- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Mỹ từng có lúc cho rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina

© Sputnik / Russian Defence Ministry / Chuyển đến kho ảnhỞ Nga bắt đầu tập trận với vũ khí hạt nhân phi chiến lược
Ở Nga bắt đầu tập trận với vũ khí hạt nhân phi chiến lược - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2024
Đăng ký
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào mùa thu năm 2022 cho rằng xác suất Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina là 50%, kênh truyền hình CNN đưa tin, dẫn dữ liệu công bố trong cuốn sách mới của nhà báo Bob Woodward.
“Woodward viết rằng tại một thời điểm nào đó, nhóm phụ trách an ninh quốc gia của Tổng thống Biden tin là có nguy cơ thực sự, với xác suất 50%, rằng Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina”, - bản tin của kênh truyền hình cho biết.
Được biết rằng vào thời điểm đó Biden đã chỉ thị cho cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan liên lạc với Nga qua tất cả các kênh. Vào tháng 10 năm 2022 đã diễn ra cuộc nói chuyện căng thẳng qua điện thoại giữa người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó là Sergei Shoigu. Kết quả cuộc những cuộc điện đàm sau đó là Shoigu cảnh báo Austin rằng Kiev có kế hoạch sử dụng "bom bẩn", nhưng người đồng cấp Mỹ của ông cho biết Mỹ không thấy có dấu hiệu nào về điều này.
“Đó có lẽ là khoảnh khắc gây sốc nhất trong toàn bộ cuộc chiến”, - kênh truyền hình dẫn lời quan chức cấp cao Lầu Năm Góc Colin Kahl nói về giai đoạn này.
Mái vòm của Nhà thờ Thánh Basil được ban phước trên Quảng trường Đỏ ở Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Điện Kremlin: Mối nguy về việc Kiev sử dụng “bom bẩn” là có thật
Vào tháng 3 năm 2024, CNN dẫn lời đại diện chính quyền Mỹ cho biết các quan chức nước này vào cuối năm 2022 đã lo ngại và chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga nhằm vào Ukraina bằng vũ khí hạt nhân, mặc dù họ không có thông tin tình báo cho thấy Nga huy động lực lượng hạt nhân.
Vào mùa hè năm 2023, khi đề cập đến nghị quyết của các thượng nghị sĩ Mỹ có nội dung nói rằng việc LB Nga có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina nên được coi là hành động tấn công vào NATO, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhận xét rằng rằng Hoa Kỳ đang “thổi phồng những câu chuyện kinh dị” về mối đe dọa hạt nhân của Nga, từ đó làm tăng nguy cơ và tạo ra những rủi ro chiến lược. Bà cũng nhắc lại rằng giới lãnh đạo Nga đã nhiều lần tuyên bố Moskva không có nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân trong bối cảnh khủng hoảng liên quan đến Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó tuyên bố Moskva chưa bao giờ chủ động lên tiếng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, còn việc đưa ra luận điểm nói rằng Nga có khả năng sử dụng loại vũ khí này là nhằm mục đích tác động tiêu cực đến các nước thân thiện với LB Nga.
Các kịch bản mà theo đó về mặt lý thuyết Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân được nêu trong học thuyết quân sự của Nga và trong “Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân”. Theo các tài liệu nêu trên, khả năng này có thể xảy ra trong trường hợp có hành động gây hấn chống lại Nga hoặc các đồng minh của nước này bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc gây hấn bằng vũ khí thông thường đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала