- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Điện đàm Putin – Trump: Mỹ chỉ muốn nhanh chóng “rút chân” khỏi “vũng lầy Ukraina”

© SputnikÔng Trump và Ông Putin đã hội đàm. Ảnh được tạo ra bởi AI
Ông Trump và Ông Putin đã hội đàm. Ảnh được tạo ra bởi AI - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Đăng ký
Cuộc điện đàm của tổng thống hai cường quốc Nga và Hoa Kỳ cho thấy “ánh sáng cuối đường hầm đối với người Mỹ”; người Mỹ chưa thực tâm muốn đàm phán nghiêm chỉnh mà chỉ muốn nhanh chóng “rút chân” ra khỏi “vũng lầy Ukraina” càng nhanh càng tốt. “Nga sẽ tính đến kinh nghiệm "hoa mỹ" của "Minsk-2" trong các cuộc đàm phán về Ukraina”.
Tối ngày thứ Tư 12/2/2025 theo giờ Moskva, Điện Kremlin đưa tin về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Nhiều chủ đề khác nhau đã được thảo luận và đề cập tới, từ vấn đề Ukraina tới Trung Đông, và cả khả năng tổ chức các cuộc họp ở Moskva và Washington.
Cuộc điện đàm diễn ra sau cuộc trao đổi tù nhân: Nga đã thả Mark Vogel, người đang thụ án buôn bán ma túy, và Mỹ thả Alexander Vinnik, người bị buộc tội gian lận tiền điện tử vào năm 2017.
Đây là cuộc điện đàm đầu tiên sau gần 5 năm. Lần cuối (theo trang web của Điện Kremlin) hai bên điện đàm ngày 23/7/2020.

Những điểm chính của cuộc điện đàm kéo dài một tiếng rưỡi

Hai tổng thống đã thảo luận về việc giải quyết các vấn đề Trung Đông (trong đó có chương trình hạt nhân Iran) và quan hệ song phương giữa Nga và Hoa Kỳ; Tổng thống Vladimir Putin mời Tổng thống Donald Trump tới Moskva; trong khuôn khổ cuộc điện đàm hai bên đã nhất trí về việc tổ chức một cuộc gặp riêng; nhà lãnh đạo Nga ủng hộ luận điểm của Trump rằng đã đến lúc phải hợp tác; Tổng thống Putin nhấn mạnh trong cuộc điện đàm với Trump về nhu cầu loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột ở Ukraina; Tổng thống Nga nhất trí với Trump rằng có thể đạt được giải pháp lâu dài cho vấn đề Ukraina thông qua đàm phán.
Sau cuộc điện đàm, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peshkov cho biết, Tổng thống Nga đã nói với Trump rằng ông sẵn sàng tiếp các quan chức Mỹ tại Liên bang Nga, bao gồm cả về vấn đề Ukraina và nhất trí với Trump rằng một giải pháp lâu dài cho vấn đề Ukraina có thể đạt được thông qua đàm phán.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Donald Trump hy vọng thỏa thuận với Nga và Trung Quốc để giảm leo thang quân sự
Còn Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã có "cuộc trò chuyện hiệu quả" với Tổng thống Vladimir Putin. Tổng thống Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng ông và Vladimir Putin đã nhất trí về trao đổi các chuyến thăm.
“Chúng tôi đã nhất trí hợp tác chặt chẽ, bao gồm cả việc đến thăm quốc gia của nhau. Chúng tôi cũng nhất trí rằng các nhóm công tác của chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán ngay lập tức và chúng tôi sẽ bắt đầu bằng cách gọi điện cho Tổng thống Ukraina Zelensky để thông báo cho ông ấy về cuộc điện đàm hôm nay, việc mà tôi sẽ thực hiện ngay bây giờ”, - Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố ngay sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga.
Và ông Trump đã có cuộc điện đàm kéo dài 1 tiếng đồng hồ với Zelensky. Nhà Trắng cho biết, các cuộc tiếp xúc của Trump với Putin và Zelensky là 'rất tích cực', Hoa Kỳ cam kết thực hiện thỏa thuận hòa bình. Bình luận về tuyên bố này của ông Trump chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng lưu ý rằng, từ trước đến nay vẫn vậy, Nhà Trắng luôn khuếch trương những “chiến công” của người Mỹ, dù là ở chiến trường hay trên bàn đàm phán. Nhưng sự thật lại có một khoảng cách không nhỏ đối với những gì mà họ tuyên bố.

“Về phía Nga thì việc đàm phán trực tiếp giữa Moskva với Kiev chỉ là chuyện do người Mỹ mơ tưởng đến mà thôi. Bởi từ tháng 5 năm 2023, điện Kremlin đã coi chính quyền Kiev là chính quyền bất hợp pháp và Zelénky là tổng thống bất hợp pháp. Vì vậy, dù cho Zelensky có ra sắc lệnh hủy bỏ việc cấm đàm phán với tổng thống Nga Putin thì sắc lệnh đó cũng là sắc lệnh bất hợp pháp được ban hành bởi “thường dân Zelensky”. Đây là điều mà Nhà Trắng cố tình lờ đi để tạo thanh thế cho Donald Trump”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.

Cuộc điện đàm đã cho thấy “ánh sáng cuối đường hầm đối với người Mỹ”

Ngày 13/2, bình luận về cuộc điện đàm, người phát ngôn của Tổng thống Nga Theo Dmitry Peskov cho biết, trong cuộc điện đàm, hai bên đã nhấn mạnh đến ý chí chính trị muốn tiến hành đối thoại để tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Nhưng ông cũng lưu ý rằng, cần phải chờ đợi những kết quả đầu tiên từ công việc chung.
Những gì mà Donald Trump và Vladimir Putin trao đổi với nhau qua cuộc điện đàm vừa rồi cho thấy có hai điểm nóng quan trọng nhất toàn cầu hiện này là vấn đề Ukraina và vấn đề Trung Đông. Vì vậy, dù có đề cập đến Ukraina nhưng sự xuất hiện của vấn đề Trung Đông xoay quanh Iran và Israel cho thấy cả hai nhà lãnh đạo đã tìm được tiếng nói chung về một số vấn đề an ninh toàn cầu.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2025
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ trưởng Lavrov bất ngờ trước phản ứng của thế giới về cuộc điện đàm giữa ông Putin và ông Trump
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự thế giới, bình luận với Sputnik rằng, cần lưu ý đây chưa phải là một cuộc đàm phán chính thức như nhiều người đã hiểu lầm hoặc có tư duy sai lầm về chuyện “người cầm đầu quyết định tất cả” hay “ý vua là ý trời”. Thế giới hiện đại và văn minh rất khác với những gì đã diễn ra trong thời phong kiến. Bởi dù cho cả hai người đang ở vị trí nguyên thủ quốc gia nhưng thể thức gọi điện thoại nói chuyện với nhau chưa thể coi là cuộc đàm phán mang tính chất đại diện quốc gia. Đúng hơn, đây là cuộc trao đổi ý kiến giữa hai cá nhân.

“Tuy nhiên, cuộc nói chuyện này đã cho thấy “ánh sáng cuối đường hầm đối với người Mỹ” khi họ nhận thấy không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraina và cũng rất khó có thể gia tăng thêm áp lực với Tehran khi Israel đang “đánh mất lòng tin chính trị” từ phía các nước Ả Rập là đồng minh của Mỹ. Và cuối cùng, ý tưởng của Donald Trump là coi việc giải quyết cuộc chiến ở Ukraina trong 100 ngày (thay vì 24 giờ như tuyên bố của ông ta khi tranh cử), chỉ là do ông ta muốn giành lấy một thắng lợi chính trị đáng kể trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ 2.0. Sau đó, ông ta mới rảnh tay để đối phó với những vấn đề nội bộ nước Mỹ đang cực kỳ bề bộn sau 4 năm Đảng Dân chủ nắm quyền điều hành”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Bình luận về việc nối lại tiếp xúc và sự nhất trí của hai bên về việc một giải pháp lâu dài cho vấn đề Ukraina có thể đạt được thông qua đàm phán, các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều nhận định đây là một bước tiến, mang lại hy vọng hòa bình và có thể xem như là một sự khởi đầu cụ thể của mong muốn bắt đầu tiến trình đàm phán.
“Nếu đánh giá theo các báo cáo chính thức, hai bên chỉ đồng ý tiếp tục đàm phán. Không có dấu hiệu và chưa thể mong đợi bất kỳ thay đổi nào "trên thực tế" sau cuộc điện đàm này. Nga nhất quán với những điều kiện và yêu cầu về đàm phán được nêu ra vào mùa hè 2024”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Mỹ và phương Tây thay đổi chính sách “không một lời nào về Ukraina mà không có Ukraina”

Các chuyên gia cũng bình luận về sự thay đổi trong chính sách của Mỹ và phương Tây, chính là chính sách “không một lời nào về Ukraina mà không có Ukraina”. Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nói rằng ông không thấy có mối đe dọa nào khi tiến hành đối thoại trực tiếp với Nga mà không có sự tham gia của Zelensky.

“Theo The Economist, chính quyền Hoa Kỳ đã không tham vấn với chính quyền Ukraina về thời gian và nội dung cuộc điện đàm giữa Vladimir Putin và Donald Trump. Điều này cho thấy sự thay đổi trong chính sách và cách tiếp cận vấn đề Ukraina so với chính sách trước đây của chính quyền Joe Biden là “không một lời nào về Ukraina mà không có Ukraina”. Tôi cho rằng, hoàn toàn có thể mọi thứ sẽ được quyết định mà không có sự có mặt của Ukraina. Trong tình thế như hiện nay thì cả Ukraina cả châu Âu đang gặp rắc rối nghiêm trọng”, - Nhà báo quốc tế Trần Hoàng bình luận với Sputnik.

Thậm chí, khi bình luận về cuộc điện đàm giữa Trump và Putin, tờ Le Monde còn viết: Trump đã phá hủy liên minh các nước phương Tây bằng cách bắt đầu thảo luận với Nga về một giải pháp hòa bình ở Ukraina. "Tân Tổng thống Mỹ không dành cho người châu Âu bất kỳ vị trí nào trong các cuộc đàm phán".
Dù thế nào đi nữa, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Hoa Kỳ tối 12/2/2025 là sự kiện nổi bật trong bối cảnh các sự kiện diễn ra 3-4 năm nay. Các chuyên gia Việt Nam Sputnik phỏng vấn đều đồng tình với quan điểm của nhiều chuyên gia Nga rằng sẽ là hấp tấp khi trông chờ vào bất kỳ "món quà" nào từ Trump, bởi vì Chiến dịch quân sự đặc biệt vẫn sẽ tiếp tục cho tới khi đạt được tất cả các mục tiêu đề ra. Còn kết quả của các cuộc đàm phán tiềm năng sẽ được xác định bởi mức độ và khả năng thực sự của các bên trong việc tiếp tục các hoạt động quân sự.

“Nga sẽ tính đến kinh nghiệm "hoa mỹ" của "Minsk-2" trong các cuộc đàm phán về Ukraina”

Trả lời câu hỏi của Sputnik về khả năng những bước tiếp theo của hai bên, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm lưu ý, cuộc điện đàm giữa tổng thống Nga và tổng thống Mỹ vừa qua cho thấy hai bên đang có cả một núi vấn đề cần giải quyết. Điều đáng chú ý là Nhà Trắng luôn nhấn mạnh đến cuộc đàm phán về Ukraina cũng như về Trung Đông. Trong khi đó thì họ lại lờ đi hàng chục nghìn lệnh cấm vận mà Mỹ và các đồng minh của Mỹ đã áp đặt lên Nga trong hơn 11 năm qua.
“Điều này cho thấy người Mỹ chưa thực tâm muốn đàm phán nghiêm chỉnh mà chỉ muốn nhanh chóng “rút chân” ra khỏi “vũng lầy Ukraina” càng nhanh càng tốt. Chính thái độ này của Mỹ cho thấy họ luôn đặt lợi ích của họ cao hơn lợi ích của đối tác, thậm chí là phớt lờ lợi ích của đối tác”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nói thêm rằng, cuộc điện đàm kéo dày hơn 90 phút vừa qua cũng cho thấy đó có thể là một cuộc điện đàm căng thẳng chứ không hề dễ chịu như Nhà Trắng mô tả. Do đó, nó báo hiệu những phức tạp sẽ nảy sinh trong các cuộc đàm phán Mỹ - Nga trong khi phía Nga đang “nắm đằng chuôi”. Bởi hiện nay, 1/4 đầu thế kỷ XXI đã sắp trôi qua chứ không phải là 1/4 cuối thế kỷ XX. Nếu như cách đây trên dưới 50 năm, Richard Nixon có thể đổ lỗi cho Đảng Dân chủ và Lyndon Johnson về thất bại ở Việt Nam thì bây giờ Donald Trump không thể làm như vậy. Giới chính khách của phe Dân chủ sẽ không tha thứ cho Donald Trump cho dù họ đã “bày rác” để ông ta phải “dọn dẹp”.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2025
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Thủ tướng Hungary: Châu Âu không xứng đáng có chỗ tại bàn đàm phán về Ukraina
Với sự nhùng nhằng, chồng chéo, dẫm chân lên nhau trong nội bộ nước Mỹ hiện nay, Donald Trump chỉ có thể “mặc cả” với Vladimir Putin từng vấn đề, từng chi tiết. Trong khi phía Nga kiên quyết yêu cầu phải có “giải pháp cả gói” bao gồm cả các vấn đề gỡ bỏ tất cả các lệnh cấm vận kinh tế, vấn đề phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và phải trung lập hóa Ukraina chứ không chạy theo những chuyện lặt vặt mà Nhà Trắng bày ra để lòe bịp thiên hạ.

“Đàm phán Nga – Mỹ có thể diễn ra nay mai. Nhưng nếu phía Mỹ không chịu nghiêm chỉnh và thực tâm mong muốn hòa bình, mong muốn bình thường hóa quan hệ với Nga thì chúng ta nên chờ đợi một cuộc “đàm phán marathon” sẽ diễn ra trên chiến trường Ukraina cho đến khi mọi chuyện ngã ngũ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, hiện vẫn chưa rõ các cuộc đàm phán về Ukraina sẽ diễn ra theo cấu hình nào, cụ thể là liệu đại diện của Liên minh châu Âu và Trung Quốc có được tham gia hay không.
“Hiện vẫn chưa thể nói bất cứ điều gì về cấu hình của các bên, bởi vì một lần nữa, vẫn chưa có bất kỳ cuộc tiếp xúc thực chất nào ở cấp độ làm việc”, - Dmitry Peskov cho biết.
Người phát ngôn Điện Kremlin còn nói thêm rằng các cuộc đàm phán sẽ tính đến kinh nghiệm của các thỏa thuận Minsk mà ông gọi là "hoa mỹ".
“Nga sẽ tính đến kinh nghiệm "hoa mỹ" của "Minsk-2" trong các cuộc đàm phán về Ukraina”, — Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nhấn mạnh.
Tổng thống Cộng hòa Srpska Milorad Dodik - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2025
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Châu Âu mất hàng tỷ euro trong cuộc xung đột ở Ukraina khi thua Tổng thống Putin
P.S.Theo dữ liệu giao dịch, ngày 12/2, Chỉ số chứng khoán sàn Moskva vượt ngưỡng 3.100 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 9/7/2024. Cổ phiếu Sberbank tăng hơn 4% sau cuộc điện đàm giữa Putin và Trump, còn cổ phiếu Gazprom tăng 7,51%.
Ngày 13/2, đô la đã giảm gần 5% trên sàn giao dịch chứng khoán và đang giao dịch ở mức 89,5 rúp. Cuộc điện đàm giữa Putin và Trump đã làm tăng vốn hóa thị trường Nga thêm 0,5 nghìn tỷ rúp, theo dữ liệu từ sàn giao dịch Moscow Exchange. Ngay khi mở phiên giao dịch, chỉ số Moscow Exchange cho thấy kết quả là 3220 điểm và sau 8:10 đã cập nhật mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2024, đạt 3289,64 điểm, cao hơn 2,8% so với mức đóng cửa phiên giao dịch buổi tối ngày 12/2. Đến 9h sáng 13/2, vốn hóa thị trường Nga đạt 7,05 nghìn tỷ rúp, tăng thêm 0,5 nghìn tỷ rúp kể từ khi phiên giao dịch chính kết thúc vào tối thứ Tư.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала