Việt Nam bình luận gì trước cuộc bầu cử thành công tại Hồng Kông ?

© Sputnik / Taras IvanovNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trước câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam có bình luận gì trước cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp khóa 7 Hồng Kông (Trung Quốc), đại diện phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ quan điểm về việc luôn mong muốn hòa bình và ổn định.

Ủng hộ chính sách “1 quốc gia, 2 chế độ”

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ ngoại giao ngày 20/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ quan điểm và lập trường của mình về cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp khóa 7 Hồng Kông (Trung Quốc) diễn ra thành công.

“Lập trường của Việt Nam đã được nêu rõ nhiều lần. Theo đó, Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc, luật cơ bản của Hồng Kông và các quy chế liên quan của Hồng Kông. Việt Nam luôn mong muốn Hồng Kông ổn định và phát triển thịnh vượng”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Lê Thị Thu Hằng
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam
Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2021
Tòa án Trung Quốc kết án nhà hoạt động trẻ nhất Hong Kong vì tội kích động chủ nghĩa ly khai
Bà Hằng cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam mong muốn kết quả của cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp khóa 7 của Đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ góp phần duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đặc khu.

Thể thao vì tinh thần đoàn kết, hữu nghị

Cũng tại họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng nêu rõ quan điểm của Việt Nam trước việc một số quốc gia tẩy chay Thế vận hội mùa đông (Olympic) diễn ra vào Bắc Kinh năm 2022 tới đây. Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Việt Nam mong muốn các nước cùng nhau đóng góp vào thành công của Thế vận hội Olympic cũng như các sự kiện thể thao quốc tế khác với mục đích giao lưu và tăng cường tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2022
Bắc Kinh phản ứng trước những nỗ lực phá hoại và làm mất uy tín của Thế vận hội

Sớm khởi động lại thị trường lao động xuất khẩu

Trả lời báo chí về tiến độ mở lại thị trường lao động xuất khẩu với Đài Loan (Trung Quốc), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng, Đài Loan là thị trường lao động quan trọng của Việt Nam.
“Hai bên đang duy trì trao đổi để sớm đưa lao động Việt Nam quay trở lại thị trường này. Việt Nam mong muốn Đài Loan tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận lao động Việt Nam” - Bà Hằng thông tin.
Cũng theo bà Hằng, theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam từ ngày 1/1/2022 - 19/1/2022 đã tổ chức tổng cộng 17 chuyến bay, đưa 1.700 công dân Việt Nam tại Đài Loan về nước.

“Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang tích cực đàm phán để trao đổi để mở các đường bay tiếp theo đến Úc và Châu Âu, để công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài có thể chủ động hơn trong việc lên kế hoạch về nước” - Bà Hằng thông tin thêm.

Nhà tù  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2022
Phạm nhân lao động ngoài trại giam: Đi tù hay đi kiếm tiền?

Myanmar vẫn ‘nóng’ trong ASEAN

Vừa qua, có thông tin cho rằng Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) dự kiến tổ chức vào ngày 19/1/2022 bị hoãn vì những bất đồng về vấn đề Myanmar. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chia sẻ quan điểm như sau:
“Liên quan đến Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Campuchia với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2022 đã thông báo tạm hoãn tổ chức sự kiện này, dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/1 tại Siem Riep. Do biến chủng Omicron diễn biến phức tạp và một số ngoại trưởng ASEAN không thể tham dự được. Campuchia đang phối hợp với các nước thành viên để xác định cách thức tổ chức sự kiện này trong thời gian tới”.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm trực tuyến với bà Noeleen Hayzer, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về vấn đề Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
“Việt Nam, ASEAN xem Myanmar là thành viên trong gia đình”
Về phần mình, Việt Nam sẽ kết hợp chặt chẽ với nước chủ tịch ASEAN 2022 là Campuchia cũng như các nước thành viên khác để sớm thúc đẩy tổ chức Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Đây là hội nghị thường lệ nhằm đề ra các trọng tâm ưu tiên trong hợp tác ASEAN trong năm 2022, cũng như triển khai các công việc khác tại ASEAN.
“Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam luôn ủng hộ và thúc đẩy các sáng kiến hợp tác ASEAN. Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Campuchia, nước chủ tịch ASEAN 2022 cùng các thành viên khác đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong đó, có việc thực hiện đồng thuận 5 điểm của ASEAN vì lợi ích của người dân, vì hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển của khu vực” - Bà Hằng nhấn mạnh.
Cựu Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Cựu cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bị kết án bổ sung thêm 4 năm tù giam
Về cách tiếp cận vấn đề hiện nay tại Myanmar, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định lại, Việt Nam luôn mong muốn Myanmar, nước láng giềng và cũng là thành viên ASEAN, sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước vì lợi ích của người dân Myanmar, tiếp tục đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh.
“Về chuyến thăm Myanmar tuần trước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, đây là hoạt động song phương giữa Campuchia và Myanmar nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước và thảo luận về vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm. Thông cáo chung cũng đã đề cập đến kết quả của chuyến thăm này. Việt Nam ủng hộ tất cả các nỗ lực thúc đẩy đoàn kết ASEAN” - Bà Hằng nêu rõ quan điểm của Việt Nam xung quanh chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Campuchia Hun Sen gần đây.
Tòa án  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Vụ thảm kịch 39, Bỉ xác định “người Việt hại người Việt”

Phản ứng của Việt Nam về phán quyết của Bỉ

Liên quan đến vụ án 39 người Việt chết ở Anh (thảm kịch 39), tòa án Bỉ vừa kết luận, kẻ cầm đầu đường dây buôn người này là một người Việt Nam có tên Vo Van Hong (tức Võ Văn Hồng, 45 tuổi).
Tại họp báo chiều 20/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đưa ra quan điểm của Việt Nam xung quanh phán quyết này. Bà Hằng cho nhấn mạnh:
“Quan điểm của chúng tôi là tất cả các hành vi vi phạm luật pháp cần phải trừng trị một cách thích đáng. Việt Nam thúc đẩy di cư an toàn, hợp pháp và trật tự. Đồng thời kiên quyết đấu tranh phòng chống di cư trái phép, đưa người di cư trái phép và buôn bán người”.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đoàn Khắc Việt tại họp báo thường kỳ ngày 29/04 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Việt Nam không bao giờ muốn lặp lại “thảm kịch 39”
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, trong đó có Interpol nhằm ngăn chặn, phát hiện, điều tra, xử lý các đường dây đưa người di cư trái phép theo quy định của pháp luật.

“Việt Nam cũng sẵn sàng phối hợp với tất cả các quốc gia nhằm xử lý kịp thời các vụ việc có liên quan nhằm đảm bảo di cư hợp pháp, an toàn vì quyền và lợi ích chính đáng của người di cư” - Bà Hằng cho biết thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала