Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Những ký ức trong tim luôn là nguồn cảm hứng và động lực

© Sputnik / Yu. EvsjukovHọc sinh Việt Nam sau giờ học ở Voronezh, Nga
Học sinh Việt Nam sau giờ học ở Voronezh, Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2025
Đăng ký
Sputnik giới thiệu bài mạn đàm cuối cùng về nhóm thiếu nhi Việt Nam đã đến Matxcơva vào tháng 10 năm 1954 và sống 5 năm trong trường nội trú ở trung tâm thành phố và học tập tại các trường gần đó.
Nhiều học sinh của trường nội trú này đã tốt nghiệp các trường phô thông ở Matxcơva với huy chương vàng và bạc. Vào năm 1960, sau khi cuộc sống hòa bình ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ổn định lại, trường nội trú đã đóng cửa. Và những học sinh hoàn thành kỳ thi lớp 10 được trao cơ hội vào học tại các trường đại học ở Matxcơva và các thành phố khác, còn các học sinh trung học cơ sở đã trở về quê hương và tiếp tục học tập tại Việt Nam. Sau đó, nhiều người trong số họ đã có dịp đến các trường đại học Nga để nâng cao trình độ và bảo vệ luận án, họ đã trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Matxcơva và Đài Tiếng nói nước Nga - tiền thân của Sputnik ngày nay. Họ viết về khoảng thời gian học tập ở Matxcơva trong cuốn hồi ký dày sáu trăm trang mang tựa đề “Lớn lên giữa Mạc Tư Khoa” xuất bản tại Hà Nội.

Hồi ức quý giá

Phó Tiến sĩ Nguyễn Trần Kiều:

"Các thầy cô giáo người Nga luôn là tấm gương người tốt với trái tim ấm áp và tâm hồn đẹp đối với chúng tôi. Trong suốt những năm đó họ không bao giờ làm bất cứ điều gì khiến chúng ta thất vọng. Họ không bao giờ lên tiếng ngay cả với những học sinh có hành vi lệch chuẩn. Ngược lại, họ còn khuyên bảo những người này một cách tử tế, với sự ấm áp của tình mẹ".

Phó Tiến sĩ Hóa học Ngô Duy Cường:

"Trong thời gian rảnh rỗi, mỗi người chúng tôi đều làm những gì mình thích nhất: vẽ tranh, chơi nhạc, ca hát, khiêu vũ, chơi thể thao, kỹ thuật phát thanh, may vá. Nhờ có các thầy cô giáo người Nga, chúng tôi có thể phát triển khả năng của mình theo mọi hướng, và những ai có năng khiếu đặc biệt có thể vào học ở các trường chuyên ngành, ví dụ như Cao Việt Bách và Đỗ Dũng, hai người sau này trở thành nhạc sĩ".

Phố Malaya Nikitskaya, được xây dựng vào năm 1884; thời Liên Xô, nơi đây là phố Kachalov - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2025
Những trang sử vàng
Năm 1954: Nhà trẻ Matxcơva dành cho các em bé Việt Nam
Trường nội trú dành cho trẻ em Việt Nam tại Matxcơva là một cơ sở giáo đục độc đáo, theo ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nga hiện nay, người biết nhiều chi tiết về cuộc sống ở ngôi trường Matxcơva đặc biệt qua những câu chuyện của người mẹ là bà Nguyễn Hoàng Giang nữ sinh trường nội trú Matxcơva thưở xưa.

"Từ Việt Nam sang Nga du học lúc đó không phải là những nhà cách mạng chuyên nghiệp như thời những năm 1920-1930, không phải là những người lớn, cũng không phải học sinh tốt nghiệp phổ thông, mà là các em nhỏ. Trên thực tế, 100 cô bé cậu bé đến Matxcơva bắt đầu đường đời và cũng bắt đầu hình thành bản thể nhân cách ở đây. Trong môi trường Nga, họ không chỉ thuần tuý được có mái nhà yên ấm che chở trên đầu, mà còn nhận khối lượng kiến thức bổ ích từ nền giáo dục chất lượng cao. Ở đây, bất kể bao khó khăn bề bộn chồng chất mà đất nước Xô-viết phải phấn đấu khắc phục chỉ một thập kỷ sau khi chiến thắng nước Đức Quốc xã, các em nhỏ người Việt vẫn được đảm bảo mức sống tốt. Ở đây, những công dân Việt Nam trẻ tuổi được hưởng đời sống hoà bình, tươi sáng và hạnh phúc, thấm nhuần niềm tin rằng cuộc sống tuyệt vời như vậy cũng sẽ hiện hữu ở quê hương Việt Nam".

Số phận vinh quang của những học sinh nội trú

Nhiều học sinh của trường nội trú đã đóng góp vào việc thiết lập nên cuộc sống như vậy.
Giải thưởng cao quý của Việt Nam đã được trao cho Đại tá, GS-TS Lê Đông Hải, người đã giải quyết các vấn đề về chống chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam và bảo vệ môi trường. Đại tá Trịnh Tô Hợp được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hạng nhất cho công trình khoa học của mình. Trịnh Đông Á và Hoàng Đức Du đã sáng chế ra phương pháp chống bom hẹn giờ của Mỹ. Các Đại tá Bùi Thanh Chất, Phan Tiến Lạc, Nguyễn Văn Chương và một số học sinh nội trú khác đã cống hiến cuộc đời mình để bảo vệ quê hương trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Văn Tiến Tình đã chỉ huy một tiểu đoàn phòng không bảo vệ khu nhà chính phủ, nhà máy xi măng ở Hải Phòng và các cơ sở quan trọng ở Quảng Bình và Vinh. Trong những năm chiến tranh, Nông Gia Yết đã chỉ huy một tàu vận tải thực hiện các chuyến đi vào miền Nam và nhiều lần hứng chịu hỏa lực của Mỹ.
Lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh (phía trước) cùng một nhóm đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế Cộng sản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2025
Những trang sử vàng
Hồ Chí Minh đã mở ra những cánh cửa nào vào mùa hè năm 1923?
Bà Lê Tiến Hoàn sau này trở thành nhà ngoại giao, đã viết trong cuốn sách “Lớn lên giữa Mạc Tư Khoa” rằng đến năm 2004, 38 học sinh của trường nội trú đã trở thành phó tiến sĩ khoa học và năm người đã trở thành tiến sĩ khoa học. Hoàng Đức Nghị say này là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Vật tư. Vương Minh Tường - đại biểu Quốc hội, Trưởng phòng Kỹ thuật Bộ Vật tư, Bộ Thương mại. Hồ Anh Dũng - đại biểu Quốc hội, bí thư Ủy ban Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam. Trịnh Đông Á - Tổng cục trưởng Tổng cục Điện tử và Tin học. Hồ Uy Liêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Phạm Minh Dương - Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Sau khi học nội trú, Hoàng Đạo Kính đã tốt nghiệp Đại học kiến trúc Matxcơva và bảo vệ luận án tại đó, là Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Nguyễn Quế Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Nguyễn Xuân Thắng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các cơ quan UNESCO ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam. ông Phạm Vĩnh Cư, ông Trần Phú Thuyết và bà Nguyễn Hoàng Giang đã trở thành những biên dịch viên hàng đầu và giúp độc giả Nga hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh, công cuộc xây dựng hoà bình của nhân dân Việt Nam và thái độ anh em của người Việt đối với người Nga. Nhà báo Trần Tiến Đức đã có đóng góp to lớn vào việc thiết lập kênh truyền hình trực tiếp giữa Việt Nam và Mátxcơva vào đêm trước chuyến bay vũ trụ Liên Xô - Việt Nam. Bà Võ Hồng Anh là tác giả của hàng chục bài báo khoa học về các vấn đề năng lượng hạt nhân, được xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều thành phố ở Việt Nam được trang trí bằng những tòa nhà của kiến trúc sư Đặng Việt Nga, bà đã tốt nghiệp Đại học tổng hợp xây dựng quốc gia Matxcơva. Bà Lê Thị Muội bảo vệ luận án Tiến sĩ và Tiến sĩ Khoa học tại Liên Xô và trở thành nhà sinh vật học nổi tiếng toàn thế giới. Những bài hát của Cao Việt Bách và Đỗ Dũng dành tặng cho những chiến công của nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô. Nhiều học sinh tốt nghiệp trường nội trú đã trở thành giám đốc các nhà máy và công trường xây dựng.
Thủy thủ trên tàu tuần tra của Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuẩn bị pháo binh chiến đấu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2025
Những trang sử vàng
Năm 1979: “Lá chắn thép” của Hải quân Liên Xô tại Việt Nam
Học sinh cũ của trường nội trú Trần Trí Luân, người sau này đã thành thạo các vấn đề về luyện kim tại hai trường đại học ở Matxcơva nhận xét rằng, tất cả học sinh cũ của trường nội trú, bất kể giữ chức vụ gì, đều thể hiện những nét tính cách được hình thành trên đất Matxcơva: chân thành, có trách nhiệm cao, đam mê công việc và tận tụy với nhân dân. Và họ giữ lại những ký ức biết ơn về trường nội trú trong suốt quãng đời còn lại.
Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính đã viết trong hồi ký của mình:
"Cha mẹ đã cho chúng ta cuộc đời. Tổ quốc cho chúng ta mảnh đất để yêu, để thương, để phấn đấu và chịu đựng. Nước Nga cho chúng ta sự sung túc về tâm hồn, cái cơ bản để ta làm Người, để ta thực thi bổn phận của con người. Biết ơn nước Nga vì sự hào hiệp ấy!".
Sputnik Việt Nam gửi lời chào trân trọng và lời chúc tốt đẹp nhất tới các cựu học sinh trường nội trú Matxcơva, con, cháu và người thân của họ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала