Chống tham nhũng ở Việt Nam: “Làm lộ nó lại chạy, lại trốn, lại cấu kết nhau đối phó”

© Ảnh : Trí Dũng- TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Đăng ký
Tiếp xúc cử tri ba quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại lập trường phòng chống tham nhũng “không vùng cấm” của Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho biết, không thích thú gì kỷ luật đồng chí đồng đội mình, thậm chí là rất đau xót, nhưng vẫn phải làm để chỉnh đốn Đảng, nâng cao chất lượng cán bộ. Làm rất dân chủ, công khai, tâm phục khẩu phục nhưng cũng phải kín kẽ, chu đáo, “làm lộ nó lại chạy, lại trốn, lại cấu kết với nhau đối phó”.
Cũng theo người đứng đầu Đảng, cán bộ chống tham nhũng mà lại tư túi, tham nhũng thì “tôi xử trước, xin nói thẳng như thế”.

Chống dịch là chống dịch, mà chống tham nhũng là chống tham nhũng

Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII, sáng 12/5 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiến hành tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng.
Cùng với Tổng Bí thư, còn có ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh.
Được biết, hội nghị được thực hiện bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ trụ sở quận Đống Đa đến 56 điểm cầu tới quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng với sự tham dự của trên 1.200 cử tri trên địa bàn 3 quận.
Cử tri ba quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng đánh giá cao những kết quả nổi bật hội nghị Trung ương 5 vừa kết thúc với việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương đưa ra được quyết sách trong công tác quản lý đất đai, phát triển kinh tế tập thể, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Cử tri cũng đặc biệt tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những Nghị quyết những quyết sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đã đề ra một cách rõ ràng đường đi nước bước để đưa Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới.
Cùng với đó, cử tri cũng đánh giá cao, thời gian qua mặc dù công tác phòng chống dịch Covid 19 rất khó khăn phức tạp, nhưng công tác phòng chống tham nhũng của Đảng không dừng mà vẫn được tiến hành đồng thời song song.
Đặc biệt, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhiều lần khẳng định:
“Chống dịch là chống dịch, mà chống tham nhũng là chống tham nhũng, hai việc vẫn tiến hành song song”.
Quan điểm này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự quyết tâm cao, đã và đang thu được nhiều kết quả, kỷ cương, phép nước được siết chặn, được nhân dân đồng tình ủng hộ suốt thời gian qua.
Đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương thông báo tóm tắt kết quả cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2022
Tham nhũng ở Việt Nam ‘không còn riêng lẻ, mà mang tính chất tập thể’

Chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai

Tại Hội nghị, cử tri Phan Quan Bách (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ, nhân dân rất phấn khởi, đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, liên tục và ngày càng quyết liệt hơn”.
Nhờ những nỗ lực đó đã phát hiện, xử lý cán bộ có chức, có quyền, thoái hóa biến chất, trong đó có cả cán bộ cấp cao. Cử tri, nhân dân cũng phấn khởi khi hội nghị trung ương đã thống nhất chủ trương thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông Bách nhấn mạnh, đây là chủ trương rất kịp thời, thống nhất từ trung ương đến địa phương để ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện các trường hợp thoái hóa biến chất dẫn đến tham nhũng, lãng phí.
Cử tri quận Hai Bà Trưng đề nghị tập trung điều tra, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng và kinh tế lớn, trong đó có những vụ án liên quan đến các tập đoàn kinh tế lớn, gồm cả lĩnh vực đất đai.
Ông Bách nêu quan điểm, việc thực hiện Luật đất đai 2013 đã bộc lộ nhiều bất cập, tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, làm thất thoát tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây lũng đoạn thị trường đất đai. Do đề, cử tri Phan Quan Bách đề nghị Quốc hội quan tâm sửa đổi Luật Đất đai.
Cùng quan điểm ông Phùng Huy Đan, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, đề nghị Quốc hội sửa Luật Đất đai nhằm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích tài nguyên này, khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực về đất đai, gây bức xúc trong nhân dân.
Các ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri đều hướng đến việc đề xuất Quốc hội sớm thảo luận, thông qua Luật đất đai sửa đổi 2013, để quản lý tốt hơn nữa, sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực về đất đai, gây bức xúc trong nhân dân.
Cử tri cũng mong tăng cường trách nhiệm của cơ quan tham mưu xây dựng dự thảo Luật, bảo đảm cho Luật phù hợp yêu cầu thực tiễn, khi triển khai thực hiện nhanh chóng đi vào cuộc sống và phải có tính ổn định lâu dài.
 Tham nhũng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
ĐCSVN tích cực đấu tranh chống những “con hổ lớn”, khi nào đến lượt “lũ chuột tham nhũng”?

Sửa Luật Đất đai không phải đơn giản

Liên quan đến các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, cử tri đề nghị, Quốc hội, chính quyền các địa phương tiếp tục có nhiều cơ chế chính sách, giải pháp để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các tài nguyên cát sỏi ở các dòng sông khe suối, nhất là việc ngăn chặn khai thác cát trái phép, không theo quy hoạch, đang diễn ra ở một số nơi, vừa gây thất thoát tài nguyên của Nhà nước, vừa tác động xấu đến môi sinh, làm xói lở bờ sông, bờ suối. Nhân dân rất bức xúc.
Thay mặt các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn và trân trọng tiếp thu các ý kiến sâu sắc, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, thiết thực, cụ thể nhưng mang tầm chiến lược và trách nhiệm của cử tri, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội và Quốc hội khóa XV.
Trả lời câu hỏi của cử tri liên quan đến các vấn đề cần phải sửa đổi tại Dự án Luật đất đai 2013 vừa được Trung ương thảo luận cho ý kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại, đây là quan điểm rất đúng, trúng và đất đai hiện là vấn đề “số 1” được bàn tại Hội nghị Trung ương 5 vừa qua.
Theo Tổng Bí thư, đây là việc hết sức cơ bản, cực kỳ quan trọng nhưng đang gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc, cần tiếp tục giải quyết, dù vừa qua đã có nhiều chính sách nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai.

“Tôi đã nhiều lần đã nói ở Trung ương, Bộ Chính trị, tại các hội nghị khoa học đất đai là vấn đề cực kỳ quan trọng, là tư liệu sản xuất cơ bản. Tôi nhắc lại câu nói của Các- mác rất sâu sắc “lao động là cha đất mẹ của của cải vật chất”. Trong thực tế nhiều người giàu lên nhiều người khốn khổ nghèo đi, có những nơi mất cả tình nghĩa anh em, cha con trong một gia đình cũng vì đất”, - Tổng Bí thư nhắc nhở.

Theo người đứng đầu Đảng, một trong sáu nhiệm vụ của Hội nghị Trung ương vừa kết thúc 2 ngày trước, vấn đề đầu tiên là vấn đề đất.

“Trung ương cũng quyết định sắp tới trên cơ sở nghị quyết này của Trung ương về đất đai, Quốc hội nghiên cứu, xem xét, sửa đổi Luật Đất đai theo tinh thần mới làm sao phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của chúng ta”, - Tổng Bí thư nêu rõ.

Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư, việc sửa thế nào để phát huy thế mạnh không đơn giản mà phải nghiên cứu, tổng kết mang tầm chiến lược vừa phải thiết thực, hàng ngày.

“Đây là vấn đề cần làm từng bước, hoàn thiện dần”, - ông Nguyễn Phú Trọng lưu ý.

“Ông nào vướng vào tôi xử trước”

Đề cập về công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại hội nghị Trung ương 5 vừa kết thúc, Trung ương đã thống nhất rất cao, nhất trí thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng tiêu cực để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong 10 năm qua, tạo sự thống nhất liên thông đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Điều này góp phần ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện các trường hợp thoái hóa biến chất… dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

“Tinh thần của trung ương, Bộ Chính trị là quyết tâm làm và phải làm”, - Tổng Bí thư nói.

Người đứng đầu Đảng nhấn mạnh, 100% địa phương đều đồng ý lập ban chỉ đạo cấp tỉnh. Do đó, tới đây sẽ có hướng dẫn, quy chế để triển khai, nhất là chọn nhân sự để phát huy hiệu quả như Ban Chỉ đạo Trung ương.
Đặc biệt, Tổng Bí thư kiên quyết loại trừ những cán bộ suy thoái “ung nhọt”.

“Sắp tới còn phải hướng dẫn thế nào, quy chế làm việc ra sao, nhất là chọn nhân sự thế nào. Cán bộ vào ban chỉ đạo chống tham nhũng mà lại tư túi, vướng vào tham nhũng thì còn chống ai nữa. Ông nào vướng vào tôi xử trước, xin nói thẳng là như thế”, - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.

̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Cuộc chiến phòng chống tham nhũng đã bắt đầu ở Việt Nam vào thế kỷ 17

Xử để răn đe chứ không phải vô tình vô nghĩa với đồng chí

Về công tác phòng chống tiêu cực, Tổng Bí thư cho rằng, trọng tâm ở đây là chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống vì “làm hư hỏng con người”.
Tổng Bí thư dẫn chứng lại các con số điều tra, khởi tố, xét xử các vụ án về các tội tham nhũng, kinh tế từ khi thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua.
Đặc biệt, Tổng Bí thư nhắc lại, chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra 1.264 vụ với 2.038 bị can, truy tố 742 vụ với 1.594 bị can, xét xử sơ thẩm 737 vụ với 1.567 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ.
Tổng Bí thư cho biết, mới đây công bố một số vụ được dư luận quần chúng rất hoan nghênh.

“Các bác chắc đã biết vụ cụ thể nào rồi, cũng không cần thiết phải nói cụ thể nhưng đang làm. Làm lộ nó lại chạy, lại trốn, lại cấu kết nhau đối phó”, - Tổng bí thư lý giải.

Chúng ta cũng đã khởi tố nhiều cán bộ, có cả cán bộ cấp cao đương chức và nghỉ hưu “bí thư đã từ cách đây ba bốn khóa rồi vẫn kỷ luật”.

“10 năm qua tình hình thế nào thì các bác biết, mất bao nhiêu ủy viên Bộ chính trị, ủy viên Trung ương, bí thư tỉnh ủy, bao nhiêu người phải ngồi tù rồi, cả công an, quân đội, không lĩnh vực nào không dính cả”, - Tổng Bí thư liệt kê.

Hay như mới đây, Bộ Chính trị cũng đã thi hành kỷ luật tập thể lãnh đạo một tỉnh, cả bí thư, phó bí thư, chủ tịch.

“Lúc đầu những cán bộ này cũng cãi, ý kiến thế nọ, thế kia, nhưng đưa ra Bộ Chính trị với các chứng cứ, phân tích có lý, có tình, cuối cùng họ cũng thừa nhận vi phạm và chịu tâm phục, khẩu phục”, - Tổng Bí thư nói.

Trao đổi với cử tri, Tổng Bí thư khẳng định việc xử nghiêm để răn đe, giáo dục người khác chứ không phải không có tình, có nghĩa với đồng chí của mình”.

“Tôi đã nói không thích thú gì kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót”, - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.

Người đứng đầu Đảng cũng đề nghị Hà Nội cần phải “đi đầu cả nước” trong việc thành lập ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

“Thủ đô văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, không thể để xảy ra những vụ việc đáng tiếc”, - lãnh đạo Đảng nhấn mạnh.

Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được bàn giao 48,1/49,1 km mặt bằng, đạt 98,5% - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Ông Nguyễn Thanh Nghị được giao nhiệm vụ chống tham nhũng ở dự án cao tốc Bắc – Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала