https://kevesko.vn/20250523/thu-tuong-viet-nam-phai-co-trung-tam-tai-chinh-quoc-te-36301966.html
Thủ tướng: Việt Nam phải có trung tâm tài chính quốc tế
Thủ tướng: Việt Nam phải có trung tâm tài chính quốc tế
Sputnik Việt Nam
Chiều 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp thảo luận và cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính quốc... 23.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-23T08:53+0700
2025-05-23T08:53+0700
2025-05-23T12:15+0700
việt nam
thông tin
thủ tướng
phạm minh chính
kinh tế
chiến lược phát triển kinh tế
đầu tư nước ngoài
đầu tư
tài chính
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/17/36302119_0:115:2201:1353_1920x0_80_0_0_446c0907de99a4da1c0f887d31519e8f.jpg
Dự thảo Nghị quyết đã qua 29 lần sửa đổi. Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng như mô hình vận hành trung tâm tài chính quốc tế, chính sách thu hút dòng vốn, các cơ chế đặc thù về ngoại hối, thể chế pháp lý, visa, hạ tầng và nhân lực, cũng như việc áp dụng thông lệ quốc tế trong giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền tài sản.Phát biểu kết luận, Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là bước đi cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Để Việt Nam đạt hai mục tiêu 100 năm - đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cần đạt ở mức hai con số. Điều này không thể thực hiện nếu thiếu nguồn lực tài chính, trong khi hiện nay Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn.Thủ tướng yêu cầu mô hình trung tâm tài chính quốc tế phải dựa trên các tiêu chuẩn vượt trội, cạnh tranh với các trung tâm tài chính trong khu vực và trên thế giới. Môi trường pháp lý cần thông thoáng, minh bạch, hạ tầng hiện đại, nhân lực chất lượng cao, và cơ chế quản trị thông minh, tiến bộ. Các chính sách áp dụng tại trung tâm tài chính phải bảo đảm quyền tài sản, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tự do kinh doanh, di chuyển thuận lợi, cùng môi trường sống và làm việc vượt trội.Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh tới yêu cầu thu hút vốn trung và dài hạn phục vụ phát triển đất nước; cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại; thí điểm phát triển đồng tiền số phù hợp với xu hướng toàn cầu và điều kiện trong nước; đồng thời bảo đảm tự do luân chuyển vốn, lợi nhuận hợp pháp, ngăn chặn tình trạng lợi dụng để chuyển nguồn lực trái quy định ra nước ngoài.Về định hướng vận hành, trung tâm tài chính quốc tế sẽ hoạt động theo cơ chế thị trường, tự do hóa các hoạt động kinh doanh theo lộ trình phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu cắt giảm các loại giấy phép không cần thiết sau khi đã có quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đồng thời tăng cường hậu kiểm. Một tòa án chuyên biệt có thể được thành lập để xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của trung tâm.
https://kevesko.vn/20250516/quoc-hoi-ban-co-che-cho-kinh-te-tu-nhan-khong-hinh-su-hoa-vi-pham-uu-tien-dat-dai-cho-vay-von-re-36183695.html
https://kevesko.vn/20250519/cong-nhan-nen-kinh-te-thi-truong-viet-nam-cho-doi-gi-tu-hoa-ky-ngoai-loi-hua-36230198.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/17/36302119_122:0:2078:1467_1920x0_80_0_0_1fe333553d714dd2ca1b8c2c3847d84a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, thủ tướng, phạm minh chính, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, đầu tư nước ngoài, đầu tư, tài chính
việt nam, thông tin, thủ tướng, phạm minh chính, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, đầu tư nước ngoài, đầu tư, tài chính
Thủ tướng: Việt Nam phải có trung tâm tài chính quốc tế
08:53 23.05.2025 (Đã cập nhật: 12:15 23.05.2025) Chiều 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp thảo luận và cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Cuộc họp tiếp tục làm rõ nhiều nội dung cốt lõi xoay quanh mô hình, chính sách và các điều kiện đầu tư trung tâm tài chính.
Dự thảo Nghị quyết đã qua 29 lần sửa đổi. Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng như mô hình vận hành trung tâm tài chính quốc tế, chính sách thu hút dòng vốn, các cơ chế đặc thù về ngoại hối, thể chế pháp lý, visa, hạ tầng và nhân lực, cũng như việc áp dụng thông lệ quốc tế trong giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền tài sản.
Phát biểu kết luận,
Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là bước đi cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Để Việt Nam đạt hai mục tiêu 100 năm - đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cần đạt ở mức hai con số. Điều này không thể thực hiện nếu thiếu nguồn lực tài chính, trong khi hiện nay Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn.
Thủ tướng yêu cầu mô hình trung tâm tài chính quốc tế phải dựa trên các tiêu chuẩn vượt trội, cạnh tranh với các trung tâm tài chính trong khu vực và trên thế giới. Môi trường pháp lý cần thông thoáng, minh bạch, hạ tầng hiện đại, nhân lực chất lượng cao, và cơ chế quản trị thông minh, tiến bộ. Các
chính sách áp dụng tại trung tâm tài chính phải bảo đảm quyền tài sản, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tự do kinh doanh, di chuyển thuận lợi, cùng môi trường sống và làm việc vượt trội.
Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh tới yêu cầu thu hút vốn trung và dài hạn phục vụ phát triển đất nước; cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại; thí điểm
phát triển đồng tiền số phù hợp với xu hướng toàn cầu và điều kiện trong nước; đồng thời bảo đảm tự do luân chuyển vốn, lợi nhuận hợp pháp, ngăn chặn tình trạng lợi dụng để chuyển nguồn lực trái quy định ra nước ngoài.
Về định hướng vận hành, trung tâm tài chính quốc tế sẽ hoạt động theo cơ chế thị trường, tự do hóa các hoạt động
kinh doanh theo lộ trình phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu cắt giảm các loại giấy phép không cần thiết sau khi đã có quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đồng thời tăng cường hậu kiểm. Một tòa án chuyên biệt có thể được thành lập để xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của trung tâm.