https://kevesko.vn/20220610/la-cuong-quoc-luong-thuc-vi-sao-viet-nam-mua-nhieu-gao-tu-campuchia-15599975.html
Là ‘cường quốc’ lương thực, vì sao Việt Nam mua nhiều gạo từ Campuchia?
Là ‘cường quốc’ lương thực, vì sao Việt Nam mua nhiều gạo từ Campuchia?
Sputnik Việt Nam
Vốn được coi là một trong những ‘cường quốc’ xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam vẫn nhập một lượng lớn gạo từ quốc gia láng giềng phía Tây... 10.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-10T23:13+0700
2022-06-10T23:13+0700
2022-06-10T23:13+0700
campuchia
việt nam
lúa gạo
gạo
nông nghiệp
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/1a/10424409_0:192:2048:1344_1920x0_80_0_0_4ce8c2eceb464a3b2530ed6566aa23e6.jpg
Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước mua hạt tiêu lớn nhất từ Campuchia, cụ thể là nhập khẩu đến 92% tiêu xuất khẩu của Phnom Penh.Chưa hết, Việt Nam vẫn tiếp tục “thầu” hạt điều của Campuchia khi hạt điều Campuchia chiếm tới 76,2% về lượng và 76,75% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của đất nước.Việt Nam tăng nhập gạo từ CampuchiaThương vụ Việt Nam tại Campuchia tham chiếu số liệu thống kê từ cơ quan nước này chỉ rõ một thực tế rằng, Việt Nam vẫn “thầu” nông sản của Campuchia.Cụ thể, Việt Nam là đầu ra cho nhiều loại nông sản Campuchia như: gạo, hạt điều, hồ tiêu, cao su…Bộ Công Thương Campuchia cho hay, trong 4 tháng đầu năm 2022, Campuchia xuất khẩu khoảng 1,9 triệu tấn lúa gạo các loại thu về 516 triệu USD. Tuy nhiên, lượng gạo phần lớn được xuất qua Việt Nam.Cụ thể, Campuchia xuất khẩu hơn 1,6 triệu tấn qua biên giới Việt Nam thu về 376 triệu USD. Đặc biệt, chỉ có khoảng 221.000 tấn gạo thương phẩm xuất vào các thị trường còn lại.Đặc biệt, nhà chức trách Campuchia kỳ vọng rằng, với xuất khẩu gạo tăng gần 15% trong 4 tháng đầu năm 2022, ngành lúa gạo nước này sẽ tăng trưởng thêm khoảng 700.000 - 800.000 tấn trong năm nay do nhu cầu lương thực tăng cao trên toàn cầu, đặt trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, xung đột, biến động như hiện nay.Vì sao Việt Nam mua nhiều gạo từ Campuchia?Chỉ tính riêng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61% so với năm 2020 với giá trị nhập khẩu 631 triệu USD.Theo Bộ Nông – Lâm – Thủy sản Campuchia, năm ngoái, bất chấp dịch bệnh, nước này vẫn xuất khẩu đến 617.069 tấn gạo, thu về hơn 527 triệu USD.Theo cơ quan này, Campuchia chủ yếu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc với lượng 155.773 tấn, tiếp đó là châu Âu với khoảng trên 63.165 tấn, các quốc gia ASEAN (88.422 tấn), trong đó, Campuchia xuất khẩu 3,52 triệu tấn lúa sang Việt Nam, tăng 61,16% so với năm trước.Có thể thấy, Việt Nam nhập khẩu lượng lúa gạo rất lớn từ Campuchia nếu xét trong tương quan với lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong cùng giai đoạn. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 2 triệu tấn đạt kim ngạch 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.Thanh Niên dẫn thông tin từ một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho hay, thương mại gạo giữa Việt Nam và Campuchia là “bình thường” trong nhiều năm qua.Cụ thể, doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu lúa về xay xát chế biến để xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước.Sản lượng 1,6 triệu tấn lúa tương đương khoảng 1 triệu tấn gạo thành phẩm. Nhiều loại gạo Campuchia vẫn được ưa chuộng tại thị trường nội địa Việt Nam vì chất lượng tốt.Bên cạnh đó, theo một số người trong ngành, việc nhập khẩu gạo này giúp các doanh nghiệp bổ sung nguồn cung và đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời, hoạt động duy trì giao thương này cũng góp phần củng cố an ninh lương thực xuyên biên giới giữa hai nước.Trước đó, theo một chuyên gia nông nghiệp Việt Nam – ông Hoàng Trọng Thủy, việc xuất nhập khẩu gạo trong giao thương quốc tế là việc “hết sức bình thường”. Theo chuyên gia, việc Việt Nam dùng gạo chất lượng cao, giá trị cao để xuất khẩu và một phần tiêu dùng nội địa; còn nhập về gạo có chất lượng thấp hơn để làm nguyên liệu chế biến là việc rất bình thường, không có gì đáng ngại.Trong khi đó, GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu quan điểm trên Dân Việt cho rằng, việc nhập khẩu thóc từ Campuchia vẫn diễn ra từ nhiều năm qua, nhưng năm 2021 sản lượng tăng đột biến.Liên quan đến số lượng 3,5 triệu tấn thóc gạo nhập về từ Campuchia, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ lúa gạo trong nước.GS Võ Tòng Xuân chỉ lưu ý, việc nhập khẩu thóc từ Campuchia phục vụ nhu cầu tiêu dùng gạo thơm của một bộ phận người tiêu dùng. Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo sang Campuchia thuê đất trồng lúa nên sẽ có lượng thóc lớn về Việt Nam phục vụ chế biến.Tuy nhiên, điều khiến GS Võ Tòng Xuân lo ngại là có thể xảy ra hiện tượng gian lận nguồn gốc xuất xứ, trộn gạo Campuchia vào gạo Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín gạo Việt Nam.Việt Nam nhập đến 92% tiêu xuất khẩu của CampuchiaNgoài gạo, Việt Nam cũng tăng nhập khẩu hạt tiêu của Campuchia.Số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 5/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 5.747 tấn, trong đó tiêu đen đạt 4.684 tấn, tiêu trắng đạt 1.063 tấn. So với tháng 4 lượng nhập khẩu tăng 63,7%, kim ngạch tăng 54,9%.Trong số này, Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam trong tháng 5/2022, đạt 2.938 tấn, chiếm 51,1% và tăng 63,7%; tiếp theo là Brazil và Indonesia. Ba quốc gia này cung cấp 90,6% hồ tiêu cho Việt Nam.Tính chung từ đầu năm đến hết 31/5/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 17.852 tấn, trong đó tiêu đen đạt 15.140 tấn, tiêu trắng đạt 2.712 tấn, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 9,1% tương đương 1.495 tấn.Thương vụ Việt Nam tại Campuchia lưu ý, 4 tháng đầu năm, Campuchia đã xuất khẩu 3.834 tấn hạt tiêu, tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Campuchia với 3.540 tấn, tương đương 92%.Cơ quan chức năng phía Campuchia cho biết nước này đã xuất khẩu trên 3.800 tấn hạt tiêu trong 4 tháng đầu năm 2022, đánh dấu mức tăng 79,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay hồ tiêu trúng mùa, sản lượng tăng hơn 20.000 tấn làm giá giảm. Tiêu ở Campuchia được thu hoạch bằng hình thức thủ công từ tháng 1 - 5, trước khi có gió mùa Tây Nam kéo theo mùa mưa từ giữa tháng 5. Trong mùa thu hoạch cao điểm, giá tiêu giảm xuống trung bình 13.000 Riel (3,2 USD)/kg, từ mức 16.000 Riel hồi tháng 1.Tại Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu (VPA) cho biết trong tháng 5, giới đầu cơ liên tục bán ra, trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao khiến giá tiêu đen cũng giảm khoảng 7 - 8%, dao động trong khoảng 70.000 - 73.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 71.500 – 75.000 đ/kg.Đối với vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, việc giá hạt tiêu tăng trở lại hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thu mua của thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách Zero Covid và căng thẳng chính trị Nga-Ukraina sẽ tiếp tục khiến nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm.Hồi đầu tuần, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh 200 USD/tấn, tương ứng với 3.950 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.750 USD/tấn với tiêu trắng.Việt Nam nhập hạt điều chủ yếu từ CampuchiaNgoài gạo, tiêu, hạt điều cũng là mặt hàng quan trọng trong kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia.Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 4, Việt Nam nhập khẩu 255.285 tấn hạt điều, kim ngạch 373,4 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 26,1% về kim ngạch so với tháng trước đó.Tính chung lũy kế trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 728.731 tấn hạt điều, kim ngạch hơn 1,1 tỷ USD, 38,6% về lượng và giảm 41,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2021.Cơ quan Hải quan nhấn mạnh, hạt điều nhập khẩu về Việt Nam trong những tháng đầu năm nay chủ yếu đến từ Campuchia. Trong 4 tháng đầu năm, hạt điều Campuchia nhập về Việt Nam đạt 555.094 tấn, kim ngạch 845,8 triệu USD.Mặc dù có giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ 2021 (835.375 tấn và gần 1,4 tỷ USD), nhưng hạt điều Campuchia vẫn chiếm tới 76,2% về lượng và 76,75% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Được biết, hiện tại xuất khẩu hạt điều của Campuchia và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đang hạn chế đầu ra.Các thị trường lớn khác cung cấp hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay gồm: Tanzania (62.937 tấn, kim ngạch gần 93 triệu USD); Bờ Biển Ngà (46.884 tấn, kim ngạch 67 triệu USD); Ghana (10.684 tấn, kim ngạch 14,3 triệu USD); Nigeria (5.575 tấn, kim ngạch 9,2 triệu USD).“Thầu nông sản Campuchia”Cùng với Trung Quốc, Việt Nam vẫn được đánh giá là các quốc gia ‘thầu nông sản’ của Campuchia.Theo Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, Việt Nam đang là đối tác thương mại và đầu ra lớn cho nhiều loại nông sản Campuchia.Cụ thể trong quý 1/2022, Campuchia xuất khẩu sang các nước thành viên của hiệp định RCEP đạt 1,95 tỷ USD tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.Ba thị trường xuất khẩu hàng đầu là Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Trong đó, Campuchia đã xuất khẩu vào Việt Nam tổng giá trị hàng hóa 759 triệu USD, sang Trung Quốc 322 triệu USD và 318 triệu USD đến Thái Lan.Xu hướng các mặt hàng nông sản từ Campuchia đổ sang Việt Nam tăng lên thay vì xuất sang các thị trường “điểm” trước đó là Trung Quốc, Thái Lan.
https://kevesko.vn/20220524/hun-sen-toi-khong-ban-cho-viet-nam-du-chi-la-1-milimet-lanh-tho-campuchia-15334674.html
https://kevesko.vn/20220519/gia-gao-viet-nam-giam-chan-tai-cho-truoc-cuoc-khung-hoang-luong-thuc-15255153.html
campuchia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/1a/10424409_0:0:2048:1536_1920x0_80_0_0_de37545fb946a945672d45d27aa54521.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
campuchia, việt nam, lúa gạo, gạo, nông nghiệp, kinh tế
campuchia, việt nam, lúa gạo, gạo, nông nghiệp, kinh tế
Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước mua hạt tiêu lớn nhất từ Campuchia, cụ thể là nhập khẩu đến 92% tiêu xuất khẩu của Phnom Penh.
Chưa hết, Việt Nam vẫn tiếp tục “thầu” hạt điều của Campuchia khi hạt điều Campuchia chiếm tới 76,2% về lượng và 76,75% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của đất nước.
Việt Nam tăng nhập gạo từ Campuchia
Thương vụ Việt Nam tại Campuchia tham chiếu số liệu thống kê từ cơ quan nước này chỉ rõ một thực tế rằng, Việt Nam vẫn “thầu” nông sản của Campuchia.
Cụ thể, Việt Nam là đầu ra cho nhiều loại nông sản Campuchia như: gạo, hạt điều, hồ tiêu, cao su…
Bộ Công Thương Campuchia cho hay, trong 4 tháng đầu năm 2022,
Campuchia xuất khẩu khoảng 1,9 triệu tấn lúa gạo các loại thu về 516 triệu USD. Tuy nhiên, lượng gạo phần lớn được xuất qua Việt Nam.
Cụ thể, Campuchia xuất khẩu hơn 1,6 triệu tấn qua biên giới Việt Nam thu về 376 triệu USD. Đặc biệt, chỉ có khoảng 221.000 tấn gạo thương phẩm xuất vào các thị trường còn lại.
Đặc biệt, nhà chức trách Campuchia kỳ vọng rằng, với xuất khẩu gạo tăng gần 15% trong 4 tháng đầu năm 2022, ngành lúa gạo nước này sẽ tăng trưởng thêm khoảng 700.000 - 800.000 tấn trong năm nay do nhu cầu lương thực tăng cao trên toàn cầu, đặt trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, xung đột, biến động như hiện nay.
Vì sao Việt Nam mua nhiều gạo từ Campuchia?
Chỉ tính riêng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61% so với năm 2020 với giá trị nhập khẩu 631 triệu USD.
Theo Bộ Nông – Lâm – Thủy sản Campuchia, năm ngoái, bất chấp dịch bệnh, nước này vẫn xuất khẩu đến 617.069 tấn gạo, thu về hơn 527 triệu USD.
Theo cơ quan này, Campuchia chủ yếu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc với lượng 155.773 tấn, tiếp đó là châu Âu với khoảng trên 63.165 tấn, các quốc gia ASEAN (88.422 tấn), trong đó, Campuchia xuất khẩu 3,52 triệu tấn lúa sang Việt Nam, tăng 61,16% so với năm trước.
Có thể thấy,
Việt Nam nhập khẩu lượng lúa gạo rất lớn từ Campuchia nếu xét trong tương quan với lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong cùng giai đoạn. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 2 triệu tấn đạt kim ngạch 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Thanh Niên dẫn thông tin từ một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho hay, thương mại gạo giữa Việt Nam và Campuchia là “bình thường” trong nhiều năm qua.
Cụ thể, doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu lúa về xay xát chế biến để xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước.
Sản lượng 1,6 triệu tấn lúa tương đương khoảng 1 triệu tấn gạo thành phẩm. Nhiều loại gạo Campuchia vẫn được ưa chuộng tại thị trường nội địa Việt Nam vì chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, theo một số người trong ngành, việc nhập khẩu gạo này giúp các doanh nghiệp bổ sung nguồn cung và đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời, hoạt động duy trì giao thương này cũng góp phần củng cố an ninh lương thực xuyên biên giới giữa hai nước.
Trước đó, theo một
chuyên gia nông nghiệp Việt Nam – ông Hoàng Trọng Thủy, việc xuất nhập khẩu gạo trong giao thương quốc tế là việc “hết sức bình thường”. Theo chuyên gia, việc Việt Nam dùng gạo chất lượng cao, giá trị cao để xuất khẩu và một phần tiêu dùng nội địa; còn nhập về gạo có chất lượng thấp hơn để làm nguyên liệu chế biến là việc rất bình thường, không có gì đáng ngại.
Trong khi đó, GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu quan điểm trên Dân Việt cho rằng, việc nhập khẩu thóc từ Campuchia vẫn diễn ra từ nhiều năm qua, nhưng năm 2021 sản lượng tăng đột biến.
Liên quan đến số lượng 3,5 triệu tấn thóc gạo nhập về từ Campuchia, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ lúa gạo trong nước.
GS Võ Tòng Xuân chỉ lưu ý, việc nhập khẩu thóc từ Campuchia phục vụ nhu cầu tiêu dùng gạo thơm của một bộ phận người tiêu dùng. Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo sang Campuchia thuê đất trồng lúa nên sẽ có lượng thóc lớn về Việt Nam phục vụ chế biến.
Tuy nhiên, điều khiến GS Võ Tòng Xuân lo ngại là có thể xảy ra hiện tượng gian lận nguồn gốc xuất xứ, trộn gạo Campuchia vào gạo Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín gạo Việt Nam.
Việt Nam nhập đến 92% tiêu xuất khẩu của Campuchia
Ngoài gạo, Việt Nam cũng tăng nhập khẩu hạt tiêu của Campuchia.
Số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 5/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 5.747 tấn, trong đó tiêu đen đạt 4.684 tấn, tiêu trắng đạt 1.063 tấn. So với tháng 4 lượng nhập khẩu tăng 63,7%, kim ngạch tăng 54,9%.
Trong số này, Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam trong tháng 5/2022, đạt 2.938 tấn, chiếm 51,1% và tăng 63,7%; tiếp theo là Brazil và Indonesia. Ba quốc gia này cung cấp 90,6% hồ tiêu cho Việt Nam.
Tính chung từ đầu năm đến hết 31/5/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 17.852 tấn, trong đó tiêu đen đạt 15.140 tấn, tiêu trắng đạt 2.712 tấn, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 9,1% tương đương 1.495 tấn.
Thương vụ Việt Nam tại Campuchia lưu ý, 4 tháng đầu năm, Campuchia đã xuất khẩu 3.834 tấn hạt tiêu, tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Campuchia với 3.540 tấn, tương đương 92%.
Cơ quan chức năng phía Campuchia cho biết nước này đã xuất khẩu trên 3.800 tấn hạt tiêu trong 4 tháng đầu năm 2022, đánh dấu mức tăng 79,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay hồ tiêu trúng mùa, sản lượng tăng hơn 20.000 tấn làm giá giảm. Tiêu ở Campuchia được thu hoạch bằng hình thức thủ công từ tháng 1 - 5, trước khi có gió mùa Tây Nam kéo theo mùa mưa từ giữa tháng 5. Trong mùa thu hoạch cao điểm, giá tiêu giảm xuống trung bình 13.000 Riel (3,2 USD)/kg, từ mức 16.000 Riel hồi tháng 1.
Tại Việt Nam,
Hiệp hội Hồ tiêu (VPA) cho biết trong tháng 5, giới đầu cơ liên tục bán ra, trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao khiến giá tiêu đen cũng giảm khoảng 7 - 8%, dao động trong khoảng 70.000 - 73.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 71.500 – 75.000 đ/kg.
Đối với vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, việc giá hạt tiêu tăng trở lại hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thu mua của thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách Zero Covid và căng thẳng chính trị Nga-Ukraina sẽ tiếp tục khiến nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm.
Hồi đầu tuần, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh 200 USD/tấn, tương ứng với 3.950 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.750 USD/tấn với tiêu trắng.
Việt Nam nhập hạt điều chủ yếu từ Campuchia
Ngoài gạo, tiêu, hạt điều cũng là mặt hàng quan trọng trong kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 4, Việt Nam nhập khẩu 255.285 tấn hạt điều, kim ngạch 373,4 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 26,1% về kim ngạch so với tháng trước đó.
Tính chung lũy kế trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 728.731 tấn hạt điều, kim ngạch hơn 1,1 tỷ USD, 38,6% về lượng và giảm 41,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2021.
Cơ quan Hải quan nhấn mạnh, hạt điều nhập khẩu về Việt Nam trong những tháng đầu năm nay chủ yếu đến từ Campuchia. Trong 4 tháng đầu năm, hạt điều Campuchia nhập về Việt Nam đạt 555.094 tấn, kim ngạch 845,8 triệu USD.
Mặc dù có giảm
cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ 2021 (835.375 tấn và gần 1,4 tỷ USD), nhưng hạt điều Campuchia vẫn chiếm tới 76,2% về lượng và 76,75% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Được biết, hiện tại xuất khẩu hạt điều của Campuchia và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đang hạn chế đầu ra.
Các thị trường lớn khác cung cấp hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay gồm: Tanzania (62.937 tấn, kim ngạch gần 93 triệu USD); Bờ Biển Ngà (46.884 tấn, kim ngạch 67 triệu USD); Ghana (10.684 tấn, kim ngạch 14,3 triệu USD); Nigeria (5.575 tấn, kim ngạch 9,2 triệu USD).
“Thầu nông sản Campuchia”
Cùng với Trung Quốc, Việt Nam vẫn được đánh giá là các quốc gia ‘thầu nông sản’ của Campuchia.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, Việt Nam đang là đối tác thương mại và đầu ra lớn cho nhiều loại nông sản Campuchia.
Cụ thể trong quý 1/2022, Campuchia xuất khẩu sang các nước thành viên của hiệp định RCEP đạt 1,95 tỷ USD tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ba thị trường xuất khẩu hàng đầu là Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Trong đó, Campuchia đã xuất khẩu vào Việt Nam tổng giá trị hàng hóa 759 triệu USD, sang Trung Quốc 322 triệu USD và 318 triệu USD đến Thái Lan.
Xu hướng các mặt hàng nông sản từ Campuchia đổ sang Việt Nam tăng lên thay vì xuất sang các thị trường “điểm” trước đó là Trung Quốc, Thái Lan.