Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov: Không có hy vọng cải thiện nhanh chóng quan hệ với Mỹ

© Ảnh : The Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation Bộ trưởng Ngoại giao Nga Serge Lavrov
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Serge Lavrov - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trả lời phỏng vấn Sputnik, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đề cập đến vấn đề chính của chính trị quốc tế trong năm 2020 là gì, thế giới có rút ra kết luận như thế bào về đại dịch coronavirus, các nước làm gì để đối mặt với mối đe dọa chung, Liên bang Nga có xoay trục sang phương Đông hay không.

Sputnik: Những sự kiện nào là đột phá chính, thành công chính và thất bại chính của chính sách đối ngoại trong năm qua? Cộng đồng quốc tế rút ra kết luận như thế nào về đại dịch coronavirus?

Năm 2020 sắp qua là một năm khó khăn cho các quan hệ quốc tế. Tổng hợp kết quả của năm, rất khó áp dụng những khái niệm như thành công lớn hay thất bại lớn. Đại dịch coronavirus đã tác động tiêu cực đến chính trị và ngoại giao thế giới, gây ra khủng hoảng sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu: Giờ đây chúng ta đang phải đối mặt với giai đoạn phục hồi lâu dài và khó khăn. Đồng thời, những thách thức và đe dọa như khủng bố, buôn bán ma túy, các loại tội phạm xuyên quốc gia khác vẫn còn đó. Những cuộc khủng hoảng kéo dài tiếp tục bùng lên, những điểm nóng căng thẳng mới lại nảy sinh.

Người qua đường trên một con phố ở Paris - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia nêu bốn bài học của đại dịch cho các mối quan hệ quốc tế

Thật đáng tiếc, sự tồn tại các vấn đề chung, kể cả dịch COVID-19 đang diễn ra, vẫn chưa tập hợp được cộng đồng quốc tế để ngăn chặn những thách thức như vậy một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính nằm ở việc một số quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, không muốn thiết lập quan hệ hợp tác bình đẳng, mang tính xây dựng với các quốc gia khác. Các đồng nghiệp phương Tây tiếp tục tích cực sử dụng nhiều loại công cụ bất hợp pháp - từ sức ép mạnh mẽ đến chiến tranh thông tin. Sáng kiến ​​của Tổng thống Vladimir Putin về việc xây dựng các "hành lang xanh" trong thương mại quốc tế, không có chiến tranh thương mại và lệnh trừng phạt, ý kiến này cũng không được lắng nghe. Quan điểm của Washington về sự sụp đổ hơn nữa cấu trúc ổn định chiến lược toàn cầu và kiểm soát vũ khí cũng không khiến chung ta có thể thêm lạc quan.

Trong những điều kiện đó, chúng tôi đã làm mọi điều cần thiết để bảo vệ một cách đáng tin cậy các lợi ích quốc gia, đồng thời tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự quốc tế mang tính xây dựng và thống nhất. Tôi xin nhắc lại rằng phần lớn nhờ vào nỗ lực của Tổng thống Nga mà các hành động thù địch ở Nagorno-Karabakh đã được chấm dứt. Chúng ta đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết chính trị và ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Syria, tham gia các nỗ lực quốc tế nhằm phá vỡ thế bế tắc trong cuộc đối đầu nội bộ Libya.

Nagorno-Karabakh - Sputnik Việt Nam
"Một bước đột phá lớn”. Chuyên gia đánh giá thỏa thuận chấm dứt cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh

Để cải thiện tình hình trên thế giới, chúng ta đã sử dụng tối đa tiềm năng của chức vụ chủ tịch ở BRICS, SCO, CSTO. Nga đã đóng góp vào việc thực hiện các dự án hội nhập khác nhau trong EAEU và hình thành Quan hệ Đối tác Mở rộng Á-Âu.

Bất chấp những hạn chế về dịch bệnh, Nga đã tương tác hiệu quả với đại đa số các đối tác nước ngoài ở Âu-Á, Phi, Mỹ Latinh - cả song phương và tại các nền tảng đa phương khác nhau.

Là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực y tế quốc tế, Nga đóng góp vào nỗ lực chung nhằm chống COVID-19 và hỗ trợ đáng kể cho các quốc gia bị ảnh hưởng.

Trong năm 2021, Nga sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại thực dụng và có trách nhiệm, đồng thời góp phần hình thành một trật tự thế giới đa cực công bằng và dân chủ hơn.

Sputnik: Ông nói rằng đã đến lúc Nga không nên nhìn về phương Tây. Điều này có nghĩa là vẫn sẽ có một cuộc xoay trục sang phương Đông đã được thảo luận từ lâu?

Trước hết, tôi xin nhấn mạnh: chúng ta không nhìn về phía bất kỳ ai. Mặc dù phần lớn dân số của đất nước sống ở phần lãnh thổ châu Âu của mình, nhưng Nga là cường quốc Âu-Á và là quốc gia châu Âu-Thái Bình Dương lớn nhất. Chính sách đối ngoại của chúng ta là đa phương và độc lập. Nga quan tâm đến việc duy trì quan hệ tốt đẹp với các đối tác nước ngoài.

Mô phỏng cảnh cướp biển trên tàu chở hàng ở Indonesia - Sputnik Việt Nam
Nơi nào nguy hiểm nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2020?

Chúng tôi tính đến những thay đổi kiến ​​tạo đang diễn ra trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu. Trọng tâm chính trị và kinh tế thế giới đang chuyển từ châu Âu-Đại Tây Dương sang khu vực Á-Âu, nơi các trung tâm thế giới đang phát triển năng động. Xây dựng quan hệ hợp tác với các nước phương Đông, trong đó có các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, là đường lối có tính chiến lược lâu dài của chúng ta và không phụ thuộc vào những biến động của tình hình quốc tế.

Khu vực Á-Âu ngày nay không chỉ là không gian địa lý với tiềm năng tài nguyên khổng lồ có thể và cần được sử dụng vì lợi ích của các dân tộc sống ở đó. Đây cũng là khu vực phát triển năng động nhất trong việc tạo ra các hành lang vận tải và hậu cần mới, cải thiện kết nối cơ sở hạ tầng và các loại hình hợp tác đa phương khác. Nga ủng hộ việc hòa nhập các quá trình hội nhập đang trên đà phát triển ở đây. Sáng kiến ​​của Tổng thống Putin về việc thành lập Quan hệ Đối tác Á-Âu Mở rộng là nhằm giải quyết vấn đề này. Công việc theo hướng này được thực hiện rất tích cực, kể cả kết hợp các kế hoạch phát triển của Liên minh Kinh tế Á-Âu và sáng kiến ​​"Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc.

Sputnik: Ông đánh giá triển vọng quan hệ giữa Nga và Mỹ dưới thời Biden sẽ như thế nào? Một điều gì đó sẽ thay đổi?

Thật đáng tiếc, người ta không thể tin tưởng vào một sự chấn chỉnh nhanh chóng hoặc thậm chí ổn định quan hệ đang xuống cấp với Mỹ. Sự cuồng loạn chống Nga đã tràn qua nước Mỹ khiến chúng ta có rất ít cơ hội để sớm thấy quan hệ sẽ bình thường trở lại. Cuộc đối thoại của chúng ta hóa ra lại trở thành con tin cho cuộc xung đột chính trị nội bộ của Mỹ, và dĩ nhiên là cuộc đối thoại này không góp phần xây dựng quan hệ hợp tác mang tính xây dựng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi trình quốc thư trong điện Kremlin - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin: Hòa bình và an ninh trên hành tinh phụ thuộc vào quan hệ giữa Nga và Mỹ

Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng quan hệ Nga-Mỹ có tiềm năng chưa được thực hiện. Sẽ không dễ dàng để tháo dỡ đống đổ nát được hình thành trong những năm gần đây, không phải do lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta phải cố gắng vì nó. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi ý chí chính trị từ phía Mỹ.

Chương trình nghị sự song phương gây ra hàng loạt vấn đề, trong đó có một số vấn đề mang tính chất cấp bách mà chính quyền mới ở Washington sẽ phải giải quyết. Từ nhiệm vụ bình thường hóa hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài, giải quyết các vụ việc nhân đạo, cho đến các vấn đề an ninh quốc tế và ổn định chiến lược. Chúng tôi đã sẵn sàng cho công việc như vậy, nhưng với nhận thức rằng công việc đó sẽ được xây dựng trên nguyên tắc trung thực và cân nhắc lợi ích lẫn nhau, chứ không phải trên cơ sở trật tự thế giới lấy Mỹ làm trung tâm do Washington áp đặt theo xu hướng chủ đạo theo kiểu "ai mạnh hơn là đúng".

Chỉ trong điều kiện như vậy mới có thể đưa mối quan hệ Nga-Mỹ dần dần trở lại con đường phát triển bền vững. Tất nhiên, điều này cũng sẽ có tác động tích cực đến bầu không khí chung trong các vấn đề quốc tế, vì Nga và Mỹ là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất và là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chịu trách nhiệm trong việc duy trì ổn định và an ninh toàn cầu, đặc biệt trong thời điểm khó khăn này.

Sputnik: Liệu có hy vọng Moskva và Washington hiệp ước START sẽ gia hạn dưới chính quyền mới của Hoa Kỳ hay không? Liệu phía Nga có sẵn sàng cho bất kỳ nhượng bộ nào nữa, chẳng hạn như ngừng phát triển các loại vũ khí tiên tiến? Và tại sao đề xuất của Mỹ về chế độ kiểm tra lại không được Nga chấp nhận?

Tôi kỳ vọng rằng chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ xuất phát từ thực tế rõ ràng rằng việc gia hạn Hiệp ước START mà không có bất kỳ điều kiện bổ sung nào và tốt nhất là trong thời hạn tối đa 5 năm sẽ đáp ứng lợi ích an ninh của hai nước chúng ta cũng như toàn bộ cộng đồng quốc tế.

Xét theo các tuyên bố dành cho giới truyền thông, không giống như các đối tác đối thoại hiện tại của chúng tôi, nhóm của Tổng thống đắc cử Biden không quan tâm đến việc biến START thành con tin của tham vọng. Nếu vậy, vẫn còn cơ hội đạt được thỏa thuận gia hạn START trước khi Hiệp ước hết hiệu lực vào tháng 2 năm 2021.

Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam
Lavrov đánh giá cơ hội gia hạn Hiệp ước START

Về khả năng tương tác sâu hơn với Mỹ trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí mà chúng tôi kêu gọi họ làm trên thực tế,, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ dẫn đến kết quả hữu hình nếu phía Mỹ sẵn sàng tính đến các lợi ích và mối quan tâm của Nga. Ở giai đoạn này, điều quan trọng là chúng ta phải truyền đạt tầm nhìn của mình về khuôn khổ các thỏa thuận tiềm năng, trong đó có giả định về sự phát triển của một "phương trình an ninh" mới, bao gồm tất cả các yếu tố quan trọng của sự ổn định chiến lược làm cho tầm nhìn này vẫn còn phù hợp.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng quan điểm của Nga là không từ bỏ quyền thanh tra đối với việc tuân thủ các thỏa thuận có thể có trong tương lai. Hoàn toàn ngược lại: chúng tôi đã ủng hộ và tiếp tục ủng hộ sự hiện diện bắt buộc của thành phần thanh tra trong bất kỳ thỏa thuận kiểm soát vũ khí nào.

Một điều nữa là chế độ xác minh phải hoàn toàn tương ứng với đối tượng và phạm vi. Đây chính là những gì chúng ta đã không thỏa thuận được với chính quyền sắp mãn nhiệm của Hoa Kỳ. Các yêu cầu xác minh của họ đã vượt xa những gì gợi ý về bản chất của một thỏa thuận chính trị khả thi mà phía Mỹ xúc tiến cùng với việc gia hạn Hiệp ước START. Những ý tưởng mà Mỹ đưa ra các thủ tục kiểm soát không thể chấp nhận được đối với Nga, liên quan đến các khía cạnh công nghệ cực kỳ nhạy cảm trong hoạt động của tổ hợp vũ khí hạt nhân.

Sputnik: Nga có nhận được tín hiệu từ các bên còn lại tham gia Hiệp ước Bầu trời Mở rằng họ cam kết không chuyển dữ liệu cho Mỹ và cung cấp toàn bộ lãnh thổ của họ để kiểm tra hay không?

Hiệp ước Bầu trời Mở không đề cập trực tiếp đến tính chất khép kín của thông tin mà thiết bị quan sát nhận được trong các chuyến bay, cũng như các hạn chế đối với việc tiếp cận thông tin đó.

Khoảng 20 năm trước, liên quan đến mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng, các quốc gia thành viên Hiệp ước Bầu trời Mở đã thu hút sự chú ý đến vấn đề này và trong năm 2002 đã thông qua quyết định tương ứng của Ủy ban Tham vấn Bầu trời Mở. Và điều đó cũng được xây dựng dưới dạng khái quát.

Bộ Ngoại giao Nga  - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Nga đánh giá triển vọng của Hiệp ước Bầu trời Mở dưới thời Biden

Ngày nay, liên quan đến việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, điều này rõ ràng là chưa đủ. Hơn nữa, có tính đến thực tế là chúng ta nhận thức được việc Mỹ yêu cầu các đồng minh của mình chuyển giao kết quả của các chuyến bay quan sát qua lãnh thổ Nga cho phía Mỹ, Nga yêu cầu các Quốc gia thành viên của Hiệp ước đảm bảo pháp lý rõ ràng về việc thực hiện một cách trung thực các nghĩa vụ của họ.

Chỉ cần làm rõ hiệu lực pháp lý của quyết định năm 2002 là đủ. Nga đã đưa ra đề xuất tương ứng và đang chờ phản hồi từ các đối tác.

Thành thật mà nói, phản ứng đầu tiên là không thể hiểu được - về nguyên tắc, các nước phương Tây dường như không phản đối luận điểm rằng không được cho thông tin mà tôi đã nói ở trên rơi vào "tay kẻ xấu". Nhưng đồng thời họ cũng cố gắng thuyết phục chúng tôi rằng các điều khoản hiện có là khá đủ.

Cũng mơ hồ không kém là phản ứng đối với yêu cầu thứ hai của Nga để đảm bảo khả năng thực hiện các chuyến bay quan sát trên toàn bộ lãnh thổ của các Quốc gia tham gia, kể cả các cơ sở của các quốc gia không phải là thành viên của OST đặt tại đó. Nga có bằng chứng cho thấy Mỹ không thích điều này cho lắm và đang cố gắng để các đồng minh cản trở chúng ta.

Do đó, Nga đã cảnh báo các đối tác Hiệp ước Bầu trời Mở rằng đó là vấn đề không thể chấp nhận được. Nếu các quốc gia thành viên còn lại làm theo sự dẫn dắt của Mỹ, thì phản ứng cứng rắn của Nga sẽ không phải đợi lâu.

Sputnik: Lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Iran đã hết hạn trong năm nay. Moskva và Tehran có lên kế hoạch cụ thể để xây dựng hợp tác quân sự-kỹ thuật không? Xin ông cho biết khả năng Iran mua máy bay Su-30 hoặc xe tăng T-90? Liệu điều này có thể có làm xấu đi quan hệ của Nga với một số quốc gia, chẳng hạn với Israel hoặc với Hoa Kỳ?

Hiện tại, không có bất kỳ hạn chế nào đối với hợp tác quân sự-kỹ thuật với Iran trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Các nước chúng ta có mọi quyền tương tác trong lĩnh vực này. Chính sách hợp tác quân sự-kỹ thuật của Nga hoàn toàn tuân thủ các quy tắc luật pháp quốc tế và được thực hiện hoàn toàn tuân theo luật kiểm soát xuất khẩu của Nga, một trong những luật nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала