Sai lầm lớn của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam

Thời gian gần đây, truyền thông nước ngoài ít đưa tin ngắn về Việt Nam mà chủ yếu về các chủ đề kinh tế như trước đây. Thế nhưng lại xuất hiện nhiều bài viết phân tích sâu rộng. Tuần vừa qua cũng không ngoại lệ.
Sputnik
Chính sách đối nội và đối ngoại, các vấn đề an ninh và kinh tế - đó là chủ đề chính trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” của Sputnik.

Chuyến thăm Ấn Độ, Biển Đông, kênh đào Funan Techo

Báo chí tiếp tục bình luận về chuyến thăm đầu tiên sau một thập kỷ của Thủ tướng Việt Nam đến Ấn Độ. Tờ Modern Diplomacy viết rằng các bên đã khẳng định quyết tâm tương tác thường xuyên trong những lĩnh vực truyền thống cũng như trong các lĩnh vực mới như điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo và v.v…
Nhưng ý nghĩa đặc biệt của cuộc gặp này được phân định bởi tương tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Đề cập đến tự do hàng hải, pháp quyền, an ninh, kinh tế và các lĩnh vực chính trị, quan tâm lợi ích của Việt Nam và Ấn Độ ở Biển Đông đều trùng khớp. Việt Nam công nhận vai trò then chốt của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương còn Ấn Độ coi Việt Nam là cốt lõi trong chính sách «Hành động về hướng Đông» của mình.
The Statesman phân tích mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam qua lăng kính cuộc đấu tranh lâu dài của Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc.
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ "mạnh mẽ hơn, thiết thực và hiệu quả hơn"
Báo The Conversation dành đăng bài viết tưởng nhớ Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Di sản về nguyên tắc chính sách đối ngoại của ông, nổi tiếng với tên gọi là đường lối “ngoại giao cây tre”, đóng vai trò là hình mẫu định hướng cho các quốc gia nhỏ trong bối cảnh phức tạp do những biến đổi địa chính trị và căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Việt Nam đã trở thành nhân tố chủ chốt ở châu Á và không còn nghi ngờ gì nữa, tài năng lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng và việc vận dụng phương thức «ngoại giao cây tre» khéo léo linh hoạt của ông đã đóng vai trò chủ yếu trong thành công nổi bật của Việt Nam, tác giả bài báo nhận định.
Trong khi đó East Asia Forum giới thiệu bài viết kêu gọi Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp đối phó và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược của mình với Philippines để chống lại việc Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghĩa vụ hiệp ước quốc tế. Để duy trì chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam cần làm nhiều việc hơn là chỉ thuần tuý lên tiếng phản đối hành vi chèn ép và coi thường trật tự pháp lý quốc tế của Trung Quốc, phải buộc Bắc Kinh phải gánh chịu cái giá hữu hình cho hành vi khiêu khích của họ, tờ báo nhấn mạnh.
Hãng thông tấn AP đưa tin rằng hôm thứ Hai Campuchia đã động thổ xây dựng kênh đào Techo Phù Nam do Trung Quốc tài trợ, nối thủ đô Phnom Penh với biển, bất chấp những quan ngại về ảnh hưởng tới môi trường và nguy cơ làm bùng phát xấu đi mối quan hệ với láng giềng Việt Nam. Báo nhận xét rằng dự án này khiến Việt Nam lo lắng, vừa vì tác động của nó đối với hoạt động trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, cũng như vì Campuchia sẽ rời khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Hà Nội.
Còn tờ The Nation của Thái Lan thông báo tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết Việt Nam ủng hộ những nỗ lực phát triển của Campuchia và tôn trọng việc nước này thực hiện dự án kênh đào Funan Techo.
Việt Nam ủng hộ việc Campuchia xây kênh đào Funan Techo
Việt Nam mong muốn phối hợp với Campuchia trong việc nghiên cứu, đánh giá tác động toàn diện của kênh đào để có khả năng thông qua biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của công trình này với dòng sông Mê Kông.
Ấn phẩm The Diplomat đã có bài viết lớn phân tích ý nghĩa địa chính trị của kênh đào này. Bản thân kênh đào không hiện thân là mối đe dọa an ninh nào đối với Việt Nam và có rất ít hoặc không có hệ quả quân sự. Nhưng nếu tính đến khả năng hiện diện quân sự độc quyền của Trung Quốc tại Ream, thì lợi ích kinh tế của thỏa thuận như vậy sẽ trở nên rõ ràng. Đẩy mạnh các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng là chiến lược ưa thích của tân Chính phủ ở Phnom Penh nhằm củng cố quyền kiểm soát của mình, còn đối với con trai Hun Sen và con cái các đồng minh chính trị của ông – là cơ hội thiết lập vị thế của riêng mình. Mặc dù những dự án tốn kém này được coi là có nguy cơ khiến xảy ra khủng hoảng nợ công ngày càng tăng, nhưng trong triển vọng ngắn hạn lại giúp giảm bớt khủng hoảng thất nghiệp, cấp xung lực cho tăng trưởng kinh tế quốc gia và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Có thể xem kênh đào là một phần trong chính sách mới của Chính phủ nhằm đưa Campuchia lên ngôi vị một trong 10 nền kinh tế nông nghiệp hàng đầu thế giới vào năm 2030. Từ góc độ địa chính trị, kênh nhân tạo có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các đặc khu kinh tế và chủ thể quân sự do Trung Quốc hậu thuẫn ở gần biên giới tây-nam Việt Nam, đặt ra mối đe dọa có thể dự đoán được đối với an ninh quốc gia của Việt Nam.
Reuters thông báo về việc bắt đầu cuộc tập trận chung giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và Việt Nam tại Vịnh Manila, là cuộc tập trận đầu tiên giữa hai quốc gia Đông Nam Á vốn có tuyên bố chủ quyền đối với các phần của Biển Đông và đụng độ với lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trên tuyến đường thủy đang tranh chấp.
Biển Đông
Giới quan sát đưa tin UAV Trung Quốc tắt bộ phát đáp bay ngoài khơi Việt Nam
Trên trang báo People’s Worldcơ quan ngôn luận của những người cộng sản Mỹ đăng bài kể về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một liên minh tự do của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng cơ bản của đất nước – mà báo Mỹ đánh giá là một hình mẫu về dân chủ hiện thực ở Việt Nam.

Việt Nam sẵn sàng đáp trả Trung Quốc

Tờ báo Mỹ nổi tiếng Washington Post đăng bài viết minh họa lớn về việc Việt Nam tạo ra những vùng đất mới ở quần đảo Trường Sa. Theo hình ảnh vệ tinh và những cuộc phỏng vấn các quan chức, chuyên gia phân tích các vấn đề an ninh và nhà ngoại giao của Việt Nam, kể từ đầu năm, Việt Nam đã tăng cường đáng kể nỗ lực mở rộng đảo và cải tạo đất ở Biển Đông đang tranh chấp để thách thức sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Đất nước đặt mục tiêu tạo ra hơn 1.000 mẫu đất mới ở đó trong năm nay, nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đây. Để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông, chỉ trong vòng 3 năm Việt Nam đã tăng diện tích đất ở quần đảo Trường Sa lên gấp 10 lần. Ngoài việc phát triển đất, Việt Nam còn mở rộng lực lượng cảnh sát biển và hiện đại hóa các tàu cá thương mại hoạt động xa bờ.

Liệu VinFast có nhường để thị trường xe điện Việt Nam rơi vào tay người Trung Quốc?

Quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ từ chối công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường đã gây ra làn sóng chỉ trích rộng lớn trên các trang ấn phẩm điện tử. The Diplomatviết rằng quyết định này có thể sẽ tác động đáng kể đến hợp tác Mỹ-Việt trong lĩnh vực an ninh. Một quốc gia mạnh về kinh tế sẽ có nhiều nguồn lực hơn để chi tiêu cho quốc phòng, cuối cùng sẽ mang lại một môi trường địa chính trị hòa bình dành cho phát triển kinh tế. Hoa Kỳ có thể và phải chứng tỏ cho Việt Nam thấy rằng người Mỹ có thể gạt những lợi ích hạn hẹp qua một bên để xây dựng quan hệ đối tác dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau thực sự, tác giả bài báo nêu ý kiến.
VinFast công bố giá pin VF 3 và các dòng xe khác
Quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là một sai lầm chiến lược trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh, báo Cato chia sẻ quan điểm như vậy. Khi các nhà hoạch định chính sách có cơ hội củng cố vị thế chiến lược và kinh tế của Hoa Kỳ trước Trung Quốc, chủ nghĩa bảo hộ thiển cận và cách cư xử, thói quen, thị hiếu chỉ chú mục đến lợi ích hạn hẹp kiểu chủ nghĩa tỉnh lẻ sẽ tiếp tục chiến thắng.
Còn Global Finance có bài nói về một thủ lĩnh của khối ngân hàng Việt Nam là Techcombank, đang thu hút khách hàng bằng lối tiếp cận kinh doanh ứng nghiệm đổi mới, năng lực kỹ thuật số và quan hệ đối tác sinh thái độc đáo.
Vietnam Briefing phân tích những lợi ích đối với Việt Nam của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), đang bước vào năm thứ tư. Các mặt hàng xuất khẩu cơ bản của Việt Nam sang EU là thủy sản, rau quả, giày dép, quần áo, gỗ và đồ nội thất bằng gỗ, còn các nước nhập khẩu chính là Hà Lan, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
EU đã chiếm vị trí thứ sáu về nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn vào Việt Nam. Khối lượng thương mại song phương đạt 296,87 tỷ USD vào năm 2023. Truyền thông khắp thế giới loan tin khai trương một phần tuyến tàu điện ngầm thứ hai tại Hà Nội sau 9 năm trì hoãn. Đang chờ đợi là toàn bộ tuyến đường dài 12,5 km ​​sẽ được hoàn thành vào năm 2027, với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 1,39 tỷ USD.
Hoa Kỳ muốn hạn chế phần mềm Trung Quốc
Còn Rest of World có bài viết về những khó khăn mà nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD phải đối mặt khi bắt đầu thâm nhập và mở rộng tại Việt Nam, nơi VinFast đã có chỗ đứng vững chắc và sở hữu phần lớn các trạm sạc. BYD chiếm gần một nửa thị trường xe điện tại Đông Nam Á, thu hút khách hàng tại các thị trường lớn như Thái Lan và Malaysia nhờ mức giá hấp dẫn và dòng sản phẩm đa dạng. Nhưng ở Việt Nam, BYD không chỉ có ít trạm sạc mà còn phải cạnh tranh với VinFast về mức giá.
Thảo luận