https://kevesko.vn/20241030/o-phuong-tay-chi-ra-tinh-huong-co-kha-nang-dan-den-chien-tranh-hat-nhan-o-ukraina-32660230.html
Ở Phương Tây chỉ ra tình huống có khả năng dẫn đến chiến tranh hạt nhân ở Ukraina
Ở Phương Tây chỉ ra tình huống có khả năng dẫn đến chiến tranh hạt nhân ở Ukraina
Sputnik Việt Nam
Nếu Mỹ không buộc Kiev phải thỏa hiệp với Nga, thì điều này không chỉ dẫn đến thất bại của Ukraina mà còn đặt Mỹ trước sự lựa chọn khó khăn là có nên bắt đầu... 30.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-30T11:45+0700
2024-10-30T11:45+0700
2024-10-30T11:49+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
ukraina
nga
thế giới
báo chí thế giới
phương tây
vũ khí hạt nhân
chiến tranh
vladimir putin
https://cdn.img.kevesko.vn/img/104/51/1045101_0:142:3086:1877_1920x0_80_0_0_2acf3c8b06ca5a0096df3c49bfa4983f.jpg
Theo Lieven, giới lãnh đạo Mỹ cần phải chấp nhận thực tế là họ không còn khả năng hỗ trợ Ukraina với tốc độ như cũ và không có lựa chọn nào thay thế.Tác giả lưu ý rằng bất chấp mong muốn của Mỹ nhằm củng cố vị thế đàm phán của Ukraina, chính động thái bắt đầu đàm phán đã bao hàm việc tự động chấp nhận các điều kiện hàng đầu của Nga.Vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các sáng kiến nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina bằng biện pháp hòa bình: Moskva sẽ ngay lập tức ngừng bắn và tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi quân đội Ukraina rút khỏi lãnh thổ các khu vực mới của Nga. Ngoài ra nhà lãnh đạo Nga cho biết thêm, Kiev phải tuyên bố từ bỏ ý định gia nhập NATO, tiến hành việc phi quân sự hóa và phi phát xít hóa đất nước, cũng như chấp nhận quy chế trung lập, không liên kết phe khối và phi hạt nhân. Tổng thống Putin cũng đề cập trong bối cảnh này việc hủy bỏ các lệnh trừng phạt đối với Moskva.Sau cuộc tấn công khủng bố của LLVT Ukraina vào tỉnh Kursk, ông Putin gọi khả năng đàm phán với những kẻ “tấn công bừa bãi vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự hoặc cố gắng tạo ra mối đe dọa đối với các cơ sở năng lượng hạt nhân” là việc không thể làm. Ông Yury Ushakov, trợ lý của Tổng thống sau đó nói rằng các đề xuất hòa bình của Moskva về giải pháp cho Ukraina mà trước đó đã được nguyên thủ nước này đề cập vẫn chưa bị hủy bỏ, nhưng ở giai đoạn này, khi “tính đến hành động phiêu lưu nói trên” thì Nga sẽ không đàm phán với Ukraina.
https://kevesko.vn/20241002/chien-tranh-hat-nhan-o-phuong-tay-kinh-hoang-truoc-y-tuong-dien-ro-cua-zelensky-32150686.html
ukraina
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/104/51/1045101_176:0:2907:2048_1920x0_80_0_0_2e2e92379314335350f1602c9890e38c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
ukraina, nga, thế giới, báo chí thế giới, phương tây, vũ khí hạt nhân, chiến tranh, vladimir putin
ukraina, nga, thế giới, báo chí thế giới, phương tây, vũ khí hạt nhân, chiến tranh, vladimir putin
Ở Phương Tây chỉ ra tình huống có khả năng dẫn đến chiến tranh hạt nhân ở Ukraina
11:45 30.10.2024 (Đã cập nhật: 11:49 30.10.2024) Nếu Mỹ không buộc Kiev phải thỏa hiệp với Nga, thì điều này không chỉ dẫn đến thất bại của Ukraina mà còn đặt Mỹ trước sự lựa chọn khó khăn là có nên bắt đầu chiến tranh hạt nhân hay không. Đây là ý kiến của nhà báo người Anh Anatol Lieven, cũng là nhà văn và chuyên gia về khoa học chính trị, viết trong một bài báo đăng trên tạp chí The Nation.
"Nếu chính quyền tiếp theo của Mỹ không đi theo con đường này (gây sức ép với Ukraina), thì sẽ có nguy cơ nghiêm trọng là... quân đội Ukraina cuối cùng sẽ sụp đổ. Washington sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn: chấp nhận thất bại nghiêm trọng của Ukraina hoặc can thiệp trực tiếp và chấp nhận rủi ro - hoặc thậm chí đảm bảo – sẽ xảy ra chiến tranh hạt nhân với Nga”, - tác giả cảnh báo.
Theo Lieven, giới lãnh đạo Mỹ cần phải chấp nhận thực tế là họ không còn khả năng hỗ trợ Ukraina với tốc độ như cũ và không có lựa chọn nào thay thế.
“Chúng ta không nên tự lừa dối mình khi nghĩ rằng sự hỗ trợ của chúng ta sẽ kéo dài vô thời hạn hoặc nó có thể giúp Ukraina giành lại những vùng lãnh thổ đã mất <…> Chúng ta không có giải pháp thay thế nào cân bằng và khả thi…”, - ông nhấn mạnh.
Tác giả lưu ý rằng bất chấp mong muốn của Mỹ nhằm củng cố vị thế đàm phán của Ukraina, chính động thái bắt đầu đàm phán đã bao hàm việc tự động chấp nhận các điều kiện hàng đầu của Nga.
Vào tháng 6,
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các sáng kiến nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina bằng biện pháp hòa bình: Moskva sẽ ngay lập tức ngừng bắn và tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi quân đội Ukraina rút khỏi lãnh thổ các khu vực mới của Nga. Ngoài ra nhà lãnh đạo Nga cho biết thêm, Kiev phải tuyên bố từ bỏ ý định gia nhập NATO, tiến hành việc phi quân sự hóa và phi phát xít hóa đất nước, cũng như chấp nhận quy chế trung lập, không liên kết phe khối và phi hạt nhân. Tổng thống Putin cũng đề cập trong bối cảnh này việc hủy bỏ các lệnh trừng phạt đối với Moskva.
Sau cuộc tấn công khủng bố của LLVT Ukraina vào tỉnh Kursk, ông Putin gọi khả năng đàm phán với những kẻ “tấn công bừa bãi vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự hoặc cố gắng tạo ra mối đe dọa đối với các cơ sở năng lượng hạt nhân” là việc không thể làm. Ông Yury Ushakov, trợ lý của Tổng thống sau đó nói rằng các đề xuất hòa bình của Moskva về giải pháp cho Ukraina mà trước đó đã được nguyên thủ nước này đề cập vẫn chưa bị hủy bỏ, nhưng ở giai đoạn này, khi “tính đến hành động phiêu lưu nói trên” thì Nga sẽ không đàm phán với Ukraina.