Việt Nam trước giờ G đàm phán với Mỹ: Khôn khéo – mềm dẻo và bản lĩnh

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnQuang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2025
Đăng ký
Chiều nay (4/5), chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để bàn giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa từ nhiều quốc gia - trong đó có tuyên bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đây là cuộc họp thứ hai trong vòng ba ngày qua của lãnh đạo Chính phủ liên quan vấn đề này. Cuộc họp cũng nhằm triển khai thông điệp cuộc đàm phán ngày hôm qua của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Donald Trump, như Sputnik đưa tin trước đó.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chịu trách nhiệm quyết định trên bàn đàm phán

Phát biểu trước khi bắt đầu họp, Thủ tướng Chính cho biết, tối qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump, trong đó đưa ra thông điệp rằng Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ về 0%, đồng thời đề nghị Hoa Kỳ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng với đó là tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để Việt Nam mua hàng hóa của Hoa Kỳ theo nhu cầu; đồng thời tạo môi trường thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam.
“Ngay trong đêm nay (5/4), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ lên đường công tác tại Hoa Kỳ, vì vậy, cuộc họp cần chuẩn bị danh sách các mặt hàng cần đàm phán để đưa thuế suất về 0%”, người đứng đầu Chính phủ nói và lưu ý, tinh thần chung là sẵn sàng đàm phán với bạn để đưa mức thuế về 0% đối với hàng hóa nhập từ Mỹ.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2025
Ông Tô Lâm tặng Trump “món quà” và nước cờ chiến lược của Việt Nam
Ông cho biết thêm: “Ta cũng đề nghị Mỹ áp mức thuế tương tự. Đây là thông điệp lớn nhất. Thứ hai, danh sách mua hàng cũng do Chính phủ quyết định. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng để đồng chí Hồ Đức Phớc khi gặp gỡ, đàm phán sẽ có căn cứ rõ ràng. Đồng chí Hồ Đức Phớc chịu trách nhiệm quyết định trên bàn đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Thủ tướng nhắc nhở.
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, diện thuế áp dụng rộng với mức 46% sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mức thuế này có thể làm sụt giảm từ 30–40 tỷ USD đối với 16 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Việc Mỹ áp thuế cao cũng khiến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giảm sút. Bên cạnh đó, các vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá sẽ trở nên gay gắt và phức tạp hơn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Việt Nam có thể phải giảm thuế cho nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩm nông nghiệp; mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ; tạo ưu đãi cho Hoa Kỳ trong việc tham gia các dự án cụ thể tại Việt Nam.
Ngược lại, với Mỹ, Việt Nam có thể yêu cầu họ giảm thuế tương ứng cho các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam – 16 danh mục chính, chiếm khoảng 91–92% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nghe ý kiến của các doanh nghiệp FDI - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2025
Việt Nam đề nghị Mỹ hoãn áp thuế để ngồi vào bàn đàm phán

‘Hoãn càng lâu càng tốt’

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung lưu ý: “Quan trọng nhất là đàm phán nhanh và công bố thông tin ra thị trường kịp thời. Tiếp đó là đề nghị trì hoãn việc áp thuế càng lâu càng tốt”.
Việt Nam cũng cần trao đổi với Hoa Kỳ về việc bổ sung thêm các sản phẩm chưa tính đến trong công thức tính thuế đối ứng như: sản phẩm trí tuệ, sản phẩm số, dịch vụ trực tuyến, dịch vụ giải trí... Đồng thời, nghiên cứu để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư sang Hoa Kỳ.

“Cần rà soát khả năng cung cấp các mặt hàng mà chính quyền ông Trump và Đảng Cộng hòa đang ưu tiên, như nguyên liệu cho sản xuất tại Mỹ”, Thứ trưởng Trung nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay, các mặt hàng thiết yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là thủy sản, hồ tiêu, gia vị..., trong đó sản phẩm gia vị chiếm đến 70% thị phần Hoa Kỳ. Đây đều là những mặt hàng thiết yếu, khó có lựa chọn thay thế từ bên thứ ba. Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã rất tích cực dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với nông sản, mở cửa thị trường cho bạn; giảm thuế cho nhiều mặt hàng.
“Thông qua trao đổi với Tham tán nông nghiệp Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thấy đây sẽ là yếu tố quan trọng trong các cuộc đàm phán sắp tới để Việt Nam có thể được chấp nhận việc giảm thuế hoặc tránh tăng thuế đối với nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ”, ông Duy bày tỏ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố áp thuế quan có đi có lại (thuế đối ứng) ở mức ít nhất 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của hơn 180 nền kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2025
Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt Nam, bất chấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Chuẩn bị danh sách các mặt hàng cần đàm phán để đưa thuế suất về 0%

Để chuẩn bị cả về trước mắt lẫn lâu dài, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu tập trung chuẩn bị danh sách các mặt hàng cần đàm phán, để đưa thuế suất về bằng 0%, đồng thời, đề nghị phối hợp trong và ngoài nước để cuộc đàm phán do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu đoàn mang lại hiệu quả cao.
Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu kỹ các chính sách của Mỹ để có đối sách phù hợp. Ngoài các giải pháp cụ thể. Thứ nhất là thực hiện Nghị quyết 59 mạnh mẽ hơn nữa.
“Giải pháp thứ 2 là tư tưởng của chúng ta là càng khó khăn, thách thức thành cơ hội. Càng áp lực thì càng có động lực. Tìm sự cân bằng thương mại giữa hai nước. Phục vụ lợi ích của hai nước nói chung, trong đó có nhân dân hai nước. Tìm kiếm các mặt hàng ta có nhu cầu để tăng cường nhập khẩu”, Thủ tướng nói.
Với Bộ Tài chính, cần rà soát những sắc thuế hướng đến thỏa thuận cấp cao giữa 2 nước. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp tục rà soát các loại mặt hàng có thể nhập khẩu. Đối với đoàn đàm phán do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu, cần có kế hoạch, đề án cụ thể. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chắp nối, khâu nối cho đoàn đàm phán. Trước mắt, thương thảo danh mục giảm thuế. Phối hợp trong và ngoài nước để đàm phán hiệu quả, thực chất.
“Trong quá trình đàm phán phải khôn khéo, mềm dẻo, đặc biệt lưu ý đến các quan hệ khác, tránh gây ra những phức tạp. Kiểm soát tốt xuất xứ hàng hóa, thương hiệu và bản quyền”, Thủ tướng nhắc nhở.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2025
Việt Nam phản ứng thế nào trước đòn thuế quan của ông Trump?
Lưu ý việc Hoa Kỳ công bố thuế đối ứng với các nước trên thế giới là bất ngờ với Việt Nam khi ở trong danh sách áp thuế 46%, Thủ tướng đề nghị tất cả cùng bình tĩnh, không hoang mang, thể hiện bản lĩnh kiên cường, kiên định như đã từng vượt khó khăn, thử thách.
“Các phản ứng chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ rất kịp thời và có giải pháp ứng phó với tình hình. Những vấn đề Hoa Kỳ quan tâm đã có đối sách kịp thời; đồng thời chủ động giảm thuế theo Nghị định 73 theo thẩm quyền của Chính phủ”, Thủ tướng khẳng định như vậy là đã thể hiện bản lĩnh, sự tự tin, chủ động trước mọi tình huống.
Cùng với đó, đường lối ngoại giao của Việt Nam hội nhập, phản ứng chủ động, linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình, những cú sốc từ bên ngoài. Đây chính là lúc đòi hỏi sức mạnh từ lòng dân, lúc khó khăn cần sự đoàn kết toàn dân tộc. Đó là sự sáng quyết lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, của các cơ quan có liên quan, nhất là chung tay của cộng đồng các doanh nghiệp.
“Chúng ta phải nắm chắc tình hình, giữ bản lĩnh, sự sáng suốt, sự sáng tạo, khôn khéo trong điều hành trong quản lý; kiên định, kiên trì về những nguyên tắc cơ bản; bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ nhưng tích cực chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng thực chất và hiệu quả”, người đứng đầu Chính phủ chia sẻ thẳng thắn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала