Lãnh đạo Việt Nam phải là những cán bộ trung thực trong sáng như pha lê

Không cần nghi ngờ gì, sự kiện chính trong tuần qua ở Việt Nam chắc chắn là thêm một cuộc từ chức nữa trong ban lãnh đạo cấp cao của đất nước. Năm tuần sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng rời bỏ mọi chức vụ, bây giờ đến lượt Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ.
Sputnik
Chúng tôi sẽ nói về vấn đề này trong mục chính trị nội bộ của bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”. Bên cạnh đó, còn các chủ đề về chính sách đối ngoại, bảo vệ môi trường, kinh tế và du lịch.

Quan hệ của Việt Nam với Campuchia và Indonesia

Ấn phẩm phân tích Fulcrum đã dành đăng bài viết lớn về kế hoạch xây dựng kênh đào Funan-Techo của Campuchia, sẽ nối thủ đô Phnom Penh với Vịnh Thái Lan và do Trung Quốc tài trợ, cũng như tác động của kế hoạch này đối với quan hệ Campuchia-Việt Nam. Đối với Campuchia, kênh đào mới có tiềm năng giảm bớt tốn phí vận tải và cho phép chuyển hướng một phần đáng kể hàng xuất khẩu từ cảng Cái Mép của Việt Nam, nơi hàng xuất khẩu của Campuchia hiện đang được gửi đến, trước khi tiếp cận các tuyến đường thủy quốc tế. Đối với Việt Nam, kênh đào sẽ dẫn đến mất doanh thu từ các tàu hướng đến Campuchia và cũng là thêm một bằng chứng nữa cho thấy Campuchia đang quay sang phía Trung Quốc. Mặc dù kênh đào là bước đi quan trọng của Campuchia trong nỗ lực tìm kiếm sự thịnh vượng kinh tế lâu dài, nhưng việc nước láng giềng này quản lý liên hệ của mình với Việt Nam tốt như thế nào trong quá trình xây dựng kênh đào cũng là phép thử đầu tiên mà ông Hun Manet phải đối mặt trong chính sách đối ngoại, tờ báo lưu ý.
Phép thử với Hun Manet trên bàn cờ chính trị Việt Nam – Campuchia
Trong khi đó, tờ Asia News kể về những cuộc đàm phán giữa các Ngoại trưởng Việt Nam và Indonesia nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Tờ báo nhận xét rằng trong hơn 10 năm theo định dạng quan hệ này, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Indonesia đã tăng gần gấp ba và đạt thành tựu 14 tỷ USD.

Việc Chủ tịch Quốc hội thôi chức sẽ không ảnh hưởng tới sức hấp dẫn của đất nước

Nhiều ấn phẩm Tây Đông đều có tin bài về sự kiện ông Vương Đình Huệ. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thôi chức, vài ngày sau khi viên trợ lý Phạm Thái Hà bị bắt vì cáo buộc lạm dụng quyền lực trong vụ điều tra tội hối lộ của Tập đoàn Thuận An. “Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Vương Đình Huệ đã gây dư luận tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân đồng chí”, đó là cách Chính phủ và BCH TƯ Đảng giải thích về động thái cho một nhân vật trong «tứ trụ» lãnh đạo đất nước thôi mọi chức vụ. Đáng chú ý là dư luận cho rằng ông Vương Đình Huệ từng có triển vọng được đề cử vào chức vụ Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng trong tương lai. Một số cơ quan truyền thông nhận xét, việc lần thứ hai có lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam từ chức trong vòng 5 tuần có thể làm dấy lên lo ngại về sự ổn định chính trị ở trung tâm sản xuất Đông Nam Á, vốn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại nước ngoài.
Nhưng cũng có ý kiến ​​​​khác: sự kiện này sẽ không ảnh hưởng gì đến triển vọng kinh tế của đất nước và sẽ không tác động làm thay đổi đường lối của Chính phủ Việt Nam.
Channel News Asia dẫn đánh giá của một chuyên gia phương Tây: “Chúng tôi coi hành động của Chính phủ nhằm chống tham nhũng và làm trong sạch tình hình là bước đi tích cực”.
Nguyên nhân ông Vương Đình Huệ thôi chức, ai sẽ là Chủ tịch Quốc hội mới?
Trong tương quan này, Bloomberg công bố bài viết lớn về một trong những nhân vật dẫn đầu cuộc đấu tranh chống tham nhũng quy mô lớn, đó là Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, Đại tướng Tô Lâm. Khi nói về Vương Đình Huệ, các ấn phẩm còn nhắc lại những trường hợp khác khi các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam - từ Phó Thủ tướng đến Chủ tịch nước - buộc phải rời bỏ chức vụ do sai phạm của cấp dưới. Từ đó dẫn đến kết luận rằng chỉ có những cán bộ trung thực và trong sáng như pha lê mới có thể lãnh đạo Việt Nam.
Còn Aljazeera đưa tin ông trùm nước giải khát hàng đầu Việt Nam Trần Quý Thanh nhận án tù 8 năm vì tội lừa đảo các nhà đầu tư hơn 40 triệu USD trong các khoản vay phát hành vào năm 2019 và 2020.
Và tờ báo Anh The Conversation bàn về vụ án nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan, người có khoản vay từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chiếm 93% tổng danh mục cho vay của ngân hàng. Trường hợp gian lận bất thường này cho thấy lỗ hổng cố hữu của các ngân hàng - sử dụng tiền gửi để tài trợ cho đối tượng vay tín dụng. Quy mô gian lận và tham nhũng xảy ra tại SCB nhấn mạnh tác động phá hoại tàn khốc mà môi trường tham nhũng có thể gây ra đối với khối tài chính.

Thời sự kinh tế

Tờ The Star cho biết, dự báo của Ngân hàng Thế giới về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025.
Việt Nam nên sớm xử lý ngân hàng yếu kém
Còn Tech in Asia kể về Geniebook, một startup trong lĩnh vực giáo dục ra đời ở Singapore, quốc gia có một trong những chỉ số cao nhất về chất lượng giáo dục trên thế giới. Ấn phẩm hy vọng vào sự thành công của các startup tại Việt Nam, nơi có hơn 60% cư dân dưới 35 tuổi. Thế hệ am hiểu công nghệ này khao khát hướng tới nền đào tạo chất lượng cao và mong muốn đón nhận những giải pháp ứng nghiệm sáng tạo trong lĩnh vực dạy và học.
Bằng cách kết hợp chương trình giảng dạy của Singapore với các giải pháp trí tuệ nhân tạo, Geniebook có thể trở thành cầu nối tới những cơ hội quốc tế rộng mở dành cho giới sinh viên tại Việt Nam.
Cũng trong tuần qua, Asia News có bài cung cấp thông tin rằng kinh tế toàn cầu vẫn đang nỗ lực tìm đường phục hồi trong khi tiếp diễn gia tăng căng thẳng địa chính trị tại các điểm nóng trên thế giới, cho nên giá nguyên liệu thô ngày càng đắt và tình trạng này có thể khiến tăng cao giá cả tại thị trường nội địa Việt Nam vốn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu. Vận tải đường biển có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn, làm giảm lợi nhuận kinh doanh.
Như Reuters thông báo, công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT dự kiến xây dựng nhà máy trí tuệ nhân tạo trị giá 200 triệu USD sử dụng thiết kế của Nvidia, một công ty công nghệ Mỹ chuyên phát triển bộ xử lý đồ họa và hệ thống trên chip.
Dự án kênh đào Funan Techo: Chuyên gia Việt Nam lo ngại hạn mặn

Trồng lúa theo lối mới

AP đăng tải câu chuyện dài về phương pháp trồng lúa mới ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, sử dụng ít nước hơn và huy động máy bay không người lái để bón phân hữu cơ. Phương pháp này sẽ cho phép giảm thải khí mê-tan, loại khí có thể giữ nhiệt trong khí quyển cao gấp 80 lần so với carbon dioxide. Ngoài ra, sau khi thu hoạch xong, nông dân không cần đốt rơm rạ nữa, vốn là nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam và các nước láng giềng, cũng như Thái Lan và Ấn Độ. Thay vào đó, rơm rạ sẽ được bán cho các công ty sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và trồng nấm rơm, nguyên liệu bổ sung phổ biến dành cho các món ăn nhiều người ưa thích.

Chiếc thuyền thúng lộng lẫy bên bờ biển

Báo chuyên ngành Travel Daily Media đăng bài kể về công trình sáng tạo của Anam Group - trung tâm hội nghị Axi Plaza bên bờ biển Cam Ranh. Trung tâm bao gồm phòng hội nghị khổng lồ hiện đại, sàn khiêu vũ, sân thượng, khu tổ chức sự kiện ngoài trời trên bãi biển và rộng khoảng 10.000 m2 cửa hiệu và restaurant nhà hàng. Bản thân tòa nhà có hình dáng giống như một chiếc thuyền thúng, thường được ngư dân Việt Nam sử dụng khi ra khơi đánh bắt hải sản.
Thảo luận