https://kevesko.vn/20240601/cac-chinh-khach-duc-to-chinh-phu-sa-da-vao-xung-dot-o-ukraina-30072480.html
Các chính khách Đức tố Chính phủ sa đà vào xung đột ở Ukraina
Các chính khách Đức tố Chính phủ sa đà vào xung đột ở Ukraina
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) – Việc Chính phủ Đức thông qua quyết định cho phép Kiev sử dụng vũ khí Đức trên lãnh thổ Nga giáp giới với khu vực Kharkov đang đưa CHLB Đức... 01.06.2024, Sputnik Việt Nam
2024-06-01T09:42+0700
2024-06-01T09:42+0700
2024-06-01T09:42+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
chính phủ
nga
ukraina
bộ trưởng quốc phòng
lực lượng vũ trang
lực lượng vũ trang nga
sergei lavrov
nato
đức
https://cdn.img.kevesko.vn/img/42/52/425256_0:0:2048:1153_1920x0_80_0_0_0c5a6d6ccda46bf20da9d8920ebcd52e.jpg
Đó là tuyên bố do nghị sĩ Sarah Wagenknecht và lãnh đạo nhóm đảng cánh tả trong Quốc hội Đức Dietmar Bartsch nêu ra trong cuộc phỏng vấn của tờ Spiegel.Quyết định của Chính phủ Đức cũng bị ông Bartsch vốn cùng đảng với bà Wagenknecht chỉ trích, ông này gọi đó là "cẩu thả thô thiển" thậm chí cả trong bối cảnh mà theo quan điểm của ông, Ukraina cần nguồn cung cấp vũ khí phòng thủ.Luận điệu quanh co bất nhấtHôm thứ Sáu, phát ngôn viên nội các Đức Wolfgang Büchner xác nhận quyết định của Berlin cho phép Kiev sử dụng vũ khí của Đức tại các vị trí trên lãnh thổ Nga gần khu vực Kharkov. Ông này đảm bảo với các nhà báo rằng ở vị thế nhà cung cấp vũ khí cho Ukraina, CHLB Đức sẽ không trở thành một bên trong cuộc xung đột.Trước đó, đại diện Chính phủ Đức Steffen Hebestreit thông báo rằng Berlin và các đối tác phương Tây đều nhất trí rằng Kiev có thể sử dụng vũ khí của phương Tây để đẩy lùi những cuộc tấn công của quân Nga ở khu vực Kharkov.Những thỏa thuận này giữa Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Đức đạt được trong các cuộc đàm phán ở cấp cố vấn an ninh quốc gia ngày 29-30 tháng 5. Có làm rõ rằng từ số vũ khí do Đức cung cấp, quân Ukraina có thể sử dụng pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 và hệ thống tên lửa phóng loạt MARS-II.Đến lượt mình, trong cuộc họp báo ở Moldova Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố rằng quyết định này ngụ ý “tất cả” các hệ thống do Đức cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraina. Viên Bộ trưởng này ca ngợi quyết định của Chính phủ Đức và đánh giá đó là "sự điều chỉnh chiến lược thích hợp với tình hình đang thay đổi".Lập trường nhất quán và cảnh cáo đanh thép của NgaNga cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraina cản trở việc giải quyết khủng hoảng, trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào cuộc xung đột và phương Tây đang "đùa với lửa". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraina đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Theo lời ông, Hoa Kỳ và NATO đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, không chỉ cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân lực cho Ukraina ở Anh, Đức, Ý và các nước khác. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc bơm vũ khí từ phương Tây cho Ukraina không hề góp phần vào các cuộc đàm phán mà chỉ có tác động tiêu cực.Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng đại diện các nước NATO cần hiểu “họ đang chơi trò gì” khi nói về kế hoạch cho phép Kiev tấn công “các mục tiêu hợp pháp” nằm sâu trong lãnh thổ Nga bằng các hệ thống tên lửa do phương Tây chuyển giao cho Lực lượng vũ trang Ukraina.
https://kevesko.vn/20240519/o-duc-de-xuat-su-dung-cac-he-thong-phong-khong-tu-lanh-tho-nato-de-bao-ve-ukraina-29851949.html
https://kevesko.vn/20240506/o-duc-du-kien-chuyen-ten-lua-tam-sieu-xa-cho-ukraina-29614837.html
ukraina
đức
anh
phương tây
moldova
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/42/52/425256_0:0:2048:1536_1920x0_80_0_0_ea8f7ae8a8fbcbea30c80f5d1b565ca6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chính phủ, nga, ukraina, bộ trưởng quốc phòng, lực lượng vũ trang, lực lượng vũ trang nga, sergei lavrov, nato, đức, anh, điện kremlin, thế giới, xung đột quân sự, phương tây, vladimir putin, moldova, quốc hội đức, xung đột
chính phủ, nga, ukraina, bộ trưởng quốc phòng, lực lượng vũ trang, lực lượng vũ trang nga, sergei lavrov, nato, đức, anh, điện kremlin, thế giới, xung đột quân sự, phương tây, vladimir putin, moldova, quốc hội đức, xung đột
Các chính khách Đức tố Chính phủ sa đà vào xung đột ở Ukraina
MATXCƠVA (Sputnik) – Việc Chính phủ Đức thông qua quyết định cho phép Kiev sử dụng vũ khí Đức trên lãnh thổ Nga giáp giới với khu vực Kharkov đang đưa CHLB Đức đến gần mốc can dự trực tiếp vào xung đột Ukraina.
Đó là tuyên bố do nghị sĩ Sarah Wagenknecht và lãnh đạo nhóm đảng cánh tả trong Quốc hội Đức Dietmar Bartsch nêu ra trong cuộc phỏng vấn của tờ Spiegel.
“Vậy là đã hai năm nay, chúng ta vượt qua hết lằn ranh đỏ này đến lằn ranh đỏ khác và như thế ngày càng trở thành một bên tham chiến”, bà Wagenknecht đồng sáng lập đảng chính trị mới của Đức «Liên minh của Sarah Wagenknecht vì Trí tuệ và Công lý» tuyên bố.
Quyết định của
Chính phủ Đức cũng bị ông Bartsch vốn cùng đảng với bà Wagenknecht chỉ trích, ông này gọi đó là "cẩu thả thô thiển" thậm chí cả trong bối cảnh mà theo quan điểm của ông, Ukraina cần nguồn cung cấp vũ khí phòng thủ.
“Những người hôm qua cam đoan rằng chuyện ở đây chỉ nói về vũ khí phòng thủ, để hôm nay cho phép dùng làm vũ khí tấn công, thì ngày mai ắt sẽ hô hào cử lực lượng NATO và Đức ra mặt trận”, ông nói thêm.
Luận điệu quanh co bất nhất
Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên nội các Đức Wolfgang Büchner xác nhận quyết định của Berlin cho phép Kiev sử dụng vũ khí của
Đức tại các vị trí trên lãnh thổ Nga gần khu vực Kharkov. Ông này đảm bảo với các nhà báo rằng ở vị thế nhà cung cấp vũ khí cho Ukraina, CHLB Đức sẽ không trở thành một bên trong cuộc xung đột.
Trước đó, đại diện Chính phủ Đức Steffen Hebestreit thông báo rằng Berlin và các đối tác phương Tây đều nhất trí rằng Kiev có thể sử dụng vũ khí của phương Tây để đẩy lùi những cuộc tấn công của quân Nga ở khu vực Kharkov.
Những thỏa thuận này giữa
Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Đức đạt được trong các cuộc đàm phán ở cấp cố vấn an ninh quốc gia ngày 29-30 tháng 5. Có làm rõ rằng từ số vũ khí do Đức cung cấp, quân Ukraina có thể sử dụng pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 và hệ thống tên lửa phóng loạt MARS-II.
Đến lượt mình, trong cuộc họp báo ở Moldova Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố rằng quyết định này ngụ ý “tất cả” các hệ thống do Đức cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraina. Viên Bộ trưởng này ca ngợi quyết định của Chính phủ Đức và đánh giá đó là "sự điều chỉnh chiến lược thích hợp với tình hình đang thay đổi".
Lập trường nhất quán và cảnh cáo đanh thép của Nga
Nga cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraina cản trở việc giải quyết khủng hoảng, trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào cuộc xung đột và phương Tây đang "đùa với lửa". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraina đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Theo lời ông, Hoa Kỳ và NATO đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, không chỉ cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân lực cho Ukraina ở Anh, Đức, Ý và các nước khác. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc bơm vũ khí từ phương Tây cho Ukraina không hề góp phần vào các cuộc đàm phán mà chỉ có tác động tiêu cực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng đại diện các nước NATO cần hiểu “họ đang chơi trò gì” khi nói về kế hoạch cho phép Kiev tấn công “các mục tiêu hợp pháp” nằm sâu trong lãnh thổ Nga bằng các hệ thống tên lửa do phương Tây chuyển giao cho Lực lượng vũ trang Ukraina.