Bước đi mang tính biểu tượng của tân Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam và Trung Quốc chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam và Trung Quốc chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2024
Đăng ký
Một lần nữa, như đã xảy ra trong mấy tuần liên tiếp, chủ đề chính của bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” là chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Xét cho cùng, sự kiện trọng tâm của tuần qua là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông không chỉ là dịp để nói về quan hệ giữa hai nước mà còn về tính cách của tân Tổng Bí thư cũng như chính sách của ông. Chúng tôi sẽ đề cập đến chủ đề này cũng như hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và tin tức kinh tế trong mục điểm báo truyền thống của chúng tôi.

Hà Nội mong đợi gì từ Bắc Kinh và Washington?

Sự kiện mang tính biểu tượng là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chọn Trung Quốc là quốc gia đi thăm đầu tiên sau khi nhậm chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó ông cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ với Bắc Kinh đối với Hà Nội. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông quốc tế. Ví dụ, tờ The Diplomat viết:

“Thứ nhất, Việt Nam rất coi trọng quan hệ liên đảng, coi đây là kim chỉ nam chiến lược cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước. Thứ hai, ông Tô Lâm muốn tái khẳng định rằng, ông sẽ tiếp tục kế thừa di sản ngoại giao cấp cao của người tiền nhiệm với ông Tập Cận Bình. Đáng chú ý, ông Tô Lâm đến thăm Trung Quốc với tư cách kép là tổng bí thư và chủ tịch nước, nghĩa là ông ở vị trí hoàn toàn tương đương với ông Tập Cận Bình. Đây là lần đầu tiên kể từ Hồ Chí Minh một nhà lãnh đạo Việt Nam đến thăm Trung Quốc với cả hai cương vị này. Thứ ba, chuyến công du này cho thấy rõ Việt Nam nhất quán trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, coi đây là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2024
Chuyến công du có lộ trình khác biệt của ông Tô Lâm
Trong một bài viết khác, tờ báo này so sánh mối quan hệ của Việt Nam với hai cường quốc - Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tác giả viết, chuyến thăm này thể hiện sự tin cậy lẫn nhau tron quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam và cho thấy điểm tương đối yếu về mặt chính trị trong mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ, mặc dù cả hai nước đều là đối tác chiến lược toàn diện của Hà Nội. Bản chất của ngoại giao “cây tre Việt Nam” - bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự tương tác của đất nước này với các cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ - phản ánh các nỗ lực có ý thức này. Tuy nhiên, những gì Việt Nam mong đợi nhận được từ hai cường quốc này lại khác nhau. Hà Nội mong nhận được sự bảo đảm từ Hoa Kỳ rằng việc Mỹ tăng cường hợp tác với Việt Nam không nhằm mục đích lật đổ chế độ cộng sản. Sự hoài nghi của Việt Nam đối với ý định của Hoa Kỳ vẫn còn sâu sắc do Hoa Kỳ hỗ trợ nhiều tổ chức chống cộng trên đất nước mình, bất chấp những tuyên bố gần đây của Washington về việc Mỹ tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam. Quyết định gần đây của Hoa Kỳ từ chối cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam chỉ làm gia tăng sự hoài nghi của Hà Nội. Còn trong quan hệ với Bắc Kinh, Việt Nam mong muốn Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm quản lý đảng, nhà nước, phát triển hợp tác để duy trì ổn định chính trị trước các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài. Trái với một số suy đoán cho rằng hợp tác chính trị giữa Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu mang lại lợi ích cho Việt Nam, Trung Quốc cũng được lợi rất nhiều từ một Việt Nam ổn định về chính trị bởi vì hai nước có chung đường biên giới trên đất liền. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) công bố một báo cáo chi tiết về quan hệ Việt-Mỹ trong nhiều lĩnh vực, về lịch sử, hiện tại và triển vọng của mối quan hệ này.

“Đảng Cộng sản Việt Nam dù có người lãnh đạo nào cũng sẽ tiếp tục coi giá trị đích thực là sự độc lập, tự chủ của Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước lớn. Đây luôn là nền tảng trong chiến lược của Việt Nam. Điều này có nghĩa là Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời cố gắng thiết lập mối quan hệ ổn định và hiệu quả với Bắc Kinh nếu có thể”, tác giả báo cáo rút ra kết luận này và lưu ý rằng, vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khiến nước này trở thành một đối tác quan trọng đối với Hoa Kỳ, và nếu Donald Trump đắc cử nhiệm kỳ thứ hai thì ông khó có thể đảo ngược xu hướng hợp tác kinh tế gia tăng, nhưng chắc chắn chính quyền Trump có thể làm chậm tốc độ phát triển quan hệ song phương.

Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2024
Trung Quốc dành nghi thức cao nhất đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Việt Nam sẽ không thay đổi chính sách đối ngoại

Trang mạng Fulcrum.sg đăng tải một bài phân tích về chính sách đối nội và đối ngoại trong tương lai của ông Tô Lâm. Các tác giả coi vấn đề chính là khả năng của ông giữ hai cương vị - tổng bí thư và chủ tịch nước - cùng một lúc. Nếu ông Tô Lâm vẫn giữ cả hai chức vụ cao này, đặc biệt là sau năm 2026, thì cuộc đấu tranh chính trị nội bộ ở Việt Nam có thể giảm bớt và hệ thống chính trị của đất nước có thể trở nên ổn định hơn trong ngắn hạn, sẽ có ít thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất. Tuy nhiên, môi trường chính trị ở Việt Nam có thể trở nên độc tài hơn, và nền dân chủ nội bộ ĐCSVN có thể bị ảnh hưởng, các tác giả viết. Về chính sách đối ngoại, dưới sự lãnh đạo của ông Tô Lâm, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ, sẽ duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các nước quan trọng trên toàn cầu. Cách tiếp cận này là lựa chọn tối ưu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, bất kể ai là người lãnh đạo ĐCSVN.

Mục tiêu bảo vệ công lý không thể đạt được

Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc từ lâu, nhưng vết thương vẫn chưa lành. France24 đưa tin rằng, Tòa án Phúc thẩm Paris ra phán quyết bác bỏ đơn kiện dân sự của bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, kiện Monsanto và 13 tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Bà Tố Nga mắc bệnh tiểu đường, bệnh lao, bị ung thư, và một trong số các con gái của bà đã mất vì dị tật tim. Năm 2021, tòa án tại thành phố Evry ở ngoại ô thủ đô Paris cho biết không có thẩm quyền để phán quyết một vụ việc liên quan tới các hành động thời chiến của chính phủ Mỹ. Do đó, tòa bác bỏ vụ kiện của bà Trần Tố Nga. Và giờ đây, Tòa án Phúc thẩm Paris lại giữ nguyên quyền miễn trừ tư pháp của các công ty đó. Ở Hoa Kỳ, nhiều cựu chiến binh Mỹ đã nhận được khoản bồi thường vì đã mắc phải các căn bệnh như ung thư, bệnh về gan và rối loạn thần kinh, sau khi trở về từ chiến trường Việt Nam - nơi họ đã bị phơi nhiễm chất độc màu da cam. Nhưng khoản tiền bồi thường không được áp dụng cho các nạn nhân ở Việt Nam. Năm 2005, tòa án Mỹ đã bác đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc

Tin tức kinh tế

Tờ Financial Times tiết lộ Việt Nam dự định sử dụng những ưu đãi nào mang tính đột phá để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng xanh. Media Outreach giới thiệu công ty Vinhomes đã định nghĩa lại cuộc sống đô thị ở Việt Nam, tạo ra những không gian dân cư đặc biệt kết hợp hoàn hảo giữa sự sang trọng, công nghệ và cộng đồng. Với danh mục gồm 29 dự án trải khắp 8 tỉnh, thành phố trên cả nước, công ty đã đặt ra những tiêu chuẩn mới cho phong cách sống đô thị tại Việt Nam. Nikkei Asia cho biết rằng, công ty Nhật Bản Hitachi đã khởi kiện Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh đề nghị chủ đầu tư bồi thường các chi phí phát sinh từ sự chậm trễ trong việc xây dựng dự án Metro. Theo kế hoạch ban đầu, tuyến metro số 1 của thành phố được cho là sẽ hoạt động vào giữa những năm 2010, nhưng mục tiêu hiện tại là vào cuối năm 2024. Chi phí làm dự án đã tăng hơn gấp đôi so với kế hoạch ban đầu do việc xây dựng kéo dài khiến công ty phải trả lương cho công nhân lâu hơn dự kiến ​​và làm tăng chi phí vật chất. Truyền thông Việt Nam cho rằng, Hitachi phải chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ này. Cổng thông tin Nga Pravda.ru viết về hoạt động của Tập đoàn TH Group tại Nga và nhà sáng lập tập đoàn này – bà Thái Hương, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam. Kênh truyền hình Big Asia đưa tin, sáu tháng đầu năm 2024 vận chuyển container hàng hóa Trung-Việt tăng gấp 16 lần, còn trang Coffee Tea cho biết rằng, Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 thế giới. Trong quý II/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam tăng 31,1% về lượng và tăng 35,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Khép lại mục điểm bào là thông tin được nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đăng tải. Bé trai 6 tuổi ở tỉnh Yên Bái sống sót thần kỳ sau 5 ngày đi lạc trong rừng. Chính quyền địa phương đã huy động hơn 150 người tham gia tìm kiếm bé trai. Khi đói, cháu đã lấy lá cây, quả dại để ăn, khát thì xuống suối uống, tối đâu thì ngủ vạ vật ở đó. Điều này cho thấy sự kiên cường, tháo vát của con người Việt Nam ở mọi lứa tuổi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu mục đích đến Trung Quốc
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала