https://kevesko.vn/20220607/tu-thoi-lien-xo-tren-thuc-te-phuong-tay-dang-giup-do-kiev-nhu-the-nao-15533814.html
"Từ thời Liên Xô". Trên thực tế, Phương Tây đang giúp đỡ Kiev như thế nào
"Từ thời Liên Xô". Trên thực tế, Phương Tây đang giúp đỡ Kiev như thế nào
Sputnik Việt Nam
Moskva (Sputnik) - Kiev không hài lòng với chương trình viện trợ quân sự "lớn nhất trong lịch sử" từ phương Tây. Thay vì các sản phẩm mới như đã hứa, Ukraina... 07.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-07T22:46+0700
2022-06-07T22:46+0700
2022-06-07T23:04+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
ý kiến
phương tây
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
nga
thiết bị quân sự
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
quân sự
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/07/15535103_0:0:2717:1529_1920x0_80_0_0_5acbe331bc3a7d22ac1d2c159e8345cf.jpg
Mặc dù vậy, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục thông báo về việc giao hàng. Chương trình thuê-vay (Lend-Lease) cho Ukraina biến chuyển như thế nào? Những chi tiết – trong tài liệu của Sputnik.“Pháo binh đóng vai trò quyết định”Vào ngày 9 tháng 5, Mỹ đã khởi động chương trình thuê-vay (Lend-Lease) cho Ukraina, nhưng, chương trình này bị đình trệ sau vài ngày. Thoạt đầu, các thượng nghị sĩ Mỹ không thống nhất được văn bản: 40 tỷ USD viện trợ cho Ukraina chi vào đâu. Một số nghị sĩ ám chỉ điều mà các nhà phân tích đang nói to - Mỹ gặp khó khăn trong việc theo dõi các vũ khí mà nước này cung cấp cho Ukraina.Cuối cùng Hoa Kỳ đã thông qua gói viện trợ này. Một nửa là viện trợ nhân đạo. Phần còn lại bao gồm trang thiết bị, đạn dược và các hệ thống chống tăng và phòng không.Nhưng, đó không phải là tất cả. Vào cuối tháng 5, giới truyền thông phát hiện ra rằng, Washington có ý định cung cấp hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa (MLRS) HIMARS. Theo các chuyên gia, hệ thống HIMARS có thể được gọi là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại pháo binh.Truyền thông phương Tây đã gọi HIMARS là vũ khí "thay đổi cuộc chơi". Thật vậy, vũ khí “khủng” có thể bắn các loại tên lửa dẫn đường GMLRS có tầm bắn khác nhau. Một số có thể bắn xa sáu mươi km. Có cả loại tên lửa bắn xa ba trăm km.Chính khía cạnh kỹ thuật đã trở thành một vấn đề lớn và đây là một vấn đề chính trị đối với Hoa Kỳ. Trong văn phòng của Tổng thống Joe Biden đã có cuộc tranh luận sôi nổi về việc cung cấp loại tên lửa nào. Họ sợ rằng Ukraina sẽ phóng tên lửa chính xác cao tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga. Nhà Trắng lo ngại rằng, phản ứng của Matxcơva "không thể đoán trước được" và sẽ làm chiến sự kéo dài thêm.Nói không đi đôi với làmCác chính trị gia phương Tây ám chỉ rằng, cuộc xung đột này đang kéo dài quá lâu. Nếu trong tháng 2 và tháng 3, hầu như ngày nào họ cũng nói về viện trợ quân sự "quy mô chưa từng có" cho Kiev, thì giờ đây, họ hứa hẹn ít hơn.Vấn đề là ở chỗ: nguồn lực của các đồng minh của Ukraina bị hạn chế. Ví dụ, vào tháng 4, nước Đức đã tuyên bố cạn kiệt nguồn dự trữ.Ở đây nói chủ yếu về "di sản của CHDC Đức" – các loại kỹ thuật quan sự từ thời Liên Xô được cất giữ tại các kho dự trữ trong 30 năm qua. Về cơ bản, đó chính là những mẫu vũ khí mà phương Tây đang cung cấp cho Kiev. Đó là các loại xe chiến đấu bộ binh, xe tăng T-72, cũng như các hệ thống tên lửa phòng không như S-300.Nhưng, ngay cả khối lượng thiết bị quân sự khá khiêm tốn này theo tiêu chuẩn của NATO, Berlin cũng không vội cung cấp cho Ukraina. Theo tờ Welt am Sonntag, từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 26 tháng 5, Berlin chỉ cung cấp cho Kiêv hai lô hàng - một số pháo và xe tăng phòng không Gepard, đặc biệt là mẫu lỗi thời. Kết quả là các nhà chức trách Ukraina đã công khai chỉ trích Thủ tướng Olaf Scholz vì sự thiếu quyết đoán. Người dân Đức cũng không hài lòng với chính sách của ông Scholz: sau khi trên báo chí xuất hiện thông tin về việc Berlin ghìm lại viện trợ quân sự cho Kiev, nhà lãnh đạo Đức cam kết sẽ cung cấp cho Ukraina gói viện trợ lớn hơn. Ví dụ, Bundeswehr có thể cung cấp các hệ thống phòng không IRIS-T hiện đại, máy bay không người lái, pháo tự hành Panzerhaubitze 2000.Tuy nhiên, chính trị gia Đức không nói gì về một trăm xe chiến đấu bộ binh kiểu Marder – hai tháng trước đó Berlin đã hứa sẽ gửi lô hàng này cho Kiev. Trong vài tuần liền, Hội đồng An ninh Liên bang Đức không chấp nhận các tài liệu cần thiết để xuất khẩu, và phớt lờ những lời chỉ trích từ phía đồng minh Ukraina."Mỹ ngại gửi vũ khí"Kiev đang gây sức ép rất lớn với các đối tác phương Tây, vì chính quyền Ukraina tuyên bố đang chuẩn bị cuộc "phản công" nhằm vào các khu vực Kherson và Zaporozhye do quân đội Nga chiếm đóng. Theo ý kiến của họ, vũ khí của NATO sẽ giúp ích trong chiến dịch này.Alexey Arestovich - cố vấn văn phòng Tổng thống Ukraina, hứa rằng, nếu Hoa Kỳ không cung cấp các tên lửa cho hệ thống phóng loạt, Kiev sẽ gây ra một “cơn phát cuồng để làm mẫu”.Thật vậy, cần có sự hỗ trợ toàn diện từ Hoa Kỳ và EU. Bất chấp những tuyên bố của các chính trị gia phương Tây về "khối lượng viện trợ chưa từng có", trên thực tế, không có quá nhiều vũ khí được trao cho Ukraina. Ví dụ, những hệ thống Himars sẽ được gửi, nhưng với số lượng rất ít - cho đến nay chỉ có tin về bốn hệ thống và đây là phiên bản không có tên lửa. Lô đạn pháo dẫn đường M982 Excalibur, cũng như UAV Switchblade, cũng bị cắt giảm.Ông lưu ý, Pháp đã gửi 12 khẩu pháo Caesar. Hà Lan giao ít hơn một chút và đó là các mẫu lỗi thời.“Không có ý nghĩa gì cả”Trên thực tế, khác với vũ khí của Liên Xô, ở Ukraina không có nhiều thiết bị quân sự phát triển trong khối NATO. Đặc biệt là, như các đồng minh chỉ ra, các lực lượng vũ trang của Ukraina dễ làm chủ hơn thiết bị quân sự từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, kỹ thuật quân sự của Liên Xô cũng không có nhiều. Các mẫu lỗi thời thu giữ được cho nhu cầu của Kiev được đền bù bằng những phiên bản hiện đại hơn - ví dụ, Washington đã thay thế tổ hợp S-300 do Praha cung cấp cho Ukraina bằng hệ thống tên lửa Patriot hiện đại hóa. Hơn nữa, Mỹ đã từng nhiều lần hứa sẽ cung cấp các hệ thống phòng không này cho Ukraina.Các nước NATO miễn cưỡng cung cấp các loại vũ khí mới cho Kiev, và họ đưa ra lời giải thích như sau: bản thân họ không có đủ trang thiết bị. Do đó, một phần lớn gói viện trợ từ Hoa Kỳ trên thực tế không đến được mặt trận. Nguyên nhân là các vấn đề phức tạp về thủ tục tạm nhập, tái xuất.Một số quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng có thể thay đổi quyết định. Ví dụ, gần đây Thụy Sĩ chặn đề xuất của Đức và Đan Mạch chuyển giao cho Ukraina khoảng 12.400 viên đạn pháo 35 mm được Thụy Sĩ sản xuất cho tổ hợp pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard cùng thiết giáp Piranha III. Berne giải thích rằng, đó là vì lý do trung lập, mặc dù Berlin và Copenhagen đã thanh toán trước cho hàng hóa.Theo ông, các đồng minh của Kiev hiện đang ở "giới hạn khả năng của họ". Gần như tất cả các lựa chọn đã hết.
https://kevesko.vn/20220601/y-kien-chuyen-gia-viec-cung-cap-to-hop-himars-cho-kiev-de-doa-cac-thanh-pho-nga--15435390.html
https://kevesko.vn/20220606/bo-truong-quoc-phong-tay-ban-nha-khong-loai-tru-viec-gui-vu-khi-hang-nang-toi-ukraina-15511885.html
https://kevesko.vn/20220606/chuyen-gia-giai-thich-ly-do-duc-khong-voi-chuyen-xe-tang-cho-ukraina-15514531.html
https://kevesko.vn/20220606/bao-gioi-to-quan-chuc-ukraina-ban-vu-khi-phuong-tay-kiem-loi-rieng--15493780.html
https://kevesko.vn/20220529/truyen-thong-linh-danh-thue-phuong-tay-phan-nan-ve-viec-thieu-thiet-bi-o-ukraina-15401647.html
phương tây
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/07/15535103_0:0:2717:2039_1920x0_80_0_0_0fc4815e59e514286281731051abe5c9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, ý kiến, phương tây, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, nga, thiết bị quân sự, quân sự, viện trợ quân sự
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, ý kiến, phương tây, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, nga, thiết bị quân sự, quân sự, viện trợ quân sự
"Từ thời Liên Xô". Trên thực tế, Phương Tây đang giúp đỡ Kiev như thế nào
22:46 07.06.2022 (Đã cập nhật: 23:04 07.06.2022) Moskva (Sputnik) - Kiev không hài lòng với chương trình viện trợ quân sự "lớn nhất trong lịch sử" từ phương Tây. Thay vì các sản phẩm mới như đã hứa, Ukraina nhận các mẫu vũ khí cũ từ thời Liên Xô, và ngay cả những mẫu vũ khí này với số lượng hạn chế.
Mặc dù vậy, Hoa Kỳ và
Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục thông báo về việc giao hàng. Chương trình thuê-vay (Lend-Lease) cho Ukraina biến chuyển như thế nào? Những chi tiết – trong tài liệu của Sputnik.
“Pháo binh đóng vai trò quyết định”
Vào ngày 9 tháng 5, Mỹ đã khởi động chương trình thuê-vay (Lend-Lease) cho Ukraina, nhưng, chương trình này bị đình trệ sau vài ngày. Thoạt đầu, các thượng nghị sĩ Mỹ không thống nhất được văn bản: 40 tỷ USD viện trợ
cho Ukraina chi vào đâu. Một số nghị sĩ ám chỉ điều mà các nhà phân tích đang nói to - Mỹ gặp khó khăn trong việc theo dõi các vũ khí mà nước này cung cấp cho Ukraina.
Cuối cùng Hoa Kỳ đã thông qua gói viện trợ này. Một nửa là viện trợ nhân đạo. Phần còn lại bao gồm
trang thiết bị, đạn dược và các hệ thống chống tăng và phòng không.
Nhưng, đó không phải là tất cả. Vào cuối tháng 5, giới truyền thông phát hiện ra rằng, Washington có ý định cung cấp hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa (MLRS)
HIMARS. Theo các chuyên gia, hệ thống HIMARS có thể được gọi là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại pháo binh.
"Cuộc xung đột ở Ukraina cho thấy rằng, pháo binh gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều so với máy bay hoặc tên lửa. Pháo binh thường được sử dụng theo sơ đồ cổ điển: khẩu đội tấn công từ một vị trí và, nếu cần, di chuyển nhanh để không bị bắn trả. Về mặt lý thuyết, trong trường hợp này, cuộc phản công của đối phương phải có quy mô lớn hơn, bao trùm khu vực rộng lớn. Một nhiệm vụ khá khó khăn. Vì vậy, MLRS là một giải pháp thay thế", - nhà phân tích Mark Kanchian từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ, cho biết.
Truyền thông
phương Tây đã gọi HIMARS là vũ khí "thay đổi cuộc chơi". Thật vậy, vũ khí “khủng” có thể bắn các loại tên lửa dẫn đường GMLRS có tầm bắn khác nhau. Một số có thể bắn xa sáu mươi km. Có cả loại tên lửa bắn xa ba trăm km.
Chính khía cạnh kỹ thuật đã trở thành một vấn đề lớn và đây là một vấn đề chính trị đối với Hoa Kỳ. Trong văn phòng của
Tổng thống Joe Biden đã có cuộc tranh luận sôi nổi về việc cung cấp loại tên lửa nào. Họ sợ rằng Ukraina sẽ phóng tên lửa chính xác cao tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga. Nhà Trắng lo ngại rằng, phản ứng của Matxcơva "không thể đoán trước được" và sẽ làm chiến sự kéo dài thêm.
Các chính trị gia phương Tây ám chỉ rằng, cuộc xung đột này đang kéo dài quá lâu. Nếu trong tháng 2 và tháng 3, hầu như ngày nào họ cũng nói về viện trợ quân sự "quy mô chưa từng có"
cho Kiev, thì giờ đây, họ hứa hẹn ít hơn.
Vấn đề là ở chỗ: nguồn lực của các đồng minh của Ukraina bị hạn chế. Ví dụ, vào tháng 4, nước Đức đã tuyên bố cạn kiệt nguồn dự trữ.
"Tôi phải thành thật nói rằng chúng tôi đã đạt đến giới hạn. Quân đội của chúng tôi cần phải duy trì khả năng quốc phòng và khả năng bảo vệ các đồng minh NATO", - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết.
Ở đây nói chủ yếu về "di sản của CHDC Đức" – các loại kỹ thuật quan sự từ thời Liên Xô được cất giữ tại các kho dự trữ trong 30 năm qua. Về cơ bản, đó chính là những mẫu vũ khí mà phương Tây đang cung cấp cho Kiev. Đó là các loại xe chiến đấu bộ binh,
xe tăng T-72, cũng như các hệ thống tên lửa phòng không như S-300.
Nhưng, ngay cả khối lượng thiết bị quân sự khá khiêm tốn này theo tiêu chuẩn của NATO, Berlin cũng không vội cung cấp cho Ukraina. Theo tờ Welt am Sonntag, từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 26 tháng 5, Berlin chỉ cung cấp cho Kiêv hai lô hàng - một số pháo và xe tăng phòng không Gepard, đặc biệt là mẫu lỗi thời. Kết quả là các nhà chức trách Ukraina đã công khai chỉ trích
Thủ tướng Olaf Scholz vì sự thiếu quyết đoán. Người dân Đức cũng không hài lòng với chính sách của ông Scholz: sau khi trên báo chí xuất hiện thông tin về việc Berlin ghìm lại viện trợ quân sự cho Kiev, nhà lãnh đạo Đức cam kết sẽ cung cấp cho Ukraina gói viện trợ lớn hơn. Ví dụ, Bundeswehr có thể cung cấp các hệ thống phòng không IRIS-T hiện đại, máy bay không người lái, pháo tự hành Panzerhaubitze 2000.
Tuy nhiên, chính trị gia Đức không nói gì về một trăm xe chiến đấu bộ binh kiểu Marder – hai tháng trước đó
Berlin đã hứa sẽ gửi lô hàng này cho Kiev. Trong vài tuần liền, Hội đồng An ninh Liên bang Đức không chấp nhận các tài liệu cần thiết để xuất khẩu, và phớt lờ những lời chỉ trích từ phía đồng minh Ukraina.
Kiev đang gây sức ép rất lớn với các đối tác phương Tây, vì chính quyền Ukraina tuyên bố đang chuẩn bị cuộc "phản công" nhằm vào các khu vực Kherson và Zaporozhye do quân đội Nga chiếm đóng. Theo ý kiến của họ, vũ khí
của NATO sẽ giúp ích trong chiến dịch này.
Alexey Arestovich - cố vấn văn phòng Tổng thống Ukraina, hứa rằng, nếu Hoa Kỳ không cung cấp các tên lửa cho hệ thống phóng loạt, Kiev sẽ gây ra một “cơn phát cuồng để làm mẫu”.
Thật vậy, cần có sự hỗ trợ toàn diện từ Hoa Kỳ và EU. Bất chấp những tuyên bố của các chính trị gia
phương Tây về "khối lượng viện trợ chưa từng có", trên thực tế, không có quá nhiều vũ khí được trao cho Ukraina. Ví dụ, những hệ thống Himars sẽ được gửi, nhưng với số lượng rất ít - cho đến nay chỉ có tin về bốn hệ thống và đây là phiên bản không có tên lửa. Lô đạn pháo dẫn đường M982 Excalibur, cũng như UAV Switchblade, cũng bị cắt giảm.
"Điều này mang tính biểu tượng. Mỹ cũng đã cung cấp 18 khẩu lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm. Lựu pháo M777 không phải là thiết bị mới, nó được nạp thủ công và có từ năm 2005. Loại đạn của pháo Caesar không tương thích với pháo M777. Hệ thống kiểm soát hỏa lực cũng vậy. Đạn pháo dẫn đường Excalibur của Mỹ (được dẫn đường bằng hệ thống GPS) có thể sử dụng cho cả M777 và Caesar, nhưng một phát bắn có giá 80 nghìn đô la. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu Mỹ cung cấp bất kỳ viên đạn nào trong số này cho Ukraina: quân đội Nga sẽ cực kỳ quan tâm đến công nghệ GPS này", - chuyên gia an ninh Bỉ, sĩ quan NATO đã nghỉ hưu Pierre Henreaux giải thích.
Ông lưu ý, Pháp đã gửi 12 khẩu pháo Caesar. Hà Lan giao ít hơn một chút và đó là các mẫu lỗi thời.
Trên thực tế, khác với vũ khí của Liên Xô, ở Ukraina không có nhiều thiết bị quân sự phát triển trong khối NATO. Đặc biệt là, như các đồng minh chỉ ra, các lực lượng vũ trang của Ukraina dễ làm chủ hơn thiết bị quân sự từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, kỹ thuật quân sự của Liên Xô cũng không có nhiều. Các mẫu lỗi thời thu giữ được cho nhu cầu của Kiev được đền bù bằng những phiên bản hiện đại hơn - ví dụ,
Washington đã thay thế tổ hợp S-300 do Praha cung cấp cho Ukraina bằng hệ thống tên lửa Patriot hiện đại hóa. Hơn nữa, Mỹ đã từng nhiều lần hứa sẽ cung cấp các hệ thống phòng không này cho Ukraina.
Các nước NATO miễn cưỡng cung cấp các loại vũ khí mới cho Kiev, và họ đưa ra lời giải thích như sau: bản thân họ không có đủ
trang thiết bị. Do đó, một phần lớn gói viện trợ từ Hoa Kỳ trên thực tế không đến được mặt trận. Nguyên nhân là các vấn đề phức tạp về thủ tục tạm nhập, tái xuất.
Một số quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng có thể thay đổi quyết định. Ví dụ, gần đây
Thụy Sĩ chặn đề xuất của Đức và Đan Mạch chuyển giao cho Ukraina khoảng 12.400 viên đạn pháo 35 mm được Thụy Sĩ sản xuất cho tổ hợp pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard cùng thiết giáp Piranha III. Berne giải thích rằng, đó là vì lý do trung lập, mặc dù Berlin và Copenhagen đã thanh toán trước cho hàng hóa.
Chuyên gia Pierre Henreaux nói: “Có nghĩa là, sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ không đóng một vai trò quan trọng trên chiến trường. Ví dụ, các chiến sĩ pháo binh phải được đào tạo ở nước ngoài. Là cựu chỉ huy pháo binh, tôi biết rằng, quá trình đào tạo kéo dài một năm. Người Ukraina sẽ không thể làm chủ được các thiết bị và công nghệ của Mỹ trong nhiều tháng nữa. Do đó, gói viện trợ sẽ không hiệu quả lắm", - ông Pierre Henreaux nhận xét.
Theo ông, các đồng minh của Kiev hiện đang ở "giới hạn khả năng của họ". Gần như tất cả các lựa chọn đã hết.
Chuyên gia lưu ý: "Mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa chính quyền Ukraina và các quốc gia phương Tây có thể xấu đi nhanh chóng".