https://kevesko.vn/20250222/nguoi-viet-nam-khong-con-tin-tuong-vao-nuoc-my-34644357.html
Người Việt Nam không còn tin tưởng vào nước Mỹ
Người Việt Nam không còn tin tưởng vào nước Mỹ
Sputnik Việt Nam
Tuần này, chúng tôi rất hài lòng với nhiều bài viết nghiêm túc về những vấn đề cấp bách của Việt Nam trên các ấn phẩm phân tích hàng đầu thế giới. Các chủ đề... 22.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-22T12:33+0700
2025-02-22T12:33+0700
2025-02-22T12:33+0700
việt nam
việt nam trên báo chí nước ngoài
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
kinh tế
chính trị
thế giới
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/14/33034181_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_59c560a7c89a7560fb0d70c5b030ff5f.jpg.webp
Ngoài những chủ đề này, trong bài tổng quan “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”, chúng tôi sẽ nói về chính sách đối ngoại và an ninh, chính sách đối nội và kinh tế, về các vấn đề bảo vệ môi trường và ngành du lịch.Việt Nam có thể vượt qua Trung Quốc ở Biển ĐôngTờ báo Granma của Cuba đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla và các cuộc gặp của ông với các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó hai bên đều khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba. Báo Khmer Times đưa tin về cuộc hội đàm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia với Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Hai Bộ sẽ phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị, cùng nhau giải quyết những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Tờ Eurasian Times cho biết về hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng biển của Việt Nam tại Bãi Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa. Từ năm 2022 đến năm 2024, diện tích đất khai hoang tại rạn san hô này đã tăng gấp mười lần, lên 1,94 km vuông, thông qua việc đổ bê tông lên các bãi san hô. Việc đào sâu kênh tại rạn san hô sẽ cho phép các tàu chiến lớn vào cảng. Tờ báo viết, Bắc Kinh lo ngại rằng nếu tiến độ thi công tiếp tục như hiện nay, Việt Nam có thể vượt qua Trung Quốc trong việc xây dựng đảo. Theo China Global South, Trung Quốc phản đối hoạt động xây dựng của Việt Nam tại một rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng leo thang.Washington không quan tâm đến những người khuyết tật ở Việt NamTờ New York Times, một tờ báo lớn và uy tín nhất ở Mỹ, đăng tải một bài viết dài, trong đó nêu ra một vấn đề lớn bằng cách lấy lịch sử làm ví dụ. Tác giả kể câu chuyện về một phụ nữ 40 tuổi - nạn nhân chất độc da cam.Bà đã có cơ hội học thiết kế đồ họa và tìm được việc làm thông qua một dự án do USAID tài trợ. Bình luận về quyết định của Tổng thống Trump ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, bao gồm cả Việt Nam, tác giả viết: "Năm mươi năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, việc Tổng thống Trump ngừng viện trợ nước ngoài đã ngăn chặn những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược. Họ đã phá hủy kênh chính để Mỹ sửa chữa sai lầm, làm lung lay nền tảng của mối quan hệ đối tác với một quốc gia vốn được coi là thành trì chống lại Trung Quốc". Fulcrum cũng đăng tải một bài viết về chủ đề này. Tác giả lưu ý, sự hợp tác trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh là rất quan trọng để xây dựng lòng tin. Đến năm 2024, Hoa Kỳ đã cung cấp 230 triệu USD cho việc rà phá bom mìn sót lại ở Việt Nam, và hơn 500 triệu USD cho các dự án xử lý dioxin và hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh Việt Nam bị phun rải nặng chất da cam. Các chương trình này hiện đã dừng lại. Nhưng Việt Nam không bỏ rơi người dân trong hoàn cảnh khó khăn. Trong khi Hoa Kỳ chi khoảng 30 triệu USD mỗi năm nhằm hỗ trợ người khuyết tật ở đất nước này, Việt Nam chi 400 triệu USD mỗi năm cho các chương trình trợ cấp xã hội hàng tháng, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho hàng triệu nạn nhân. Từ năm 2010 đến năm 2020, chương trình này đã huy động được khoảng 420 triệu USD từ các nguồn trong nước để xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh - gần gấp đôi số tiền Hoa Kỳ chi trong 30 năm qua. Nếu Washington thực sự coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hà Nội, họ phải hành động quyết đoán và miễn trừ trong lệnh đóng băng toàn diện đối với các chương trình nhân đạo gắn liền với việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Tác giả rút ra kết luận rằng, Washington không thể mong đợi tăng cường hợp tác chiến lược với Hà Nội trong khi làm suy yếu quá trình xây dựng lòng tin lâu dài và những gì Việt Nam coi là nghĩa vụ đạo đức của Hoa Kỳ.Thanh niên Việt Nam là những người lạc quan nhấtISEAS phân tích chi tiết các mục tiêu, tiến độ và thách thức của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy quan liêu, một chương trình đầy tham vọng nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện. Tờ báo viết rằng, mặc dù những cải cách này hứa hẹn sẽ cải thiện hiệu quả và giảm bớt nạn quan liêu, nhưng chúng vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong quá trình thực hiện, bao gồm việc quản lý thời gian hiệu quả để không bị “deadline dí", sự phản đối từ các nhóm lợi ích cố hữu, các vấn đề tiềm ẩn về nhân sự và nhiệm vụ quy mô lớn là xem xét hàng nghìn văn bản pháp lý. Nếu thực hiện tốt, những cải cách này có thể giúp Việt Nam giải quyết vấn đề kém hiệu quả, giảm bớt nạn tham nhũng để hướng tới mục tiêu đến năm 2045 trở thành "nước phát triển, thu nhập cao". Còn Fulcrum cho biết về một nghiên cứu về tình cảm của giới trẻ tại sáu quốc gia Đông Nam Á. Theo kết quả nghiên cứu, thanh niên Việt Nam lạc quan nhất và hài lòng về hệ thống chính trị, thực thi pháp luật và tương lai kinh tế của đất nước, đồng thời thể hiện cách tiếp cận thực dụng đối với sự tương tác trong hệ thống. Tờ báo lưu ý rằng, mức độ lạc quan kinh tế cao nhất trong khu vực này phản ánh quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về tăng trưởng kinh tế như là nền tảng cho sự ổn định của đảng và nhà nước. Và tờ Asia News viết về sửa đổi các quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.Con đường đến tương lai châu ÁNhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về việc Quốc hội Việt Nam thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên và dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trị giá 8,3 tỷ USD, trong đó một phần là vốn vay tín dụng ưu đãi từ Chính phủ Trung Quốc. Tuyến đường sắt có tổng chiều dài gần 420km, trong đó tuyến chính khoảng 391 km, các tuyến nhánh khoảng 28 km. Sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sắt này sẽ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, khi bao phủ khoảng 20% dân số cả nước, đóng góp 25,4% GDP và kết nối 25,1% khu công nghiệp trên toàn quốc, đồng thời sẽ cải thiện đáng kể hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tờ Global Times gọi dự án này là một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống đường sắt xuyên Á. Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua nghị quyết cho phép dịch vụ internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk hoạt động trong nước trong khi vẫn giữ toàn quyền sở hữu đối với bất kỳ công ty con nào tại địa phương. Nếu nhiều doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đăng ký tham gia Starlink, điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng thặng dư lớn về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với Hoa Kỳ. Channel News Asia đưa tin, theo kết quả cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, hầu hết các công ty Mỹ tại Việt Nam dự báo sẽ sa thải nhân viên nếu bị áp thuế. Còn Financial Times gọi Việt Nam là quốc gia chiến thắng trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Xuất khẩu của Việt Nam “bùng nổ” không chỉ là kết quả của việc Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu, biến Việt Nam thành trạm trung chuyển gian lận thương mại ra thế giới mà còn là kết quả của những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được sau khi vượt qua nhiều khó khăn. Các mối liên kết thương mại của Việt Nam đã mở rộng đáng kể trên toàn thế giới và vượt trội hơn các nước khác trong khu vực về khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Bao giờ thời tiết ở các đô thị mới thay đổi giúp giảm tình trạng ô nhiễm?Fulcrum dành một bài viết dài về vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị Việt Nam, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này. Sự bất mãn của công chúng về suy thoái môi trường đang gia tăng. Và những lời chỉ trích trực tuyến và những hành động phản đối của người dân địa phương có thể làm suy yếu lòng tin vào chính phủ. Thủ phạm chính là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng: khí thải công nghiệp, các nhà máy điện đốt than, giao thông vận tải, ngành nông nghiệp, xử lý chất thải. Tác giả viết rằng, Việt Nam nên cải thiện mô hình xử lý ô nhiễm môi trường, chia sẻ dữ liệu và phối hợp ở cấp khu vực - những giải pháp này đã chứng minh hiệu quả trong cuộc chiến cải thiện chất lượng không khí của Trung Quốc. Đồng thời, tác giả liệt kê những dấu hiệu đầy hứa hẹn: Việt Nam xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, đưa vào sử dụng xe điện, có kế hoạch chuyển đổi sang năng lượng xanh, khởi động lại điện hạt nhân.Thành công của Việt Nam tại Hồng KôngTạp chí Travel and Tour World đưa tin về thành công lớn của gian hàng Việt Nam tại một trong những triển lãm du lịch lớn nhất châu Á - Hội chợ triển lãm du lịch Hong Kong (Trung Quốc) năm 2025. Gian hàng giới thiệu và quảng bá tiềm năng du lịch của Việt Nam với cảnh quan đa dạng, nền ẩm thực nổi tiếng thế giới và nền văn hóa sôi động. Nhiều du khách đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc khám phá những nét đặc sắc của đất nước này.
https://kevesko.vn/20250221/trung-quoc-buoc-3-may-bay-philippines-roi-khoi-khu-vuc-dang-tranh-chap-o-bien-dong-34623533.html
https://kevesko.vn/20250216/my-trung-an-mieng-tra-mieng-viet-nam-co-the-bi-loi-dung-34545409.html
https://kevesko.vn/20240919/thuc-trang-ngai-tim-viec-cua-thanh-nien-viet-nam-31939296.html
https://kevesko.vn/20250210/viet-nam-dinh-vay-von-trung-quoc-lam-duong-sat-lao-cai---ha-noi---hai-phong-34444773.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_e7dbf644148a5a041acdfed07b5f821c.jpg.webp
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_e7dbf644148a5a041acdfed07b5f821c.jpg.webp
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/14/33034181_161:0:1121:720_1920x0_80_0_0_34331a3a0d3defd6f42866fea6f066e8.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_e7dbf644148a5a041acdfed07b5f821c.jpg.webp
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, kinh tế, chính trị, thế giới, xã hội
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, kinh tế, chính trị, thế giới, xã hội
Ngoài những chủ đề này, trong bài tổng quan “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”, chúng tôi sẽ nói về chính sách đối ngoại và an ninh, chính sách đối nội và kinh tế, về các vấn đề bảo vệ môi trường và ngành du lịch.
Việt Nam có thể vượt qua Trung Quốc ở Biển Đông
Tờ báo
Granma của Cuba đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla và các cuộc gặp của ông với các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó hai bên đều khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và
hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba. Báo
Khmer Times đưa tin về cuộc hội đàm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia với Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Hai Bộ sẽ phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị, cùng nhau giải quyết những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Tờ Eurasian Times cho biết về hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng biển của Việt Nam tại Bãi Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa. Từ năm 2022 đến năm 2024, diện tích đất khai hoang tại rạn san hô này đã tăng gấp mười lần, lên 1,94 km vuông, thông qua việc đổ bê tông lên các bãi san hô. Việc đào sâu kênh tại rạn san hô sẽ cho phép các tàu chiến lớn vào cảng. Tờ báo viết, Bắc Kinh lo ngại rằng nếu tiến độ thi công tiếp tục như hiện nay, Việt Nam có thể vượt qua Trung Quốc trong việc xây dựng đảo. Theo China Global South, Trung Quốc phản đối hoạt động xây dựng của Việt Nam tại một rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng leo thang.
Washington không quan tâm đến những người khuyết tật ở Việt Nam
Tờ New York Times, một tờ báo lớn và uy tín nhất ở Mỹ, đăng tải một bài viết dài, trong đó nêu ra một vấn đề lớn bằng cách lấy lịch sử làm ví dụ. Tác giả kể câu chuyện về một phụ nữ 40 tuổi - nạn nhân chất độc da cam.Bà đã có cơ hội học thiết kế đồ họa và tìm được việc làm thông qua một dự án do USAID tài trợ. Bình luận về quyết định của Tổng thống Trump ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, bao gồm cả Việt Nam, tác giả viết: "Năm mươi năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, việc Tổng thống Trump ngừng viện trợ nước ngoài đã ngăn chặn những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược. Họ đã phá hủy kênh chính để Mỹ sửa chữa sai lầm, làm lung lay nền tảng của mối quan hệ đối tác với một quốc gia vốn được coi là thành trì chống lại Trung Quốc".
Fulcrum cũng đăng tải một bài viết về chủ đề này. Tác giả lưu ý, sự hợp tác trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh là rất quan trọng để xây dựng lòng tin. Đến năm 2024, Hoa Kỳ đã cung cấp 230 triệu USD cho việc rà phá bom mìn sót lại ở Việt Nam, và hơn 500 triệu USD cho các dự án xử lý dioxin và hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh Việt Nam bị phun rải nặng chất da cam. Các chương trình này hiện đã dừng lại. Nhưng Việt Nam không bỏ rơi người dân trong hoàn cảnh khó khăn. Trong khi Hoa Kỳ chi khoảng 30 triệu USD mỗi năm nhằm hỗ trợ người khuyết tật ở đất nước này, Việt Nam chi 400 triệu USD mỗi năm cho các chương trình trợ cấp xã hội hàng tháng, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho hàng triệu nạn nhân. Từ năm 2010 đến năm 2020, chương trình này đã huy động được khoảng 420 triệu USD từ các nguồn trong nước để xử lý bom mìn, vật nổ sau chiến tranh - gần gấp đôi số tiền Hoa Kỳ chi trong 30 năm qua. Nếu Washington thực sự coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hà Nội, họ phải hành động quyết đoán và miễn trừ trong lệnh đóng băng toàn diện đối với các chương trình nhân đạo gắn liền với việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Tác giả rút ra kết luận rằng, Washington không thể mong đợi tăng cường hợp tác chiến lược với Hà Nội trong khi làm suy yếu quá trình xây dựng lòng tin lâu dài và những gì Việt Nam coi là nghĩa vụ đạo đức của Hoa Kỳ.
Thanh niên Việt Nam là những người lạc quan nhất
ISEAS phân tích chi tiết các mục tiêu, tiến độ và thách thức của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy quan liêu, một chương trình đầy tham vọng nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện. Tờ báo viết rằng, mặc dù những cải cách này hứa hẹn sẽ cải thiện hiệu quả và giảm bớt nạn quan liêu, nhưng chúng vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong quá trình thực hiện, bao gồm việc quản lý thời gian hiệu quả để không bị “deadline dí", sự phản đối từ các nhóm lợi ích cố hữu, các vấn đề tiềm ẩn về nhân sự và nhiệm vụ quy mô lớn là xem xét hàng nghìn văn bản pháp lý. Nếu thực hiện tốt, những cải cách này có thể giúp Việt Nam giải quyết vấn đề kém hiệu quả,
giảm bớt nạn tham nhũng để hướng tới mục tiêu đến năm 2045 trở thành "nước phát triển, thu nhập cao".

19 Tháng Chín 2024, 11:45
Còn Fulcrum cho biết về một nghiên cứu về tình cảm của giới trẻ tại sáu quốc gia Đông Nam Á. Theo kết quả nghiên cứu, thanh niên Việt Nam lạc quan nhất và hài lòng về hệ thống chính trị, thực thi pháp luật và tương lai kinh tế của đất nước, đồng thời thể hiện cách tiếp cận thực dụng đối với sự tương tác trong hệ thống. Tờ báo lưu ý rằng, mức độ lạc quan kinh tế cao nhất trong khu vực này phản ánh quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về tăng trưởng kinh tế như là nền tảng cho sự ổn định của đảng và nhà nước. Và tờ Asia News viết về sửa đổi các quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.
Con đường đến tương lai châu Á
Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về việc Quốc hội Việt Nam thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên và dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trị giá 8,3 tỷ USD, trong đó một phần là vốn vay tín dụng ưu đãi từ Chính phủ Trung Quốc. Tuyến đường sắt có tổng chiều dài gần 420km, trong đó tuyến chính khoảng 391 km, các tuyến nhánh khoảng 28 km. Sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sắt này sẽ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, khi bao phủ khoảng 20% dân số cả nước, đóng góp 25,4% GDP và kết nối 25,1% khu công nghiệp trên toàn quốc, đồng thời sẽ cải thiện đáng kể hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tờ Global Times gọi dự án này là một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống đường sắt xuyên Á. Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua nghị quyết cho phép dịch vụ internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk hoạt động trong nước trong khi vẫn giữ toàn quyền sở hữu đối với bất kỳ công ty con nào tại địa phương. Nếu nhiều doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đăng ký tham gia Starlink, điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng thặng dư lớn về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với Hoa Kỳ. Channel News Asia đưa tin, theo kết quả cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, hầu hết các công ty Mỹ tại Việt Nam dự báo sẽ sa thải nhân viên nếu bị áp thuế. Còn Financial Times gọi Việt Nam là quốc gia chiến thắng trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Xuất khẩu của Việt Nam “bùng nổ” không chỉ là kết quả của việc Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu, biến Việt Nam thành trạm trung chuyển gian lận thương mại ra thế giới mà còn là kết quả của những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được sau khi vượt qua nhiều khó khăn. Các mối liên kết thương mại của Việt Nam đã mở rộng đáng kể trên toàn thế giới và vượt trội hơn các nước khác trong khu vực về khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bao giờ thời tiết ở các đô thị mới thay đổi giúp giảm tình trạng ô nhiễm?
Fulcrum dành một bài viết dài về
vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị Việt Nam, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này. Sự bất mãn của công chúng về suy thoái môi trường đang gia tăng. Và những lời chỉ trích trực tuyến và những hành động phản đối của người dân địa phương có thể làm suy yếu lòng tin vào chính phủ. Thủ phạm chính là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng: khí thải công nghiệp, các nhà máy điện đốt than, giao thông vận tải, ngành nông nghiệp, xử lý chất thải. Tác giả viết rằng, Việt Nam nên cải thiện mô hình xử lý ô nhiễm môi trường, chia sẻ dữ liệu và phối hợp ở cấp khu vực - những giải pháp này đã chứng minh hiệu quả trong cuộc chiến cải thiện chất lượng không khí của Trung Quốc. Đồng thời, tác giả liệt kê những dấu hiệu đầy hứa hẹn: Việt Nam xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, đưa vào sử dụng xe điện, có kế hoạch chuyển đổi sang năng lượng xanh, khởi động lại điện hạt nhân.
Thành công của Việt Nam tại Hồng Kông
Tạp chí Travel and Tour World đưa tin về thành công lớn của gian hàng Việt Nam tại một trong những triển lãm du lịch lớn nhất châu Á - Hội chợ triển lãm du lịch Hong Kong (Trung Quốc) năm 2025. Gian hàng giới thiệu và quảng bá tiềm năng du lịch của Việt Nam với cảnh quan đa dạng, nền ẩm thực nổi tiếng thế giới và nền văn hóa sôi động. Nhiều du khách đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc khám phá những nét đặc sắc của đất nước này.