https://kevesko.vn/20250515/viet-nam-tien-toi-lam-chu-cong-nghe-hat-nhan-36168821.html
Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ hạt nhân
Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ hạt nhân
Sputnik Việt Nam
Việt Nam đang đẩy mạnh lộ trình làm chủ công nghệ hạt nhân, hướng tới xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân nội địa, phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử... 15.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-15T14:42+0700
2025-05-15T14:42+0700
2025-05-15T14:42+0700
việt nam
bộ khoa học và công nghệ
iaea
công nghệ
vấn đề hạt nhân
lĩnh vực hạt nhân
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/0f/36169081_0:193:2954:1855_1920x0_80_0_0_6a4de188173b700bab1ee6ea6e09ba43.jpg
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh, IAEA kết luận các quy định về an toàn bức xạ, an toàn an ninh và thanh sát hạt nhân trong dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử của Việt Nam đã bảo đảm các nguyên tắc của IAEA.Tiến tới nội địa hóa công nghệ hạt nhân ở Việt NamNhư Sputnik đã đưa tin, hôm nay, Quốc hội Việt Nam thảo luận dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới làm chủ công nghệ và nội địa hóa ngành công nghiệp hạt nhân, bao gồm xây dựng nhà máy điện, lò phản ứng nhằm phục vụ ứng dụng năng lượng xanh và phát triển kinh tế - xã hội.Giải trình cụ thể trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh điện hạt nhân đang được xem là một trong những nguồn năng lượng xanh, là xu thế phát triển chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nước đã đặt mục tiêu điện hạt nhân chiếm từ 10–30% tổng sản lượng điện quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu lớn như tự chủ năng lượng, trung hòa carbon và nâng tầm công nghệ quốc gia.Bộ trưởng nhắc lại chủ trương xây dựng và ứng dụng điện hạt nhân, năng lượng nguyên tử cho mục đích hoà bình, dân sự của Việt Nam. Ông cho biết, thông qua việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, Việt Nam định hướng tiến tới làm chủ công nghệ điện hạt nhân, từ đó hình thành ngành công nghiệp hạt nhân trong nước.Theo đó, Nhà nước sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa về công nghệ hạt nhân, bao gồm chế tạo trang thiết bị, sản xuất hoạt chất phóng xạ và các ứng dụng năng lượng nguyên tử khác.Trong chiến lược phát triển, trước mắt Việt Nam sẽ tập trung vào việc chế tạo các thiết bị quan trắc phóng xạ để đảm bảo an toàn và kiểm soát ổn định trong quá trình phát triển năng lượng hạt nhân.Đảm bảo an toànBên cạnh đó, dự luật mới cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản xuất công nghiệp nguyên tử nhằm giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước.Về đảm bảo an toàn và kế hoạch ứng phó với các thảm hoạ có thể xảy ra đối với nhà máy điện hạt nhân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin, hoạt động đảm bảo an toàn trong ứng dụng nguyên tử nói chung do cơ quan Nhà nước thống nhất quản lý để đảm bảo tuân thủ quốc tế. Bộ KH&CN đã cử đoàn tham vấn IAEA, cơ bản IAEA đã kết luận thanh sát an toàn, an ninh hạt nhân của Luật Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã đáp ứng đủ các quy định.Việt Nam có kế hoạch quản lý an toàn hạt nhân từ chọn vị trí, báo cáo tiền khả thi các dự án, nhập khẩu thanh nhiên liệu, xử lý thanh nhiên liệu hết hạn, sau cùng là việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân.Dự thảo Luật thiết kế một chương riêng về nhà máy, chương riêng về an toàn hạt nhân. Trong đó duy trì an ninh trọn vòng đời, xây dựng văn hoá, an toàn an ninh hạt nhân vì ứng dụng hạt nhân đa dạng xã hội. Nguyên tắc đảm bảo an toàn, an ninh cho đặt mức rất cao, được thể hiện xuyên suốt đến từng đối tượng quản lý từ bức xạ, đến khi thải loại nhiên liệu.Bên cạnh đó, dự thảo luật có chương riêng về bồi thường thiệt hại bức xạ hạt nhân, chương riêng về xử lý bức xạ hạt nhân. Cơ quan chủ trì cũng bổ sung cơ chế, nguyên tắc tham gia giám sát, thanh sát hạt nhân để đảm bảo việc sử dụng vào lĩnh vực hoà bình, đảm bảo thực hiện các điều ước quốc tế đặc biệt trong giai đoạn nghiên cứu.Đối với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, Bộ trưởng cho biết dự luật lần này cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, trong đó có việc cho phép chỉ định thầu, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn của bên bán, đồng thời cho phép sử dụng ngân sách cho công tác thẩm định, đào tạo nhân lực phục vụ dự án.Dự thảo luật có ứng dụng về phát triển hạt nhân cho dân sự, phân loại rủi ro, thúc đẩy đưa thành tựu mới nhất của năng lượng nguyên tử cho y tế, khoa học, kinh tế xã hội, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, công nghệ phát triển về hạt nhân giảm gánh nặng cho Nhà nước. Nhà nước có chính sách đào tạo, ưu đãi, trọng dụng chuyên gia trong và ngoài nước thu hút người tài vào hạt nhân.Thận trọng khi xã hội hoá lĩnh vực hạt nhânThảo luận về dự thảo, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ sự thận trọng. Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng quy định về xã hội hóa trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Ông nêu rõ đây là lĩnh vực đặc thù, bao gồm cả hoạt động bức xạ, sử dụng chất phóng xạ và xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Do đó, cần thu hẹp phạm vi xã hội hóa, chỉ rõ doanh nghiệp được tham gia ở khâu nào ví dụ doanh nghiệp tư nhân có được phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân hay không.Đồng quan điểm, đại biểu Thạch Phước Bình đánh giá dự luật định hướng đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội, song chưa làm rõ đâu là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư công. Theo ông, việc không xác định rõ có thể dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả và không thu hút được nguồn lực xã hội.Ông Bình đề xuất cần xác lập lộ trình phát triển từ thấp đến cao, tương ứng với mức độ phức tạp và rủi ro của công nghệ. Cụ thể, trong y tế nên ưu tiên ứng dụng năng lượng nguyên tử cho chẩn đoán hình ảnh, xạ trị ung thư; trong công nghiệp, tập trung vào chiếu xạ khử trùng và kiểm tra mối hàn bằng phóng xạ — những công nghệ có tính thương mại cao, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Về đào tạo, ông đề xuất phát triển hệ thống trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm để phục vụ công tác đào tạo nhân lực và phát triển công nghệ lõi. Riêng với điện hạt nhân, ông Bình nhấn mạnh đây là mục tiêu dài hạn, có tính chiến lược, cần triển khai từng bước, đảm bảo đủ điều kiện về nhân lực, kỹ thuật và pháp lý.Đại biểu Nguyễn Tri Thức (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị bổ sung chính sách và chế độ ưu đãi đối với người làm việc trong môi trường phóng xạ. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng nguyên tắc an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cần giao cho Chính phủ quy định chi tiết vì các nguyên tắc này thay đổi liên tục theo sự phát triển của khoa học nếu quy định “cứng” trong luật sẽ không theo sự phát triển của khoa học.Dự án Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 16/6 tới.
https://kevesko.vn/20250515/ap-dung-co-che-chua-tung-co-de-tang-toc-nha-may-dien-hat-nhan-dau-tien-tai-viet-nam-36163222.html
https://kevesko.vn/20250327/iaea-se-ho-tro-viet-nam-phat-trien-dien-hat-nhan-35240709.html
https://kevesko.vn/20250313/phap-muon-tham-gia-vao-dien-hat-nhan-o-viet-nam-34979859.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/0f/36169081_112:0:2843:2048_1920x0_80_0_0_2dd8c3c0398e3dd4dd9ce31e703fe1ea.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ khoa học và công nghệ, iaea, công nghệ, vấn đề hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân
việt nam, bộ khoa học và công nghệ, iaea, công nghệ, vấn đề hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân
Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ hạt nhân
Việt Nam đang đẩy mạnh lộ trình làm chủ công nghệ hạt nhân, hướng tới xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân nội địa, phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ mục đích dân sự, chế tạo trang thiết bị trong nước và quan trắc phóng xạ.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh,
IAEA kết luận các quy định về an toàn bức xạ, an toàn an ninh và thanh sát hạt nhân trong dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử của Việt Nam đã bảo đảm các nguyên tắc của IAEA.
Tiến tới nội địa hóa công nghệ hạt nhân ở Việt Nam
Như Sputnik đã đưa tin, hôm nay, Quốc hội Việt Nam thảo luận dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới làm chủ công nghệ và nội địa hóa ngành công nghiệp hạt nhân, bao gồm xây dựng nhà máy điện, lò phản ứng nhằm phục vụ ứng dụng năng lượng xanh và phát triển kinh tế - xã hội.
Giải trình cụ thể trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh điện hạt nhân đang được xem là một trong những nguồn năng lượng xanh, là xu thế phát triển chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nước đã đặt mục tiêu điện hạt nhân chiếm từ 10–30% tổng sản lượng điện quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu lớn như tự chủ năng lượng, trung hòa carbon và nâng tầm công nghệ quốc gia.
Bộ trưởng nhắc lại chủ trương xây dựng và ứng dụng điện hạt nhân, năng lượng nguyên tử cho mục đích hoà bình, dân sự của Việt Nam. Ông cho biết, thông qua việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, Việt Nam định hướng tiến tới làm chủ công nghệ điện hạt nhân, từ đó hình thành ngành công nghiệp hạt nhân trong nước.
Theo đó, Nhà nước sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa về công nghệ hạt nhân, bao gồm chế tạo trang thiết bị, sản xuất hoạt chất phóng xạ và các ứng dụng năng lượng nguyên tử khác.Trong chiến lược phát triển, trước mắt Việt Nam sẽ tập trung vào việc chế tạo các thiết bị quan trắc phóng xạ để đảm bảo an toàn và kiểm soát ổn định trong quá trình phát triển năng lượng hạt nhân.
“Các chiến lược này nhằm tiến tới nội địa hóa công nghệ hạt nhân ở Việt Nam”, - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý.
Bên cạnh đó, dự luật mới cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản xuất công nghiệp nguyên tử nhằm giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Về đảm bảo an toàn và kế hoạch ứng phó với các thảm hoạ có thể xảy ra đối với nhà máy điện hạt nhân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin, hoạt động đảm bảo an toàn trong ứng dụng nguyên tử nói chung do cơ quan Nhà nước thống nhất quản lý để đảm bảo tuân thủ quốc tế. Bộ KH&CN đã cử đoàn tham vấn IAEA, cơ bản IAEA đã kết luận thanh sát an toàn, an ninh hạt nhân của Luật Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã đáp ứng đủ các quy định.
Việt Nam có kế hoạch quản lý an toàn hạt nhân từ chọn vị trí, báo cáo tiền khả thi các dự án, nhập khẩu thanh nhiên liệu, xử lý thanh nhiên liệu hết hạn, sau cùng là việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân.
“Các giai đoạn đều có thẩm định về bức xạ hạt nhân, đủ điều kiện để tiến hành xây dựng, đủ điều kiện để áp dụng điều kiện cần thiết”, - lãnh đạo Bộ nêu rõ.
Dự thảo Luật thiết kế một chương riêng về nhà máy, chương riêng về an toàn hạt nhân. Trong đó duy trì an ninh trọn vòng đời, xây dựng văn hoá, an toàn an ninh hạt nhân vì ứng dụng hạt nhân đa dạng xã hội. Nguyên tắc đảm bảo an toàn, an ninh cho đặt mức rất cao, được thể hiện xuyên suốt đến từng đối tượng quản lý từ bức xạ, đến khi thải loại nhiên liệu.
Bên cạnh đó, dự thảo luật có chương riêng về bồi thường thiệt hại bức xạ hạt nhân, chương riêng về xử lý bức xạ hạt nhân. Cơ quan chủ trì cũng bổ sung cơ chế, nguyên tắc tham gia giám sát, thanh sát hạt nhân để đảm bảo việc sử dụng vào lĩnh vực hoà bình, đảm bảo thực hiện các điều ước quốc tế đặc biệt trong giai đoạn nghiên cứu.
Đối với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, Bộ trưởng cho biết dự luật lần này cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, trong đó có việc cho phép chỉ định thầu, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn của bên bán, đồng thời cho phép sử dụng ngân sách cho công tác thẩm định, đào tạo nhân lực phục vụ dự án.
Dự thảo luật có ứng dụng về phát triển hạt nhân cho dân sự, phân loại rủi ro, thúc đẩy đưa thành tựu mới nhất của năng lượng nguyên tử cho y tế, khoa học, kinh tế xã hội, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, công nghệ phát triển về hạt nhân giảm gánh nặng cho Nhà nước. Nhà nước có chính sách đào tạo, ưu đãi, trọng dụng chuyên gia trong và ngoài nước thu hút người tài vào hạt nhân.
Thận trọng khi xã hội hoá lĩnh vực hạt nhân
Thảo luận về dự thảo, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ sự thận trọng. Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng quy định về xã hội hóa trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Ông nêu rõ đây là lĩnh vực đặc thù, bao gồm cả hoạt động bức xạ, sử dụng chất phóng xạ và xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Do đó, cần thu hẹp phạm vi xã hội hóa, chỉ rõ doanh nghiệp được tham gia ở khâu nào ví dụ doanh nghiệp tư nhân có được phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân hay không.
Đồng quan điểm, đại biểu Thạch Phước Bình đánh giá dự luật định hướng đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội, song chưa làm rõ đâu là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư công. Theo ông, việc không xác định rõ có thể dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả và không thu hút được nguồn lực xã hội.
Ông Bình đề xuất cần xác lập lộ trình phát triển từ thấp đến cao, tương ứng với mức độ phức tạp và rủi ro của công nghệ. Cụ thể, trong y tế nên ưu tiên ứng dụng năng lượng nguyên tử cho chẩn đoán hình ảnh, xạ trị ung thư; trong công nghiệp, tập trung vào chiếu xạ khử trùng và kiểm tra mối hàn bằng phóng xạ — những công nghệ có tính thương mại cao, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Về đào tạo, ông đề xuất phát triển hệ thống trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm để phục vụ công tác đào tạo nhân lực và phát triển công nghệ lõi. Riêng với điện hạt nhân, ông Bình nhấn mạnh đây là mục tiêu dài hạn, có tính chiến lược, cần triển khai từng bước, đảm bảo đủ điều kiện về nhân lực, kỹ thuật và pháp lý.
Đại biểu Nguyễn Tri Thức (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị bổ sung chính sách và chế độ ưu đãi đối với người làm việc trong môi trường phóng xạ. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng nguyên tắc an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cần giao cho Chính phủ quy định chi tiết vì các nguyên tắc này thay đổi liên tục theo sự phát triển của khoa học nếu quy định “cứng” trong luật sẽ không theo sự phát triển của khoa học.
Dự án Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 16/6 tới.