https://kevesko.vn/20250310/thong-nhat-dat-nuoc-da-50-nam-vi-sao-duong-sat-viet-nam-van-chua-phat-trien-34918433.html
Thống nhất đất nước đã 50 năm, vì sao đường sắt Việt Nam vẫn chưa phát triển?
Thống nhất đất nước đã 50 năm, vì sao đường sắt Việt Nam vẫn chưa phát triển?
Sputnik Việt Nam
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi. 10.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-10T15:55+0700
2025-03-10T15:55+0700
2025-03-10T15:55+0700
việt nam
đường sắt việt nam
đường sắt
chính trị
dự án
trần thanh mẫn
quốc hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/05/28006229_0:19:800:469_1920x0_80_0_0_ca62ef8f5d51ab43d81bd69302342f5f.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn chứng câu chuyện sau 50 năm thống nhất đất nước, Đoàn tàu Thống nhất chỉ thay đổi phòng, ốc, còn tốc độ tàu hỏa gần như vẫn không thay đổi và nêu vấn đề vì sao dù đã có Luật, chính sách hỗ trợ nhưng đường sắt Việt Nam chậm phát triển.Việt Nam đặt mục tiêu tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng đường sắtDự án Luật Đường sắt sửa đổi dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5.Nêu tờ trình dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, thực hiện tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, luật chỉ quy định những vấn đề khung, có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội.Dự thảo Luật được sắp xếp, bố cục gồm 8 chương, 70 điều; giảm 2 chương, 17 điều so với Luật Đường sắt 2017.Dự thảo Luật cũng lược bỏ quy định đối với 20% số lượng thủ tục hành chính và 33% điều kiện kinh doanh so với Luật Đường sắt hiện hành để đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong bối cảnh hiện nay.Lấy ví dụ việc Trung Quốc đã chi 20 tỷ USD trong 10 năm để vươn lên dẫn đầu thế giới về công nghệ đường sắt, Bộ Xây dựng nhấn mạnh, Nhà nước cần có cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực đường sắt để từng bước làm chủ công nghệ.Cạnh đó, Việt Nam cũng cần ưu tiên đầu tư một số sản phẩm công nghiệp đường sắt thuộc Danh mục công nghệ cao.Trong khi đó, đối với các dự án có gói thầu quốc tế phải yêu cầu nhà thầu nước ngoài chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho đối tác Việt Nam.Nhà thầu và chủ đầu tư các dự án đường sắt cũng phải ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa trong nước khi có thể. Việc này sẽ giúp tạo điều kiện thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, phát triển công nghiệp đường sắt và hình thành thị trường đủ lớn cho các ngành công nghiệp phụ trợ cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp đường sắt đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó, Bộ Xây dựng cho rằng, việc bổ sung quy định trong Luật sẽ đảm bảo thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp tiên phong, giúp họ yên tâm đầu tư phát triển.Đây cũng là cách thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Việt Nam đặt mục tiêu tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng đường sắt đến năm 2035.Việt Nam hiện đã làm chủ được nhiều công nghệ xây dựng đường sắt cơ bản như tà vẹt, cầu dây văng, hầm dài và tuy-len. Đã có 7 liên doanh trong và ngoài nước sẵn sàng tham gia phát triển ngành đường sắt.Tuy nhiên, để tiếp nhận và sản xuất thành công các sản phẩm như đầu máy, toa xe, cần tạo ra thị trường đủ lớn và có cơ chế đảm bảo đầu ra.Chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để học hỏiTrình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường sắt, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị, cần tiếp tục rà soát, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tế của Việt Nam để bảo đảm tính khả thi của một số quy định liên quan đến đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển đường sắt, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho hệ thống đường sắt.Đặc biệt cần có các giải pháp cụ thể, đồng bộ để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quá trình triển khai các dự án đường sắt hiện tại, đảm bảo nguồn lực tài chính và nhân lực cho việc thực hiện các quy định trong Luật.Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đối với đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và đường sắt chuyên dùng; kinh doanh đường sắt, khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt.Về phát triển công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, bổ sung các nguyên tắc như: khuyến khích nội địa hóa và phát triển công nghiệp trong nước, thúc đẩy sự liên kết giữa công nghiệp đường sắt và các ngành công nghiệp phụ trợ; đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ để cải thiện hiệu quả sản xuất, vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh; an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường trong tất cả các khâu từ sản xuất, lắp ráp, bảo trì đến vận hành các phương tiện giao thông đường sắt; đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, tiến tới tự chủ về công nghệ.Vì sao đường sắt Việt Nam chưa phát triển?Nhấn mạnh việc đổi Luật lần này phải làm sao phân cấp phân quyền mạnh hơn cho địa phương về quản lý đường sắt, nhưng Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu dự án Luật phải đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, tránh trùng lắp, mẫu thuẫn, không luật hoá các Nghị định, cơ chế đặc thù, Thông tư vào trong Luật.Theo lãnh đạo Quốc hội, đường sắt Việt Nam chậm phát triển do thiếu nguồn lực đầu tư và chưa được quan tâm đúng mức.Các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM mất đến 10 năm để hoàn thiện, với nhiều thay đổi kết cấu liên tục do nguồn lực hạn chế.Vì vậy trong lần sửa đổi này, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo xây dựng cơ chế bứt phá công nghệ xây dựng và vận hành đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao và metro.Ông cũng đề xuất học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu và trường đại học để nâng cao năng lực nội địa.
https://kevesko.vn/20250227/viet-nam-dam-phan-vay-tien-trung-quoc-lam-duong-sat-lao-cai-ha-noi-hai-phong-34732607.html
https://kevesko.vn/20250216/viet-nam-vay-trung-quoc-lam-duong-sat-83-ty-usd-lo-tien-chay-ra-nuoc-ngoai-34534798.html
https://kevesko.vn/20250213/viet-nam-se-can-hon-83-ty-usd-lam-tuyen-duong-sat-noi-voi-trung-quoc-34502556.html
https://kevesko.vn/20250210/viet-nam-dinh-vay-von-trung-quoc-lam-duong-sat-lao-cai---ha-noi---hai-phong-34444773.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/05/28006229_56:0:767:533_1920x0_80_0_0_4649e3bde0f047158834b0e2084f1ef1.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, đường sắt việt nam, đường sắt, chính trị, dự án, trần thanh mẫn, quốc hội
việt nam, đường sắt việt nam, đường sắt, chính trị, dự án, trần thanh mẫn, quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn chứng câu chuyện sau 50 năm thống nhất đất nước, Đoàn tàu Thống nhất chỉ thay đổi phòng, ốc, còn tốc độ tàu hỏa gần như vẫn không thay đổi và nêu vấn đề vì sao dù đã có Luật, chính sách hỗ trợ nhưng
đường sắt Việt Nam chậm phát triển.
Việt Nam đặt mục tiêu tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng đường sắt
Dự án Luật Đường sắt sửa đổi dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5.
Nêu tờ trình dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, thực hiện tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, luật chỉ quy định những vấn đề khung, có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Dự thảo Luật được sắp xếp, bố cục gồm 8 chương, 70 điều; giảm 2 chương, 17 điều so với Luật Đường sắt 2017.
Dự thảo Luật cũng lược bỏ quy định đối với 20% số lượng thủ tục hành chính và 33% điều kiện kinh doanh so với Luật Đường sắt hiện hành để đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong bối cảnh hiện nay.
Lấy ví dụ việc Trung Quốc đã chi 20 tỷ USD trong 10 năm để vươn lên dẫn đầu thế giới về công nghệ đường sắt, Bộ Xây dựng nhấn mạnh, Nhà nước cần có cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực đường sắt để từng bước làm chủ công nghệ.
Cạnh đó, Việt Nam cũng cần ưu tiên đầu tư một số sản phẩm công nghiệp đường sắt thuộc Danh mục công nghệ cao.
Trong khi đó, đối với các dự án có gói thầu quốc tế phải yêu cầu nhà thầu nước ngoài chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho đối tác Việt Nam.
Nhà thầu và chủ đầu tư các dự án đường sắt cũng phải ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa trong nước khi có thể. Việc này sẽ giúp tạo điều kiện thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, phát triển công nghiệp đường sắt và hình thành thị trường đủ lớn cho các ngành công nghiệp phụ trợ cho Việt Nam.
Phát triển công nghiệp đường sắt đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó, Bộ Xây dựng cho rằng, việc bổ sung quy định trong Luật sẽ đảm bảo thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp tiên phong, giúp họ yên tâm đầu tư phát triển.
Đây cũng là cách thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Việt Nam đặt mục tiêu tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng đường sắt đến năm 2035.
Việt Nam hiện đã làm chủ được nhiều công nghệ xây dựng đường sắt cơ bản như tà vẹt, cầu dây văng, hầm dài và tuy-len. Đã có 7 liên doanh trong và ngoài nước sẵn sàng tham gia phát triển ngành đường sắt.
Tuy nhiên, để tiếp nhận và sản xuất thành công các sản phẩm như đầu máy, toa xe, cần tạo ra thị trường đủ lớn và có cơ chế đảm bảo đầu ra.
“Quan trọng nhất là Quốc hội cho phép Chính phủ giao nhiệm vụ và đặt hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu đàn do Chính phủ lựa chọn, đảm bảo thị trường đầu ra, khi đó các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư”, - Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ.
Chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để học hỏi
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường sắt, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị, cần tiếp tục rà soát, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tế của Việt Nam để bảo đảm tính khả thi của một số quy định liên quan đến đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển đường sắt, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho hệ thống đường sắt.
Đặc biệt cần có các giải pháp cụ thể, đồng bộ để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quá trình triển khai các dự án đường sắt hiện tại, đảm bảo nguồn lực tài chính và nhân lực cho việc thực hiện các quy định trong Luật.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đối với đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và đường sắt chuyên dùng; kinh doanh đường sắt, khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt.
Về phát triển công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, bổ sung các nguyên tắc như: khuyến khích nội địa hóa và phát triển công nghiệp trong nước, thúc đẩy sự liên kết giữa công nghiệp đường sắt và các ngành công nghiệp phụ trợ; đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ để cải thiện hiệu quả sản xuất, vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh; an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường trong tất cả các khâu từ sản xuất, lắp ráp, bảo trì đến vận hành các phương tiện giao thông đường sắt; đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, tiến tới tự chủ về công nghệ.
Vì sao đường sắt Việt Nam chưa phát triển?
Nhấn mạnh việc đổi Luật lần này phải làm sao phân cấp phân quyền mạnh hơn cho địa phương về quản lý đường sắt, nhưng Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu dự án Luật phải đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, tránh trùng lắp, mẫu thuẫn, không luật hoá các Nghị định, cơ chế đặc thù, Thông tư vào trong Luật.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý: “Chúng ta cần tổng kết 7 năm thực hiện Luật đường sắt xem vì sao có Luật nhưng đường sắt Việt Nam chậm phát triển, nguyên nhân do đâu? Là do chưa quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí để đầu tư hay do giao thông chỉ chú ý đường bộ, hàng không mà chưa quan tâm nhiều tới đường sắt và đường thuỷ. Trong khi các nước phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ, còn ở ta có biển, có sông song giao thông đường thuỷ ít được chú ý”.
Theo lãnh đạo Quốc hội, đường sắt Việt Nam chậm phát triển do thiếu nguồn lực đầu tư và chưa được quan tâm đúng mức.
“Đoàn tàu Thống Nhất là sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước. Đến nay sau 50 năm thống nhất đất nước, Đoàn tàu Thống Nhất đó có gì thay đổi không, hay chỉ thay đổi phòng, ốc, còn vận tốc của tàu vẫn như cách đây 50 năm?”, - ông Mẫn chỉ rõ.
Các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM mất đến 10 năm để hoàn thiện, với nhiều thay đổi kết cấu liên tục do nguồn lực hạn chế.
Vì vậy trong lần sửa đổi này, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo xây dựng cơ chế bứt phá công nghệ xây dựng và vận hành đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao và metro.
“Làm sao Luật có chính sách đột phá mạnh mẽ để đường sắt vươn lên chứ không phải Luật cần nhiều điều, nhiều chương, làm sao để đất nước phát triển đường sắt tốc độc cao, và đường sắt đô thị thì Luật phải cần 1 chương riêng với cơ chế ưu tiên về nguồn lực, công nghệ, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, nâng cao năng lực nội địa”, - Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Ông cũng đề xuất học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu và trường đại học để nâng cao năng lực nội địa.