Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí lên tiếng về vụ án Hồ Duy Hải

© Ảnh : Tự Trung/Tuổi TrẻĐBQH Lê Minh Trí phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri
ĐBQH Lê Minh Trí phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND Tối cao, trong buổi tiếp xúc cử tri tại TP.HCM đã trả lời câu hỏi liên quan vụ án Hồ Duy Hải và khẳng định, chắc chắn kháng nghị giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải không sai. Điều này hoàn toàn đúng thẩm quyền và đúng pháp luật Việt Nam.

Không thể chấp nhận quan điểm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao khi cho rằng quá trình điều tra vụ án Hồ Duy Hải có một số sai phạm nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, điều này sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm đối với nền tư pháp Việt Nam, nhiều cử tri mong muốn Quốc hội Việt Nam sẽ vào cuộc giám sát, xem xét thấu đáo vụ án Hồ Duy Hải, quyết định giám đốc thẩm. Nếu sai thì phải sửa, trả lại cho đất nước nền công lý trong sáng.

Đề nghị Quốc hội giám sát vụ án Hồ Duy Hải: Không phải cán bộ muốn làm gì thì làm

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình làm Chủ tọa phiên tòa điều hành Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Vụ án Hồ Duy Hải: Kêu oan lên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Sáng nay 18 tháng 5, tại TP.HCM, Tổ Đại biểu Quốc hội Đơn vị 4 gồm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSND Tối cao) Lê Minh Trí, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM Huỳnh Thành Đạt và Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Tân Thuận Phạm Phú Quốc đã tiến hành tiếp xúc cử tri các Quận 5, Quận 10 và Quận 11.

Trong buổi làm việc ngày hôm nay, xuất hiện nhiều ý kiến cử tri đề nghị các ĐBQH, người đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của nhân dân, trả lời các vấn đề xung quanh vụ án Hồ Duy Hải, có ý kiến đề nghị Quốc hội tham gia giám sát việc xét xử giám đốc thẩm cũng như quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán (HĐTP), Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao trong vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ở bưu điện Cầu Voi, Long An năm 2008 liên quan tử tù Hồ Duy Hải.

Tại buổi tiếp xúc cử tri này, ông Nguyễn Lâm Sanh (cử tri quận 5) phát biểu nhấn mạnh, trong vụ án Hồ Duy Hải, việc VKSND Tối cao có kháng nghị là “hoàn toàn đúng thẩm quyền, đúng pháp luật”.

“Tôi không bàn về vụ án, tôi chỉ có ý kiến về khía cạnh pháp lý. Nếu Viện KSND tối cao khẳng định kháng nghị là phù hợp, là đúng pháp luật, mà 17 vị thẩm phán nhận định kháng nghị là sai pháp luật thì Quốc hội phải giám sát, lên tiếng để cho dân chúng được biết kháng nghị của Viện KSND tối cao đúng, hay phán quyết của HĐTP TAND tối cao đúng”, cử tri Nguyễn Lâm Sanh bày tỏ.

Phó Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ thay mặt Hội đồng Thẩm phán công bố phán quyết giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải. - Sputnik Việt Nam
Vụ án Hồ Duy Hải sẽ được đưa ra Quốc hội Việt Nam?
Ông Sanh cho rằng, trong bối cảnh vụ án còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, có dấu hiệu oan sai do VKS khơi ra, và những vụ oan sai đều được xem xét lại. Cử tri này cũng đánh giá cao về chức năng kiểm sát đối với các cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng.

“Nhưng tại sao 17 thẩm phán lại bác và cho rằng kháng nghị sai luật pháp? Tôi thấy dư luận đang không thoả đáng với kết luận của phiên toà giám đốc thẩm vừa qua. Trình độ người dân giờ khác rồi, không phải cán bộ muốn làm gì làm. Tôi nghĩ Quốc hội phải có vai trò giám sát và nên đưa vấn đề Viện kháng nghị đúng hay tòa án bác kháng nghị đúng cho rõ ràng”, cử tri Nguyễn Lâm Sanh thẳng thắn bày tỏ.

Ông Sanh cũng đề cập vấn đề, sau khi có ĐBQH lên tiếng góp ý về quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải và bản án thì lại có vị thẩm phán (Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ) có phát ngôn không chuẩn về những ĐBQH đã nói lên nguyện vọng, ý kiến của người dân này.

“Vì đây là vụ án có nhiều tình tiết sai nhưng Hội đồng thẩm phán lại kết luận rằng sai sót nhưng không ảnh hưởng đến bản chất và nội dung vụ án”, ông Sanh nêu rõ.

Cử tri lo vụ án Hồ Duy Hải tạo ra tiền lệ nguy hiểm

Chia sẻ quan điểm với ông Nguyễn Lâm Sanh, cử tri Đặng Văn Rành (Quận 11) cũng tái đề cập nhận định của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đối với vụ án Hồ Duy Hải. Theo đó, ông Rành dẫn lại việc Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội nêu điều luật về thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán trong quyết định giám đốc thẩm.

Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình bế mạc phiên Giám đốc thẩm. - Sputnik Việt Nam
Tử hình Hồ Duy Hải

Theo đó, luật pháp quy định HĐTP có 6 quyền theo luật định nhưng Hội đồng thẩm phán đã biểu quyết cho rằng kháng nghị của Viện KSND tối cao là vượt thẩm quyền, trái luật, như vậy Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã tự cho mình áp đặt thêm quyền thứ 7, đứng trên luật pháp.

“Đây là sự vi phạm nghiêm trọng cả về chính trị và pháp lý”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn.

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, ông không kết luận vụ án, cũng không bênh vực mù quáng cho Hồ Duy Hải, mà chỉ bàn rằng với những chứng cứ ấy, cách điều tra ấy, liệu có đủ căn cứ để kết tội Hồ Duy Hải hay không.

“Đại biểu Quốc hội đại diện cho dân phát biểu một số ý kiến về vụ án thì làm sao gọi là nguy hiểm”, ông Nhưỡng nói và khẳng định có văn bản gửi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Chủ tịch Quốc hội về vấn đề này.

Theo đó, cử tri Đặng Văn Rành đề nghị Quốc hội giám sát lại quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TAND Tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải.

Quang cảnh khai mạc phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an: Án tử hình với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội

Cũng liên quan đến vấn đề này, cử tri Mai Thanh Hà khẳng định, không thể chấp nhận quan điểm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao khi cho rằng quá trình điều tra vụ án Hồ Duy Hải có một số sai phạm nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án.

“Việc này sẽ tạo ra tiền lệ rất nguy hiểm, để các cơ quan điều tra làm những việc trái pháp luật, miễn là không làm sai lệch bản chất vụ án”, cử tri Mai Thanh Hà nhấn mạnh.

Trình bày về quan điểm của một số ĐBQH liên quan vụ án Hồ Duy Hải, cử tri Trần Tương Lai cũng bày tỏ, cá nhân ông tin tưởng hoàn toàn vào phát biểu của các vị ĐBQH đã dám nói lên nỗi lòng của nhân dân, dám nói những điều mà người khác không dám bày tỏ.

“Mong Quốc hội sẽ vào cuộc để xem xét thấu đáo vụ án này. Nếu sai thì phải sửa, trả lại cho đất nước nền công lý trong sáng”, cử tri Trần Tương Lai nhấn mạnh.

Cử tri Nông Kế Xô (Quận 5) kiến nghị Quốc hội phải thành lập Tòa án Hiến pháp để xem xét lại các vụ án làm xôn xao dư luận. Theo ông Xô, đây là việc làm cần thiết, không chỉ để cứu phạm nhân mà còn là làm đúng pháp luật.

“Không thể một bên ra quyết định kháng nghị thì bị bên kia vặc lại là ông làm sai”, cử tri Nông Kế Xô nêu rõ.

Cử tri Nguyễn Trí Trung (Q.10) thì cho rằng, theo luật việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết.

“Vậy tại sao HĐTP TAND tối cao có thể đánh giá kháng nghị của Viện kiểm sát trong vụ Hồ Duy Hải là không đúng pháp luật?”, ông Trung nêu vấn đề.

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nói gì về vụ án Hồ Duy Hải?

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tọa phiên tòa phát biểu khai mạc phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam
Vụ Hồ Duy Hải: Bị hiếp dâm mà vẫn còn trinh và loạt mâu thuẫn khó hiểu
Trả lời các câu hỏi của cử tri liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, quyết định giám đốc thẩm và bản án, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí khẳng định, các nội dung kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là đúng thẩm quyền và không sai luật.

“Trong vụ án Hồ Duy Hải, báo chí đăng rất nhiều rồi, với tư cách Viện trưởng VKSND Tối cao tôi cũng không nói nhiều về việc này nữa. Chỉ xin ngắn gọn thế này, cho tới giờ Viện trưởng vẫn tin đang làm đúng trách nhiệm của mình và chắc chắn kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải không sai”, ông Lê Minh Trí bày tỏ.

Viện trưởng VKSND Tối cao khẳng định trong quá trình xem xét vụ việc thì có nhiều chứng cứ chưa rõ, còn mâu thuẫn, cần phải làm rõ. Căn cứ vào Bộ Luật Tố tụng Hình sự, khi có dấu hiệu thế thì phải kháng nghị xem xét lại vụ án.

“Viện kiểm sát kháng nghị không nói Hồ Duy Hải có tội hay không tội, nhưng thấy vụ án có nhiều sai sót về thủ tục tố tụng và chứng cứ chứng minh chưa chặt chẽ, còn mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa hiện trường, lời khai nên yêu cầu kháng nghị hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại nhằm khẳng định có tội hay không một cách thận trọng, khách quan, và đảm bảo bảo vệ được tính mạng con người khi chưa có một chứng cứ trực tiếp khẳng định có việc giết người hay không”, ông Lê Minh Trí nêu rõ.

Thêm vào đó, đồng chí Lê Minh Trí tái khẳng định, VKSND Tối cao kháng nghị có căn cứ và đúng thẩm quyền. Bản thân ông làm theo trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm thực thi pháp luật.

“Chắc chắn viện trưởng kháng nghị không sai luật và đúng thẩm quyền. Viện trưởng cũng có báo cáo với các cấp có thẩm quyền để xem xét và đúng pháp luật. Đến nay, Viện trưởng đã ký văn bản báo cáo cấp thẩm quyền để xem xét và xử lý nên sẽ không có ý kiến gì hơn”, ông Lê Minh Trí nêu rõ.
“Chỉ khẳng định Viện trưởng kháng nghị là thực thi trách nhiệm với nhân dân, thực thi pháp luật và hiến pháp. Viện trưởng tin rằng đang làm đúng với trách nhiệm của mình”, Viện trưởng VKSND Tối cao nhấn mạnh.
Vụ án Hồ Duy Hải

Theo cáo trạng hiên đang được xem xét giám đốc thẩm, tối 13/1/2008, Hồ Duy Hải đến Bưu điện Cầu Voi nơi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và người em họ tên Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) làm việc để chơi.

© Ảnh : Pháp Luật TP.HCMTử tù Hồ Duy Hải tại một phiên tòa trước đây.
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí lên tiếng về vụ án Hồ Duy Hải - Sputnik Việt Nam
Tử tù Hồ Duy Hải tại một phiên tòa trước đây.

Do nảy sinh ý định quan hệ tình dụng với chị Hồng nhưng không thực hiện được nên Hồ Duy Hải quyết định giết cả Hồng và Vân. Cụ thể, khi chị Vân đã ra ngoài, Hải kéo người chị Hồng vào phòng ngủ nhưng bị cự tuyệt. Tức giận vì bị cô gái đạp ngã vào tường, Hải đã dùng dao và thớt gỗ để gần đó sát hại nữ nhân viên. Vì sợ bị bại lộ, Hải phục sẵn rồi giết luôn chị khi cô này đi mua trái cây trở về.

Sau khi gây án, Hải lấy đi 1 triệu đồng, khoảng 40 - 50 sim điện thoại, 1 điện thoại Nokia và nữ trang của hai nạn nhân. Sau đó, Hải đem nữ trang đi TP.HCM bán lấy tiền được 3,7 triệu đồng.

Cuối năm 2008, Hải bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt mức án tử hình. TAND Tối cao tại TP.HCM mấy tháng sau đã bác đơn xin giảm nhẹ hình phạt của Hải y án sơ thẩm.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tọa phiên tòa phát biểu khai mạc phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: Chờ phán quyết từ Chánh án Nguyễn Hòa Bình
Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải, đồng thời yêu cầu chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện KSND tối cao chỉ đạo xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không và báo cáo Chủ tịch nước. Cùng ngày, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Long An có quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Ngày 22/11/2019, viện trưởng Viện KSND tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, đồng thời hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên với Hồ Duy Hải để điều tra lại.

Ngày 8/5/2020, Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao bác kháng nghị này, đồng thời xác định kháng nghị đề nghị hủy án của VKSND Tối cao là “không phù hợp với pháp luật” bởi luật không cho phép Viện trưởng VKSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao kháng nghị xem xét lại vụ án khi quyết định bác ân giảm của Chủ tịch nước đang có hiệu lực pháp luật.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала