https://kevesko.vn/20250610/bi-my-don-ep-dong-viet-nam-la-mot-trong-nhung-dong-tien-suy-yeu-nhieu-nhat-khu-vuc-36588339.html
Bị Mỹ dồn ép, đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền suy yếu nhiều nhất khu vực
Bị Mỹ dồn ép, đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền suy yếu nhiều nhất khu vực
Sputnik Việt Nam
Trong bối cảnh bất định chính sách thuế quan của Donald Trump, nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại (xuất khẩu chiếm khoảng 90% GDP và riêng thị trường Mỹ... 10.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-10T20:40+0700
2025-06-10T20:40+0700
2025-06-10T20:40+0700
hoa kỳ
kinh tế
gdp
việt nam
thuế
chính sách
ngân hàng nhà nước
vnd
https://cdn.img.kevesko.vn/img/268/01/2680133_0:202:3069:1928_1920x0_80_0_0_8b51cc00d9088e07e672eb3714201a76.jpg
UOB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay xuống còn 6% dù Quốc hội và Chính phủ đều kỳ vọng năm nay tăng trưởng ít nhất 8%.Cũng theo UOB, đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền bị suy yếu nhiều nhất trong khu vực, không giống như một số nước láng giềng, đà suy yếu hiện tại của đồng Việt Nam là yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc.Dự báo mới nhất về kinh tế Việt NamBộ phận Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố báo cáo cho rằng, hoạt động kinh tế của Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc trở lại nhờ giai đoạn tạm hoãn thuế 90 ngày, với kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng mạnh hơn cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 20% và 23%.Đà tăng đến từ việc các doanh nghiệp đẩy mạnh giao dịch trước thời điểm kết thúc thời gian hoãn thuế. Xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Mỹ. Kỳ vọng tăng vọt 34% so cùng kỳ, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/2024.Cột mốc quan trọng sắp tới là ngày 9/7, khi thời hạn hoãn thuế 90 ngày kết thúc. Việt Nam đang đàm phán thương mại với Mỹ với hai vòng diễn ra từ 19 đến 22/5 và vòng tiếp theo dự kiến vào cuối tháng 6.Dù vậy, theo UOB, trong bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan, UOB giữ quan điểm thận trọng đối với triển vọng của Việt Nam. Điều này có thể lý giải được bởi nền kinh tế Việt Nam hiện đang bị phụ thuộc vào thương mại (xuất khẩu chiếm khoảng 90%), trong đó, riêng thị trường Mỹ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.Xuất khẩu còn tập trung cao vào các ngành chủ lực như điện–điện tử, nội thất, dệt may và giày dép (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ).UOB đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam ở mức 6,0% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026. Riêng trong quý II và quý III năm 2025, tăng trưởng GDP dự kiến đạt lần lượt 6,1% và 5,8%.UOB chỉ ra rằng, lạm phát tại Việt Nam đã phần nào hạ nhiệt, ở mức khoảng 3,1% so cùng kỳ trong cả tháng 3 và tháng 4, giảm so mức trung bình 3,6% trong năm 2024 và 3,26% trong năm 2023, đồng thời vẫn thấp hơn mục tiêu 4,5%.Tuy nhiên, không giống như một số nước láng giềng trong khu vực, sự suy yếu hiện tại của tỷ giá đồng Việt Nam (VND) là yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc.Trong bối cảnh hiện nay, UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.Thêm vào đó, nếu điều kiện kinh doanh trong nước và thị trường lao động suy yếu nghiêm trọng, UOB kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn một lần xuống mức thấp trong thời kỳ Covid-19 là 4,00%, sau đó có thể tiếp tục giảm thêm 50 điểm cơ bản xuống còn 3,50%, với điều kiện thị trường ngoại hối vẫn ổn định và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện cắt giảm lãi suất.Ở kịch bản cơ sở, UON dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ vẫn giữ nguyên các mức lãi suất chính sách.Đồng Việt Nam bị suy yếuNhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh, đồng Việt Nam (VND) là một trong những đồng tiền suy yếu nhiều nhất trong khu vực, giữa bối cảnh các đồng tiền châu Á nhìn chung đang phục hồi trong quý 2/2025. Tính từ đầu quý đến nay, VND đã mất giá 1,8%, chạm mức thấp kỷ mục mới khoảng 26.000VND/USD.Theo báo cáo của UOB, sự suy yếu này chủ yếu xuất phát từ triển vọng kinh tế kém tích cực.Từ đó, UOB cũng cho rằng VND sẽ tiếp tục dao động ở vùng giá yếu trong biên độ giao dịch với USD đến hết quý 3/2025.Dù vậy, từ quý 4/2025 trở đi, VND có thể bắt đầu lấy lại đà phục hồi, hòa nhịp cùng xu hướng cải thiện chung của các đồng tiền châu Á khi bất ổn thương mại dần lắng dịu.Biến động tỷ giá, UOB cập nhật dự báo tỷ giá USD/VND ở mức 26.300 trong quý III/2025, 26.100 trong quý IV/2025, 25.900 trong quý I/2026, 25.700 trong quý II/2026.
https://kevesko.vn/20250602/nghi-quyet-68-va-thoi-diem-viet-nam-vao-top-25-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-36452428.html
https://kevesko.vn/20250519/cong-nhan-nen-kinh-te-thi-truong-viet-nam-cho-doi-gi-tu-hoa-ky-ngoai-loi-hua-36230198.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/268/01/2680133_168:0:2899:2048_1920x0_80_0_0_bd7161de86f4dd63718f0e8e761e7829.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
hoa kỳ, kinh tế, gdp, việt nam, thuế, chính sách, ngân hàng nhà nước, vnd
hoa kỳ, kinh tế, gdp, việt nam, thuế, chính sách, ngân hàng nhà nước, vnd
Bị Mỹ dồn ép, đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền suy yếu nhiều nhất khu vực
Trong bối cảnh bất định chính sách thuế quan của Donald Trump, nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại (xuất khẩu chiếm khoảng 90% GDP và riêng thị trường Mỹ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu) như Việt Nam lại càng dễ bị tổn thương.
UOB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay xuống còn 6% dù Quốc hội và Chính phủ đều kỳ vọng năm nay tăng trưởng ít nhất 8%.
Cũng theo UOB, đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền bị suy yếu nhiều nhất trong khu vực, không giống như một số nước láng giềng, đà suy yếu hiện tại của đồng Việt Nam là yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc.
Dự báo mới nhất về kinh tế Việt Nam
Bộ phận Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố báo cáo cho rằng, hoạt động kinh tế của Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc trở lại nhờ giai đoạn tạm hoãn thuế 90 ngày, với kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng mạnh hơn cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 20% và 23%.
Đà tăng đến từ việc các doanh nghiệp đẩy mạnh giao dịch trước thời điểm kết thúc thời gian hoãn thuế. Xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Mỹ. Kỳ vọng tăng vọt 34% so cùng kỳ, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/2024.
Cột mốc quan trọng sắp tới là ngày 9/7, khi thời hạn hoãn thuế 90 ngày kết thúc. Việt Nam đang đàm phán thương mại với Mỹ với hai vòng diễn ra từ 19 đến 22/5 và vòng tiếp theo dự kiến vào cuối tháng 6.
Dù vậy, theo UOB, trong bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan, UOB giữ quan điểm thận trọng đối với triển vọng của Việt Nam. Điều này có thể lý giải được bởi nền kinh tế Việt Nam hiện đang bị phụ thuộc vào thương mại (xuất khẩu chiếm khoảng 90%), trong đó, riêng thị trường Mỹ chiếm khoảng 30%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu còn tập trung cao vào các ngành chủ lực như điện–điện tử, nội thất, dệt may và giày dép (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ).
UOB đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam ở mức 6,0% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026. Riêng trong quý II và quý III năm 2025, tăng trưởng GDP dự kiến đạt lần lượt 6,1% và 5,8%.
UOB chỉ ra rằng, lạm phát tại Việt Nam đã phần nào hạ nhiệt, ở mức khoảng 3,1% so cùng kỳ trong cả tháng 3 và tháng 4, giảm so mức trung bình 3,6% trong năm 2024 và 3,26% trong năm 2023, đồng thời vẫn thấp hơn mục tiêu 4,5%.
“Bối cảnh lạm phát ôn hòa trong khi căng thẳng thương mại toàn cầu và bất định về thuế quan gia tăng đang mở ra khả năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới lỏng chính sách tiền tệ”, theo ngân hàng Singapore.
Tuy nhiên, không giống như một số nước láng giềng trong khu vực, sự suy yếu hiện tại của tỷ giá đồng Việt Nam (VND) là yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc.
Trong bối cảnh hiện nay, UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Thêm vào đó, nếu điều kiện kinh doanh trong nước và thị trường lao động suy yếu nghiêm trọng, UOB kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn một lần xuống mức thấp trong thời kỳ Covid-19 là 4,00%, sau đó có thể tiếp tục giảm thêm 50 điểm cơ bản xuống còn 3,50%, với điều kiện thị trường ngoại hối vẫn ổn định và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện cắt giảm lãi suất.
Ở kịch bản cơ sở, UON dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ vẫn giữ nguyên các mức lãi suất chính sách.
Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh, đồng Việt Nam (VND) là một trong những đồng tiền suy yếu nhiều nhất trong khu vực, giữa bối cảnh các đồng tiền châu Á nhìn chung đang phục hồi trong quý 2/2025. Tính từ đầu quý đến nay, VND đã mất giá 1,8%, chạm mức thấp kỷ mục mới khoảng 26.000VND/USD.
Theo báo cáo của UOB, sự suy yếu này chủ yếu xuất phát từ triển vọng kinh tế kém tích cực.
“Chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống còn 6,0%, so mức 7,09% của năm 2024 – cùng với rủi ro gia tăng về khả năng Mỹ tái áp mức thuế 46% đã công bố vào “Ngày Giải phóng” nếu các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Việt không đạt được tiến triển rõ rệt. Những yếu tố này dự kiến sẽ tiếp tục tạo áp lực lên VND trong ngắn hạn”, các chuyên gia UOB lưu ý thêm.
Từ đó, UOB cũng cho rằng VND sẽ tiếp tục dao động ở vùng giá yếu trong biên độ giao dịch với USD đến hết quý 3/2025.
Dù vậy, từ quý 4/2025 trở đi, VND có thể bắt đầu lấy lại đà phục hồi, hòa nhịp cùng xu hướng cải thiện chung của các đồng tiền châu Á khi bất ổn thương mại dần lắng dịu.
Biến động tỷ giá, UOB cập nhật dự báo tỷ giá USD/VND ở mức 26.300 trong quý III/2025, 26.100 trong quý IV/2025, 25.900 trong quý I/2026, 25.700 trong quý II/2026.