https://kevesko.vn/20231107/bo-truong-noi-vu-bao-tin-vui-ve-chinh-sach-luong-giao-vien-26324547.html
Bộ trưởng Nội vụ báo tin vui về chính sách lương giáo viên
Bộ trưởng Nội vụ báo tin vui về chính sách lương giáo viên
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 7/11, tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhận được nhiều câu hỏi nhất, chủ yếu về lương giáo viên. 07.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-07T15:55+0700
2023-11-07T15:55+0700
2023-11-07T15:56+0700
việt nam
thông tin
bộ nội vụ việt nam
lương
quốc hội
chất vấn
giáo dục
giáo viên
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/07/26323379_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_46537be7e363087a47b8f3615e6c7af1.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình) dẫn chứng, kết quả giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho thấy, mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn.Trong khi đó, Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.Chia sẻ tâm đắc trước câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) về việc lương nhà giáo được ưu tiên xếp thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu cái nhìn tổng thể, thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm lương và tiền lương theo chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương, đã có cải thiện hơn nhưng vẫn thấp so với tính chất đặc thù nhà giáo.Bà Trà khẳng định Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại chế độ tiền lương, nhất là tiền lương mới và phụ cấp, dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Thống kê của ngành giáo dục cho thấy, hiện cả nước có 1,6 triệu giáo viên, thiếu khoảng 100.000. Chỉ trong năm 2022, tổng số giáo viên bỏ việc trên cả nước là hơn 16.000, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành.Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP Hồ Chí Minh) chất vấn về việc tinh giản biên chế cơ học và cào bằng gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục. Nhiều nơi thiếu giáo viên trong khi tuyển dụng rất khó khăn. Giáo viên nghỉ việc ngày càng nhiều do thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống. Bộ Nội vụ có giải pháp gì?, bà Yến chất vấn.Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết thời gian qua toàn quốc đã có thành công bước đầu về tinh giản biên chế. Từ 2017-2021, toàn quốc giảm 10% công chức và 11,6% viên chức hưởng lương ngân sách. Tuy nhiên nhiều địa phương giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách thì cắt hẳn biên chế nên thiếu người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp.Bộ trưởng giải thích thêm, trong số viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì ngành giáo dục giảm 6,4%, còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy được tự chủ, chuyển số biên chế đó sang hưởng lương tự chủ. Do đó, hai khái niệm này khác nhau.Tuy nhiên, thực tiễn giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì lại cắt hẳn biên chế đi. Cho nên thiếu số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành giáo dục.Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, riêng đối với ngành giáo dục có tính đặc thù. Cho nên việc thiếu giáo viên thường xuyên đang diễn ra thì đây là vấn đề thực tiễn.Với ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng cần tập trung hoàn thiện thể chế như Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo để có giải pháp đảm bảo số lượng, chất lượng, đời sống nhà giáo; sửa định mức giáo viên và mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non đến đại học. Bà đề nghị Bộ Tài chính rà soát thúc đẩy cơ chế tự chủ mầm non, tiểu học, đại học.
https://kevesko.vn/20231031/o-viet-nam-de-xuat-tang-luong-giam-gio-lam-26204698.html
https://kevesko.vn/20231105/4-kho-khan-cai-cach-tien-luong-o-viet-nam-26294920.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/07/26323379_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_09a5eaf73426e9e69ae4fa27ee5ceccc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, bộ nội vụ việt nam, lương, quốc hội, chất vấn, giáo dục, giáo viên
việt nam, thông tin, bộ nội vụ việt nam, lương, quốc hội, chất vấn, giáo dục, giáo viên
Bộ trưởng Nội vụ báo tin vui về chính sách lương giáo viên
15:55 07.11.2023 (Đã cập nhật: 15:56 07.11.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 7/11, tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhận được nhiều câu hỏi nhất, chủ yếu về lương giáo viên.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình) dẫn chứng, kết quả giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho thấy, mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn.
Trong khi đó, Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
"Đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong lần cải cách tiền lương năm 2024 hay không?", đại biểu chất vấn.
Chia sẻ tâm đắc trước câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) về việc lương nhà giáo được ưu tiên xếp thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp, khi thực hiện cải cách
chính sách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu cái nhìn tổng thể, thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm lương và tiền lương theo chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương, đã có cải thiện hơn nhưng vẫn thấp so với tính chất đặc thù nhà giáo.
"Thời gian tới, khi cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ ưu tiên xếp lương nhà giáo cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ cũng sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo rà soát các quy định tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo để tăng lên mức cao nhất", bà Trà cho hay.
31 Tháng Mười 2023, 19:35
Bà Trà khẳng định Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với
Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại chế độ tiền lương, nhất là tiền lương mới và phụ cấp, dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thống kê của ngành giáo dục cho thấy, hiện cả nước có 1,6 triệu giáo viên, thiếu khoảng 100.000. Chỉ trong năm 2022, tổng số giáo viên bỏ việc trên cả nước là hơn 16.000, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành.
Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP Hồ Chí Minh) chất vấn về việc tinh giản biên chế cơ học và cào bằng gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục. Nhiều nơi thiếu giáo viên trong khi tuyển dụng rất khó khăn. Giáo viên nghỉ việc ngày càng nhiều do thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống. Bộ Nội vụ có giải pháp gì?, bà Yến chất vấn.
Trả lời nội dung này,
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết thời gian qua toàn quốc đã có thành công bước đầu về tinh giản biên chế. Từ 2017-2021, toàn quốc giảm 10% công chức và 11,6% viên chức hưởng lương ngân sách. Tuy nhiên nhiều địa phương giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách thì cắt hẳn biên chế nên thiếu người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp.
Bộ trưởng giải thích thêm, trong số viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì ngành giáo dục giảm 6,4%, còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy được tự chủ, chuyển số biên chế đó sang hưởng lương tự chủ. Do đó, hai khái niệm này khác nhau.
5 Tháng Mười Một 2023, 15:00
Tuy nhiên, thực tiễn giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì lại cắt hẳn biên chế đi. Cho nên thiếu số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, riêng đối với ngành giáo dục có tính đặc thù. Cho nên việc thiếu giáo viên thường xuyên đang diễn ra thì đây là vấn đề thực tiễn.
Với ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng cần tập trung hoàn thiện thể chế như Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo để có giải pháp đảm bảo số lượng, chất lượng, đời sống nhà giáo; sửa định mức giáo viên và mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non đến đại học. Bà đề nghị Bộ Tài chính rà soát thúc đẩy cơ chế tự chủ mầm non, tiểu học, đại học.