Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt Nam, bất chấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

© AP Photo / Evan VucciTổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố áp thuế quan có đi có lại (thuế đối ứng) ở mức ít nhất 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của hơn 180 nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố áp thuế quan có đi có lại (thuế đối ứng) ở mức ít nhất 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của hơn 180 nền kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2025
Đăng ký
Bất chấp mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ và thông điệp Bộ trưởng công thương Việt Nam mang tới Mỹ trong chuyến công du giữa tháng 3-2025, Tổng thống Trump tuyên bố áp mức thuế đối ứng 46% - cao nhất từ trước tới nay đối với hàng hóa từ Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố áp thuế quan có đi có lại (thuế đối ứng) ở mức ít nhất 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của hơn 180 nền kinh tế. Hàng chục quốc gia phải chịu thuế đối ứng rất cao, trong đó có những đối tác thương mại thuộc hàng lớn nhất của Mỹ, Việt Nam có tên trong danh sách này. Hơn nữa, Việt Nam chịu mức 46%, thuộc hàng cao nhất.
Vì sao Việt Nam bị áp mức thuế cao như vậy? Động thái được đánh giá là bước leo thang mới của cuộc chiến thương mại mà ông Trump khởi động sau khi trở lại Nhà Trắng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam? Những giải pháp Việt Nam cần là gì?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2025
Việt Nam lấy làm tiếc về mức thuế đối ứng của Mỹ

Hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ bị áp mức thuế 46% - cao nhất từ trước tới nay

Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ đã công bố mức áp thuế với các hàng hóa của Việt Nam – 46%. Theo công bố của ông Trump, Trung Quốc sẽ bị áp thuế quan đối ứng 34% ngoài thuế quan bổ sung 20% mà ông Trump đã áp lên hàng hóa Trung Quốc trong nhiệm kỳ tổng thống này của ông. Các đồng minh thân cận của Mỹ cũng bị áp mức thuế đối ứng cao, như Liên minh châu Âu (EU) bị áp mức thuế 20%, Nhật Bản - 24%, Hàn Quốc - 25%. Ngoài ra một số nước khác cũng bị áp mức thuế rất cao như Campuchia - 49%, Iraq - 39%, Nam Phi - 30%, Ấn Độ - 26%,...
Theo một số nguồn tin, thuế quan đối ứng với thuế suất cao hơn sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4 và sẽ áp dụng với khoảng 60 quốc gia. Mức thuế cơ sở 10% sẽ có hiệu lực từ ngày thứ Bảy (5/4).
Sáng ngày ¾ theo giờ Hà Nội, cả Việt Nam, trước hết là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ bị sốc nặng trước con số 46% nói trên. Truyền thông Việt Nam đưa tin dày đặc về tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp nội các chính phủ khẩn về chủ đề này. Cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ để đàm phán về con số 46% nói trên.
Từ đâu ra con số 46%? Vì sao quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và kết quả tốt đẹp của chuyến công tác Mỹ gần đây của Bộ trưởng công thương Việt Nam không mang lại tác dụng và hàng Việt Nam vào Mỹ vẫn bị áp mức thuế cao nhất từ trước tới nay?
Đúng là theo một số thông tin, 46% không phải áp dụng cho tất cả các mặt hàng và có thể không áp dụng cho các mặt hàng chiến lược, nhưng Tổng thống Mỹ trước toàn dân thiên hạ đã nói rằng:
“Việt Nam – những nhà đàm phán xuất sắc là những con người tuyệt vời. Họ quý mến tôi và tôi cũng quý mến họ. Nhưng vấn đề là vì Việt Nam đang áp thuế 90% với hàng hóa của Mỹ, nên tôi sẽ áp thuế 46% với họ”, - Ông Donald Trump tuyên bố và không hề nói rằng chỉ với một số mặt hàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nói rằng Việt Nam đánh thuế Mỹ 90% nên Mỹ đánh lại mức thuế đối ứng 46% là đã "giảm giá" một nửa.
"Đó là thuế quan đối ứng. Vì vậy, họ tính thuế chúng ta bao nhiêu, chúng ta sẽ tính họ bấy nhiêu, nhưng chúng ta sẽ tử tế hơn họ", - ông Trump tuyên bố.
Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Mỹ muốn “huỷ diệt” Việt Nam?
Có thật là Việt Nam đánh thuế hàng Mỹ 90%? Và mức thuế 46% đã được tính như thế nào?

“Mỹ tính thuế nhập khẩu đối ứng đối với mỗi nước bằng tỷ lệ giữa mức thâm hụt thương mại song phương và tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ rồi chia đôi ra. Ví dụ cụ thể: năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 136,463 tỷ USD và nhập 13,561 tỷ USD. Cán cân thương mại của Mỹ so với Việt Nam là ở mức thâm hụt 122,9 tỷ USD, tương đương 90,4%. Donald Trump gọi con số này là mức "thuế" mà Việt Nam đang "áp" cho hàng hóa Mỹ. Lấy nó chia đôi ra và nói là đã “giảm” một nửa. Nghe đã thấy vô lý. Làm gì có chuyện Việt Nam áp thuế hàng hóa Mỹ hơn 90%! Nhưng có một điểm cần lưu ý: ông Trump nói thêm rằng mức này đã bao gồm cả thao túng tiền tệ và rào cản thương mại. Cái rắc rối là ở đó”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.

Việt Nam hiện có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ được thiết lập cách đây gần 2 năm. Trong chuyến “đi sứ” sang Mỹ rất quan trọng của Bộ trưởng Công Thương Việt Namcách đây không lâu Việt Nam đãgiải thích cho phía Mỹ rằng Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế bổ sung cho nhau. Và nguyên nhân gây mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước xuất phát từ tính chất bổ trợ giữa hai nền kinh tế, là do cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường nước này.
© AP Photo / Mark SchiefelbeinTổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố áp thuế quan có đi có lại (thuế đối ứng) ở mức ít nhất 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của hơn 180 nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố áp thuế quan có đi có lại (thuế đối ứng) ở mức ít nhất 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của hơn 180 nền kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố áp thuế quan có đi có lại (thuế đối ứng) ở mức ít nhất 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của hơn 180 nền kinh tế
“Trong chuyến “đi sứ” của ông Bộ trưởng công thương, thông điệp mà Việt Nam gửi tới nền kinh tế lớn nhất thế giới là mong muốn duy trì và xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi. Phía Việt Nam khẳng định với phía Mỹ là Việt Nam không có bất cứ chính sách nào có thể gây phương hại đến người lao động hay an ninh quốc gia của Mỹ. Điều này Việt Nam đã tuyên bố trước đó. Nhưng công bố của ông Trump hôm 2/4 cho thấy, mức độ quan hệ chính trị như thế nào với Hoa Kỳ không có ý nghĩa về kinh tế, khi ông Trump đang thực hiện những bước đầu tiên gây “sốc” đưa sản xuất trở lại nước Mỹ trên con đường “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” của ông ta”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng

Các chuyên gia khắp thế giới đã đưa ra nhận định: việc đánh thuế quan trên diện rộng sẽ dựng lên những hàng rào thương mại mới xung quanh nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất trên thế giới là Hoa Kỳ, đảo ngược hàng thập kỷ tự do hóa thương mại đã định hình nên trật tự toàn cầu hiện tại.
“Trong bối cảnh này, chính sách 46% thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam không thể không ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, khi gần 30% tổng xuất khẩu của Việt Nam (năm 2024 là 136,6 tỷ USD) là sang thị trường Hoa Kỳ, chiếm khoảng 26% cấu phần GDP”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.
Với mức thuế 46%, giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh so với hàng hóa từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Mexico. Các ngành chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, gỗ và thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Một số chuyên gia ước tính, xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, có thể lên đến 20- 30%, thậm chí cao hơn.
Việt Nam có 5 nhóm ngành chính (chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm 2024) sẽ bị tác động mạnh nhất trong đợt áp thuế này. Đó là điện tử (các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu); dệt may, da giày (chiếm 21,9%); gỗ và sản phẩm từ gỗ (chiếm 7,6%); nông - thủy - hải sản (chiếm 3,5%); thép và nhôm (chiếm 2,7%).
“Tăng trưởng GDP năm 2025 khó tránh khỏi bị tác động. Hơn nữa ảnh hưởng dây chuyền của việc suy giảm xuất khẩu là dẫn tới tiêu dùng trong nước giảm, lạm phát tăng, việc thu hút và giải ngân FDI cũng có thể giảm trong ngắn hạn”, - TS kinh tế Lê Hòa nhấn mạnh với Sputnik.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sau “cú sốc” sáng ¾ đã có những nhận định bình tĩnh hơn, họ kêu gọi các doanh nghiệp tránh lo lắng quá mức. Như ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết, vấn đề Mỹ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam cần được nhìn nhận một cách thấu đáo, tránh hoang mang hay lo lắng thái quá. Ông Giang còn lưu ý, thông tin về mức thuế 46% phía Mỹ đưa ra là con số tổng quan, không áp dụng đồng loạt mà được chia ra theo từng dòng sản phẩm cụ thể. Chủ tịch VITAS cho hay Chính phủ đang triển khai các biện pháp đàm phán để có biểu thuế phù hợp, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Cần tích cực hơn trong đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và khai thác thị trường EAEU

Theo quan điểm chung, biện pháp đầu tiên cần làm là Việt Nam phải tăng nhập khẩu từ Mỹ để giảm thặng dư thương mại (123,5 tỷ USD năm 2024), nhằm xoa dịu áp lực thuế quan. Tuy nhiên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng công nghệ và nguyên liệu sản xuất.
Biện pháp thứ hai là phải đa dạng hóa thị trường bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP, tăng xuất khẩu sang thị trường có sức mua lớn là Liên minh Kinh tế Á-Âu mà Nga là chủ chốt.
“Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng những lợi thế của Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực từ tháng 10 -2016? Một số doanh nghiệp Việt Nam không có đủ thông tin về thị trường và FTA này, một số khác thì phàn nàn về khó khăn trong thanh toán và vận tải (mặc dù những doanh nghiệp làm ăn với Nga và EAEU tôi biết vẫn giải quyết được tất cả những trở ngại liên quan tới thanh toán, và vấn đề vận tải hiện đã được giải quyết khá tốt), nhóm thứ ba thì không đánh giá đầy đủ về tiềm năng của thị trường Nga, thị trường EAEU…Phải chăng thời cơ đã tới! Hai bên có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, từ cơ sở pháp lý tới sự không cạnh tranh nhau của các mặt hàng…”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Trump "dội bom thuế": Doanh nghiệp Việt họp khẩn, ngành gỗ và dệt may đối mặt rủi ro lớn
Sáng 3/4, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp khẩn với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới 46% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Chiều cùng ngày, tại họp báo thường kỳ, Bộ Tài chính đã có những bình luận và thông tin về việc Chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Việt Nam tin tưởng mức thuế công bố là mức tối đa và mức cụ thể còn được xem xét. Đồng thời kỳ vọng những thông tin trao đổi sắp tới sẽ được đối tác lắng nghe và có bước đi phù hợp. Ví dụ, mặt bằng thuế quan của Việt Nam áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ thấp hơn rất nhiều so với con số 90% mà Mỹ tính toán.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Chi, vào cuối tuần này, Chính phủ cử đoàn công tác sang Mỹ để đàm phán về vấn đề áp thuế 46% với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Phía Việt Nam định hướng là kiên trì tìm ra giải pháp và trao đổi với đối tác thương mại để cân bằng theo hướng tăng kim ngạch mà không cần tăng thuế. Việc này cũng giúp người tiêu dùng hai nước cùng hưởng lợi.
Chúng ta sẽ cùng chờ xem kết quả chuyến công tác của đoàn Việt Nam.
Chính sách thuế quan của Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2025
Multimedia
Chính sách thuế quan của Trump
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала