Việt Nam có lo khi Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ?

Đồng Nhân dân tệ (NDT) bất ngờ giảm giá mạnh kể từ cuối tháng 4 do tác động kép là tăng trưởng kinh tế suy giảm và dòng vốn rời khỏi Trung Quốc tăng nhanh vì chính sách chống Covid-19 quá khắc nghiệt.
Sputnik
Việc Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ từng ảnh hưởng ra sao đến giá trị đồng tiền Việt Nam (VND), lãi suất và tình hình lạm phát của Việt Nam?

Giá USD và Nhân dân tệ (NDT) hôm nay

Ngày 23/5, đồng USD và đồng Nhân dân tệ (NDT) giao dịch trên thị trường Việt Nam có biến động nhẹ, Ngân hàng Nhà nước cũng có động thái điều chỉnh mạnh tay.
Đầu phiên giao dịch 23/5, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 102,750 giảm 0,25% so với phiên cuối tuần trước.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.117 đồng, giảm 28 đồng so với phiên cuối tuần qua.
Tỷ giá USD ngày 23/5 tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra: 22.550 đồng - 23.050 đồng.
Ngân hàng Nhà nước: Siết tín dụng để hạn chế đầu cơ
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng ngày 23/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.117 VND/USD, giảm 28 đồng so với cuối tuần trước.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.810 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.423VND/USD.
Trong khi đó, tại Vietcombank, giá USD tăng 5 đồng cả ở chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên tuần trước và niêm yết ở mức 23.005 - 23.315 VND/USD (mua vào - bán ra).
Còn đồng NDT tại Vietcombank được niêm yết ở mức 3.390 - 3.536 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng khoảng 8 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với thời điểm chốt phiên tuần trước.
Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), giá đồng USD được niêm yết ở mức 23.030 - 23.310 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm nhẹ 5 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên hôm qua.
Trong khi đó, giá NDT cũng ở ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.406 - 3.511 (mua vào - bán ra) giảm nhẹ 2 đồng ở chiều mua vào và 1 đồng ở chiều bán ra so với cuối phiên tuần qua.
Sàn HoSE ‘bốc hơi’ gần 25 tỷ USD, Chủ tịch Sunshine Group bám đuổi tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Nhân dân tệ mất giá và ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang mất giá nhanh chóng vì nền kinh tế nước này đương đầu với áp lực giảm tốc do ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế kiểm soát Covid-19.
Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ gây hệ lụy thế nào đến VND và kinh tế Việt Nam?
Báo cáo mới cập nhật của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) đã đề cập đến ảnh hưởng của việc Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ đến kinh tế Việt Nam.
Đánh giá về diễn biến giá trị đồng VND khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, BSC cho biết, trong lần Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ vào năm 2015, lo ngại đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp giảm giá trị đồng VND bằng cách tăng biên độ tỷ giá VND/USD từ 1% lên 2%, kéo theo phạm vi biến động tỷ giá có thể lên cao nhất 22,106 đồng.
Cần lưu ý, mặc dù đây không phải động thái làm giảm giá đồng tiền trực tiếp, nhưng về bản chất có tác động tương tự do tiền đồng đang giao dịch ở mức trần trong thời gian trước đó.
Việt Nam sa thải ông Lê Hải Trà, “kiểm soát đặc biệt” Chứng khoán Kenanga
Trong khi đối với lần phá giá nhân dân tệ năm 2019, tỷ giá Việt Nam không có phản ứng giảm theo mà giữ nguyên ở mức ổn định quanh ngưỡng 23,250 suốt cả năm.
BSC nhấn mạnh, năm 2019, nhờ có trữ lượng ngoại hối ở mức cao và thặng dư thương mại đạt 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm xuất siêu trước đó, tỷ giá VND/USD duy trì ở mức ổn định trong cả năm.
Nhận định về diễn biến lạm phát Việt Nam khi Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ, BSC cho hay trong hai lần Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ, lạm phát Việt Nam lần lượt đạt ở mức thấp 0,63% và 2,8%. Thậm chí, lạm phát còn suy giảm so với các năm trước đó, do Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
“Trung Quốc phá giá đồng tiền khiến cho hàng hóa nhập khẩu từ nước này trở nên rẻ hơn so với thời gian trước khi phá giá”, các nhà phân tích của BSC nói.
Liên quan đến diễn biến lãi suất của Việt Nam, trong hai lần Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, Ngân hàng Nhà nước không can thiệp vào tỷ giá thông qua kênh lãi suất.
Bộ Tài chính đã có sẵn nhân sự thay thế loạt lãnh đạo chứng khoán vừa bị kỷ luật
Cụ thể, năm 2015 khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và Ngân hàng Nhà nước muốn điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND (nghĩa là điều chỉnh VNĐ giảm giá), theo lẽ thường lãi suất sẽ phải giảm đi. Tuy nhiên, dù đồng VND vẫn được điều chỉnh giảm giá, lãi suất điều hành vẫn giữ nguyên ở mức 6,5%, lãi suất huy động có xu hướng tăng lên.
Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạ lãi suất điều hành, kéo theo lãi suất huy động tăng lên chủ yếu là do ở giai đoạn gần đó, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành.
Bên cạnh đó, trong nước kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định.
Ngoài ra, báo cáo của BSC cũng chỉ ra việc Mỹ hạ bớt hàng rào thuế quan đối với Trung Quốc sẽ làm tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam chậm lại so với giai đoạn đỉnh 2019-2021.
Cơ quan này đánh giá, nhóm hàng hóa xuất khẩu chịu ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là máy điện và thiết bị điện tử; máy và thiết bị cơ khí phụ tùng, quần áo, hàng may mặc, đồ chơi và thiết bị trò chơi và đồ nội thất.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm giá khoảng 7% so với đồng bạc xanh. Quý 1, Nhân dân tệ giảm 6,5%, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất tại khu vực châu Á. Tháng 4 là tháng giảm giá mạnh kỷ lục của Nhân dân tệ, khi tỷ giá đồng tiền này trượt 4% so với USD.
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm
Cũng trong tháng 4, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2016, với mức giảm 68 tỷ USD, còn 3,12 nghìn tỷ USD. Dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm 130 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, sau khi tăng 33,6 tỷ USD trong cả năm 2021.
Tuần qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo đã nâng tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc trong rổ tiền tệ dự trữ trên toàn thế giới của IMF, theo đó, IMF đã nâng tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ từ mức 10,92% lên 12,28%.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hứa sẽ tiếp tục thúc đẩy việc mở cửa thị trường tài chính của Trung Quốc và cam kết sẽ đơn giản hóa quy trình của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường tỷ dân.
Thảo luận