Ở Đức chỉ ra nguyên nhân thất bại của châu Âu

© Sputnik / Alexey VitvitskyCờ EU bên ngoài trụ sở Nghị viện châu Âu ở Brussels.
Cờ EU bên ngoài trụ sở Nghị viện châu Âu ở Brussels. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2025
Đăng ký
Người châu Âu bị gạt ra ngoài thỏa thuận hòa bình về Ukraina và đó hoàn toàn là lỗi của họ, nhà khoa học chính trị người Đức Thomas Jäger cho biết trong cuộc phỏng vấn với báo Focus.

"Thực ra mọi người đều biết phản ứng của châu Âu nên như thế nào: tăng trưởng kinh tế, các dự án công nghiệp và công nghệ lớn, và sức mạnh quân sự. Thay vào đó, người châu Âu lại để mình bị lấn át. Những lời phàn nàn về chuyện này là bản cáo trạng đối với nền ngoại giao Đức và châu Âu", - chuyên gia kết luận.

Ngoài ra, ông Jäger nói thêm rằng trước khi đòi hỏi một chỗ ngồi tại bàn đàm phán, cần phải thực hiện một số bước đi để giảm leo thang xung đột.
"Cuộc họp gần đây ở Paris một lần nữa cho thấy châu Âu yếu kém và bị chia rẽ khủng khiếp đến mức nào", - nhà khoa học chính trị cho biết.
Iceland, Nauy, các quốc gia vùng Baltic (Litva, Estonia và Latvia), Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Phần Lan, Romania, Thụy Điển và Bỉ, cũng như Canada, đã tham dự cuộc họp hôm thứ Tư. Đại diện của hầu hết các nước tham gia sự kiện thông qua hình thức hội nghị truyền hình.
Cuộc họp tương tự đầu tiên diễn ra hôm thứ Hai với sự tham dự của các nhà lãnh đạo Đức, Ba Lan, Ý, Đan Mạch và Tổng thư ký NATO.
Trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán song phương giữa đại diện Liên bang Nga và Hoa Kỳ về Ukraina tại cung điện hoàng gia Diriyah thuộc khu phức hợp Albasatin ở Riyadh. Từ phải sang trái ở phía trước: Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2025
Trong cuộc hội đàm giữa Mỹ và Nga có chi tiết bất thường
Theo báo Corriere della Sera của Ý, các nước EU đang bị chia rẽ về vấn đề cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraina. Một số thành viên EU - Pháp, các quốc gia Scandinavia và Baltic thông qua đại diện tại cuộc họp ở Điện Elysee là Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen - cũng như Vương quốc Anh, tuyên bố sẵn sàng tham gia việc gửi quân. Đồng thời như ấn phẩm lưu ý, ý tưởng cử lực lượng gìn giữ hòa bình không nhận được sự ủng hộ ở Tây Ban Nha, Ba Lan và đặc biệt là ở Đức và Ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала