽ trình Thủ tướng ban hành kế hoạch này trong quý III/2025. Hiện Bộ đã đề xuất và kiến nghị Chính phủ xem xét việc xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút sinh viên theo học các ngành về điện hạt nhân.

“Với việc rất thiếu hụt nguồn nhân lực, không chỉ chuyên gia về công nghệ hạt nhân, công nghệ lò phản ứng…, mà cả nhân lực phục vụ cho dự án nhà máy điện hạt nhân thuộc các ngành và lĩnh vực như cơ khí, hóa chất, vật liệu, điện, điện tử, điều khiển tự động, môi trường, rồi quá trình chuẩn bị về các mặt thủ tục, dự án… đòi hỏi phải mất 2-3 năm, tôi cho rằng khó mà hoàn thành được trước 31/12/2030 như Thủ tướng Việt Nam yêu cầu”, - TSKH Trần Hoàng Minh, chuyên gia về điện hạt nhân phát biểu với Sputnik.

Alexei Likhachev, Tổng giám đốc, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2025
Nga đề xuất Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân hiện đại và an toàn với hai lò phản ứng

Đối tác nặng ký nhất

Như đã đề cập ở trên, Thủ tướng Việt Nam giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Về lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia dự án, Thủ tướng EVN, Petrovietnam và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.

Vậy đối tác nước ngoài nào sẽ được chọn để thực hiện 2 dự án chiến lược nói trên?

Việt Nam đã đàm phán với Nga, Canada, Nhật và Hàn Quốc về các dự án nhà máy điện hạt nhân tiềm năng. Trong đó, Nga được cho là ứng cử viên nặng ký nhất.

“Liên bang Nga đã có những thuận lợi từ giai đoạn trước đây như khảo sát, nghiên cứu kỹ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Nga cũng là đối tác có năng lực công nghệ tiên tiến, và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xây dựng nhà máy điện nguyên tử, đặc biệt xuất khẩu & xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại nước ngoài. Vậy nên, Nga vẫn là đối tác tiềm năng, có nhiều cơ hội tham gia vào dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, tuy nhiên, để thành công, Nga cần vượt qua các thách thức cạnh tranh quốc tế, đảm bảo tài chính và chuyển giao công nghệ, cũng như đáp ứng các yêu cầu khắt khe về an toàn”, - TSKH Trần Hoàng Minh đưa ra đánh giá về tiềm năng và cơ hội của Nga, trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2025
Việt Nam có thể phát triển các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ
Ngày 14/1/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân (Rosatom) của Nga và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký Bản ghi nhớ về thống nhất tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ mong muốn Nga và Rosatom tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam không chỉ trong việc phát triển điện hạt nhân mà còn trong nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, kêu gọi sự hỗ trợ của Nga và Rosatom trong đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Việt Nam.
Còn Tổng Giám đốc Rosatom, ông Alexey Likhachev khẳng định: Rosatom sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thành lập trung tâm hạt nhân mới, chuyển giao công nghệ, nội địa hóa sản phẩm hạt nhân và phát triển khoa học cũng như công nghiệp hạt nhân với tầm nhìn lâu dài lên đến hàng trăm năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала