Việt Nam: 2 Bộ hợp nhất, hơn 60 cán bộ về hưu sớm

© Ảnh : Bộ Nội vụ VNTrụ sở Bộ Nội vụ
Trụ sở Bộ Nội vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2025
Đăng ký
Trên 60 cán bộ viết đơn tình nguyện nghỉ sớm khi hợp nhất 2 Bộ Nội vụ và Lao động, Thương binh và Xã hội.
Trong số này có cả những vụ trưởng sinh năm 1967 và còn hơn 4 năm công tác, họ đều tự nguyện chủ động xin nghỉ nhằm tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp nối công việc trên tinh thần gương mẫu, trách nhiệm.

Hơn 60 cán bộ của Bộ Nội vụ và Bộ Lao động nghỉ hưu sớm

Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy khi điều chuyển một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH về Bộ Nội vụ (Ban Chỉ đạo) vừa họp tổng hợp sơ bộ kết quả bước đầu sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Tại đây, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ) đã có báo cáo kết quả bước đầu tổng hợp nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi cho công tác sắp xếp, bố trí nhân sự, nhất là người đứng đầu khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức.
Theo báo cáo, hiện đã có trên 60 cán bộ viết đơn tình nguyện nghỉ sớm; trong số này có những người là Vụ trưởng còn trên 4 năm công tác (sinh năm 1967).
“Đây là những tấm gương cán bộ, Đảng viên gương mẫu đã chủ động xin nghỉ công tác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp bộ máy, tạo điều kiện để thế hệ kế cận tiếp nối công việc, vận hành thông suốt bộ máy”, ông Tuấn nhấn mạnh.
doanh nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2025
Vì sao Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Tiến Tùng xin về hưu?
Cũng tại cuộc họp thành viên Ban Chỉ đạo đã đóng góp ý kiến vào một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy khi điều chuyển một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH về Bộ Nội vụ.
Trong đó, có việc cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; quy chế đánh giá đối với công chức, viên chức, người lao động trong thực thi công vụ để thực hiện cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ và sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ; sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng ủy; phương án sắp xếp trụ sở, nơi làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc diện sắp xếp; Tài chính, tài sản…
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần gương mẫu, chia sẻ công việc với tổ chức trong bối cảnh sắp xếp, bố trí cán bộ và tạo điều kiện, cơ hội để bố trí cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao.
“Đây thực sự là tấm gương tiêu biểu”, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng cho hay Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo Bộ trưởng biểu dương, tôn vinh và ghi nhận.

Làm công tâm

Giao nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng lưu ý về nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, chặt chẽ, công tâm, khách quan, minh bạch được quán triệt đến từng thành viên Ban Chỉ đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là những đơn vị thuộc diện sắp xếp.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục bám sát vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ và quy định của pháp luật để triển khai và tránh bỏ sót nhiệm vụ.
Cùng với đó, trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy cần tạo không khí đoàn kết, phấn khởi, vui tươi, hào hứng, năng lượng, tuyên truyền, làm tư tưởng cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để tạo động lực cùng nhau làm việc hướng đến một nhiệm vụ chung của Bộ, của đơn vị.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 22 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2025
Bộ Nội vụ hướng đến chính quyền địa phương tinh gọn
Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng cũng nhấn mạnh, việc sắp xếp vị trí, chỗ làm việc phải tính toán cho phù hợp và có hướng dẫn cụ thể để các đơn vị thực hiện một cách thuận lợi, đồng bộ.
Ông yêu cầu các bộ phận tham mưu phải tham mưu cho Ban Chỉ đạo để có hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị thuộc diện sắp xếp, hợp nhất, từ đó sẵn sàng triển khai thực hiện nhiệm vụ ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Thứ trưởng giao Vụ Tổ chức cán bộ của hai Bộ (cơ quan thường trực) hoàn thiện sắp xếp, tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ (mới) để trình Bộ trưởng ký văn bản báo cáo Ban Chỉ đạo trung ương theo quy định.

Các thay đổi cơ bản khi hợp nhất 2 Bộ

Hiện nay, Bộ Nội vụ có 20 đơn vị; theo định hướng chuyển 2 đơn vị sang Ủy ban Dân tộc và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ còn 18 đơn vị.
Trong khi đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có 21 đơn vị, theo định hướng chuyển chức năng, nhiệm vụ và đơn vị tương ứng sang Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc thì còn lại 17 đơn vị.
Sau sắp xếp tinh gọn bộ máy, giữ nguyên tên Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ được Bộ Tư pháp thẩm định hồi tháng 1.
Sau khi sắp xếp, hợp nhất Bộ Nội vụ có 23 đơn vị đầu mối, giảm 12 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm 35%).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2025
Việt Nam: Hé lộ những cuộc họp “cân não” giữ ai, bỏ ai
Trong đó, hợp nhất 9 đơn vị thuộc 2 bộ có chức năng tham mưu tổng hợp chung, gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước và lao động, Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động, Trung tâm Công nghệ thông tin.
Hợp nhất, sắp xếp 6 đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức lại thành 3 đơn vị thuộc bộ, gồm: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Cục An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội.
Duy trì 11 đơn vị, gồm 7 đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và 4 đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала