https://kevesko.vn/20241116/tan-hoa-hau-quoc-te-2024---co-sinh-vien-viet-nam-so-huu-ve-dep-ngot-ngao-va-trong-sang--32960378.html
Tân Hoa hậu Quốc tế 2024 - cô sinh viên Việt Nam sở hữu vẻ đẹp ngọt ngào và trong sáng
Tân Hoa hậu Quốc tế 2024 - cô sinh viên Việt Nam sở hữu vẻ đẹp ngọt ngào và trong sáng
Sputnik Việt Nam
Có thể nói, những bài viết, thông tin về Việt Nam trên báo chí Nga và nước ngoài vào tuần này là câu chuyện về hành trình của Việt Nam lên một tầm cao mới... 16.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-16T12:26+0700
2024-11-16T12:26+0700
2024-11-16T18:07+0700
nga
việt nam
tô lâm
phạm minh chính
hoa kỳ
donald trump
lương cường
quan điểm-ý kiến
tác giả
chuyên gia
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/10/32964954_0:347:828:813_1920x0_80_0_0_1cfaf4c82ec8bcd73d440df9540cb6f2.jpg
Chính sách đối ngoại và an ninh, nền kinh tế và các vấn đề bảo vệ môi trường, ngành du lịch và sự cạnh tranh quốc tế là những chủ đề chính.Trung Á và Nam MỹTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm chúc mừng ông Donald Trump đã được bầu là Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Trong cuộc điện đàm, hai ông đã thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước, Reuters đưa tin. Còn Prensa Latina viết rằng, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile của Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường, mà đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam đến Chile trong vòng 15 năm qua, giúp tạo động lực mới thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Chile. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Chile ở Đông Nam Á và thứ 20 trên thế giới. Tờ Turan Times của Kazakhstan đưa tin về cuộc gặp của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev với Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hai ông đã thảo luận các vấn đề tăng cường hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau và ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Tổng thống Tokayev gọi Việt Nam là đối tác quan trọng của Kazakhstan ở Đông Nam Á và mời Tổng thống Việt Nam thăm Kazakhstan vào năm 2025.An ninh quốc phòng và an ninh mạngChannel News Asia đưa tin về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19-22/12/2024. Các công ty từ 27 quốc gia sẽ tham gia triển lãm, bao gồm Mỹ, Nga, Pháp và lần đầu tiên là Trung Quốc. Việc Trung Quốc tham gia triển lãm quân sự Việt Nam là dấu hiệu quan trọng cho thấy hợp tác an ninh mới giữa hai nước. The Cyber Express cho biết rằng, Cục An toàn thông tin (AIS) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Cơ quan An ninh mạng và An ninh cơ sở hạ tầng (CISA), Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng. Sự kiện đánh dấu quan hệ chính thức của hai cơ quan nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thỏa thuận này đánh dấu việc chính thức thiết lập quan hệ đối tác nhằm đảm bảo an ninh mạng và tăng cường mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sự hợp tác với CISA dự kiến sẽ mang lại cho Việt Nam khả năng tiếp cận với các nguồn lực có giá trị và thực tiễn an ninh mạng tiên tiến.Những dự báo lạc quanVietnam Briefing viết về việc Việt Nam có thể hưởng lợi như thế nào từ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump, nhưng có thể bị ảnh hưởng nếu các chính sách dân túy của Trump nhắm vào xuất khẩu của Việt Nam. Kế hoạch của Trump áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ khiến các trung tâm sản xuất thay thế ở Đông Nam Á trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nhân. Nhưng nếu luận điệu dân túy và chính sách bảo hộ của Trump lan sang hàng xuất khẩu của Việt Nam, cơ hội này có thể nhanh chóng trở thành điểm yếu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam phải tiếp tục khẳng định mình là đối tác thương mại đáng tin cậy và đảm bảo tính minh bạch trong thực tiễn thương mại. Còn Bloomberg dẫn lời Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường nói rằng, “đóng cửa, bảo hộ, chiến tranh thương mại sẽ chỉ dẫn đến suy thoái, xung đột và nghèo đói”. Chủ tịch nước Việt Nam đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về sự nguy hiểm của một thế giới với mức thuế cao hơn. Đến nay, đây là một trong những lời chỉ trích gay gắt nhất đối với cách tiếp cận thương mại của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Fulcrum đăng tải một bài viết dài phân tích ưu và nhược điểm của dòng vốn từ Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng tốc. Trong mười tháng đầu năm 2024, Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam sau Singapore. Sự gia tăng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam có thể bắt nguồn từ hai yếu tố chính. Thứ nhất, cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và các rào cản thuế quan của Hoa Kỳ áp đặt lên nhiều mặt hàng Trung Quốc đã thúc đẩy các công ty nước này di dời một phần hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, để né tránh các rào cản thuế quan của Mỹ. Thứ hai, các nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa rủi ro và giảm phụ thuộc vào thị trường nội địa, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế nước này đang suy thoái, dân số già hóa và chính phủ thắt chặt quy định. Hà Nội nên thận trọng khi phê duyệt các dự án của Trung Quốc có mục đích sử dụng Việt Nam làm điểm quá cảnh để vượt qua các rào cản thuế quan của Hoa Kỳ. Hà Nội cũng cần có cách tiếp cận có chọn lọc hơn và thậm chí phải sẵn sàng từ chối các dự án từ Trung Quốc mang tính chất thâm dụng lao động hoặc thâm dụng tài nguyên. Mặc dù không có áp lực công khai nào của Mỹ đối với Việt Nam nhằm hạn chế hợp tác kinh tế với Trung Quốc, nhưng Mỹ có thể do dự trong việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Việt Nam nếu Hà Nội tiếp tục tiến gần hơn về mặt kinh tế với Bắc Kinh. Còn Barrons đưa tin rằng, gã khổng lồ Hàn Quốc LG Display vừa được cấp phép tăng vốn đầu tư thêm một tỷ USD vào nhà máy tại khu công nghiệp ở Hải Phòng. Khoản đầu tư này sẽ mở rộng sản lượng màn hình xuất xưởng của hãng, đồng thời tăng tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam lên 5,65 tỷ USD. Và NEI Magazine đưa tin: phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cho biết, thời gian tới, dự báo nhu cầu điện tăng nhanh, trong đó năm 2025 tăng khoảng 12-13% và những năm sau còn cao hơn nữa. Chính phủ đã kiến nghị với các cơ quan hữu quan tiếp tục thực hiện các dự án năng lượng hạt nhân và tích cực phát triển năng lượng gió ngoài khơi. Việt Nam đã đạt được kết quả khá lớn trong hoạt động thương mại. Trong 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16%, theo Vietnam Briefing. Các chuyên gia cho rằng, đến cuối năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 800 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản duy trì đà tăng trưởng ổn định trong năm 2024 cho thấy cơ hội đầu tư đáng kể vào chế biến nông sản, các công nghệ nông nghiệp, chuỗi cung ứng lạnh, chuyển đổi kỹ thuật số và sản xuất bền vững được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng và sự hỗ trợ chiến lược của chính phủ. 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Còn Fruitnet cho biết thêm rằng, Trung Quốc giảm 49% nhập khẩu chuối từ Philippines trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Biển Tây Philippines, khiến chuối Việt Nam hiện chiếm 42% thị trường Philippines. Fibre2Fashion viết rằng, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam lạc quan về “săn sale” cuối năm. Hiệp hội Dệt may Việt Nam kỳ vọng ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay. Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do làn sóng dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh, Trung Quốc và Myanmar sang Việt Nam, lượng hàng tồn kho tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã giảm, cũng như xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng và đơn đặt hàng từ các đối tác, truyền thông Việt Nam đưa tin. Reuters cho biết rằng, các công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực tại Việt Nam trong lĩnh vực thử nghiệm và đóng gói chip. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đang tìm kiếm cơ hội ở lĩnh vực này. Bloomberg đưa tin, công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam FPT ra mắt Nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) tại Nhật Bản nhằm cung cấp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud) có năng lực tính toán vượt trội, đẳng cấp thế giới, phục vụ tổ chức, doanh nghiệp phát triển công nghệ. Nhà máy AI của FPT góp phần phát triển AI có chủ quyền cho Nhật Bản. CNEWS cho biết rằng, công ty Hybrid của Nga chuyên phát triển các giải pháp công nghệ cao cho quảng cáo trực tuyến, đang gia nhập thị trường Việt Nam, hỗ trợ các sáng kiến của chính phủ Việt Nam nhằm giảm sự phụ thuộc vào Google hiện chiếm 90% thị trường quảng cáo.Khí hậu và hoa súngCơ quan phát triển Pháp AFD cho biết về sự hợp tác với Cục Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam về đo lường các tác động kinh tế xã hội của biến đổi khí hậu và các chiến lược thích ứng. Các chuyên gia đã phát triển một bản đồ động về các kịch bản khí hậu trong tương lai tập trung vào Việt Nam, dần dần được bổ sung bởi các kịch bản mới do dự án GEMMES Việt Nam xây dựng. Một bản đồ cụ thể cũng đang được phát triển cho Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, với các kịch bản kết hợp mực nước biển dâng, sụt lún và đất bị nhiễm mặn. Nhiều bộ, ngành của Việt Nam tham gia dự án này.Tờ New York Times đăng tải một bài phóng sự đầy màu sắc về mùa thu hoạch hoa súng ở đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn hoa súng có màu hồng đậm hoặc màu trắng. Hoa súng trắng chỉ nở vào ban đêm, còn hoa súng hồng nở vào ban ngày. Đối với khách du lịch, chụp ảnh thu hoạch bông súng trắng và hồng là đặc trưng của mùa nước nổi ở khu vực này.Vẻ đẹp của người con gái Việt Nam được đánh giá caoBáo chí Nga tích cực bình luận về chiến thắng của nữ sinh viên Việt Nam 22 tuổi Huỳnh Thị Thanh Thủy tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024, chung kết được tổ chức tại Tokyo. Nhiều bài viết trích dẫn lời nói của cô cho biết rằng, cô bắt đầu tham gia các cuộc thi sắc đẹp không phải vì giải thưởng mà để vượt qua sự mặc cảm của mình. Trước đây Thanh Thủy rất nhút nhát và hay khóc, nên cô đã quyết định tăng cường sự tự tin của mình. Người đẹp hiện theo học hai trường là Trường Đại học Ngoại ngữ và Đại học Greenwich Việt Nam. Cô có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh và tiếng Hàn, làm người mẫu và tham gia các dự án tình nguyện bảo vệ môi trường. Cô coi gia đình là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Thanh Thủy mơ ước kiếm được tiền để xây một ngôi nhà lớn cho bố mẹ và trang trải học phí cho em gái mình. Chúng tôi rất thích người đẹp Việt Nam giành vương miện. Xin chúc mừng cô và nước Việt Nam. Thanh Thủy xứng đáng đăng quang Miss International!
https://kevesko.vn/20241112/tong-bi-thu-to-lam-dien-dam-voi-ong-donald-trump-32870601.html
https://kevesko.vn/20241109/chinh-sach-cua-trump-lieu-co-giang-don-vao-nen-kinh-te-viet-nam-32834248.html
https://kevesko.vn/20241102/viet-nam-se-tien-sau-vao-thi-truong-trung-dong-32713323.html
https://kevesko.vn/20241106/tinh-van-nam-co-vi-tri-quan-trong-trong-tong-the-quan-he-viet---trung-32772942.html
https://kevesko.vn/20241029/viet-nam-cho-the-gioi-thay-phai-song-theo-nhung-luat-le-nao-32629076.html
phương tây
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/10/32964954_0:270:828:891_1920x0_80_0_0_80d16e7e9f3c86d807a7d05688f69943.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
nga, việt nam, tô lâm, phạm minh chính, hoa kỳ, donald trump, lương cường, quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia, kinh tế, thế giới, chính trị, thông tin, phương tây, trung quốc, việt nam trên báo chí nước ngoài, an ninh, môi trường
nga, việt nam, tô lâm, phạm minh chính, hoa kỳ, donald trump, lương cường, quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia, kinh tế, thế giới, chính trị, thông tin, phương tây, trung quốc, việt nam trên báo chí nước ngoài, an ninh, môi trường
Chính sách đối ngoại và an ninh, nền kinh tế và các vấn đề bảo vệ môi trường, ngành du lịch và sự cạnh tranh quốc tế là những chủ đề chính.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm chúc mừng ông Donald Trump đã được bầu là Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Trong cuộc điện đàm, hai ông đã thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước,
Reuters đưa tin. Còn
Prensa Latina viết rằng, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile của Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường, mà đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam đến Chile trong vòng 15 năm qua, giúp tạo động lực mới thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Chile. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Chile
ở Đông Nam Á và thứ 20 trên thế giới. Tờ
Turan Times của Kazakhstan đưa tin về cuộc gặp của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev với Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hai ông đã thảo luận các vấn đề tăng cường hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau và ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Tổng thống Tokayev gọi Việt Nam là đối tác quan trọng của Kazakhstan ở Đông Nam Á và mời Tổng thống Việt Nam thăm Kazakhstan vào năm 2025.
12 Tháng Mười Một 2024, 08:20
An ninh quốc phòng và an ninh mạng
Channel News Asia đưa tin về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19-22/12/2024. Các công ty từ 27 quốc gia sẽ tham gia triển lãm, bao gồm Mỹ, Nga, Pháp và lần đầu tiên là Trung Quốc. Việc Trung Quốc tham gia triển lãm quân sự Việt Nam là dấu hiệu quan trọng cho thấy hợp tác an ninh mới giữa hai nước.
The Cyber Express cho biết rằng, Cục An toàn thông tin (AIS) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Cơ quan An ninh mạng và An ninh cơ sở hạ tầng (CISA), Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng. Sự kiện đánh dấu quan hệ chính thức của hai cơ quan nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ. Thỏa thuận này đánh dấu việc chính thức thiết lập quan hệ đối tác nhằm đảm bảo an ninh mạng và tăng cường mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sự hợp tác với CISA dự kiến sẽ mang lại cho Việt Nam khả năng tiếp cận với các nguồn lực có giá trị và thực tiễn an ninh mạng tiên tiến.
Vietnam Briefing viết về việc Việt Nam có thể hưởng lợi như thế nào từ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump, nhưng có thể bị ảnh hưởng nếu các chính sách dân túy của Trump nhắm vào xuất khẩu của Việt Nam. Kế hoạch của Trump áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ khiến các trung tâm sản xuất thay thế ở Đông Nam Á trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nhân. Nhưng nếu luận điệu dân túy và chính sách bảo hộ của Trump lan sang hàng xuất khẩu của Việt Nam, cơ hội này có thể nhanh chóng trở thành điểm yếu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam phải tiếp tục khẳng định mình là đối tác thương mại đáng tin cậy và đảm bảo tính minh bạch trong thực tiễn thương mại. Còn
Bloomberg dẫn lời
Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường nói rằng, “đóng cửa, bảo hộ, chiến tranh thương mại sẽ chỉ dẫn đến suy thoái, xung đột và nghèo đói”. Chủ tịch nước Việt Nam đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về sự nguy hiểm của một thế giới với mức thuế cao hơn. Đến nay, đây là một trong những lời chỉ trích gay gắt nhất đối với cách tiếp cận thương mại của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
9 Tháng Mười Một 2024, 06:15
Fulcrum đăng tải một bài viết dài phân tích ưu và nhược điểm của dòng vốn từ Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng tốc. Trong mười tháng đầu năm 2024, Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam sau Singapore. Sự gia tăng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam có thể bắt nguồn từ hai yếu tố chính. Thứ nhất, cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và các rào cản thuế quan của Hoa Kỳ áp đặt lên nhiều mặt hàng Trung Quốc đã thúc đẩy các công ty nước này di dời một phần hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, để né tránh các rào cản thuế quan của Mỹ. Thứ hai, các nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa rủi ro và giảm phụ thuộc vào thị trường nội địa, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế nước này đang suy thoái, dân số già hóa và chính phủ thắt chặt quy định. Hà Nội nên thận trọng khi phê duyệt các dự án của Trung Quốc có mục đích sử dụng Việt Nam làm điểm quá cảnh để vượt qua các rào cản thuế quan của
Hoa Kỳ. Hà Nội cũng cần có cách tiếp cận có chọn lọc hơn và thậm chí phải sẵn sàng từ chối các dự án từ Trung Quốc mang tính chất thâm dụng lao động hoặc thâm dụng tài nguyên. Mặc dù không có áp lực công khai nào của Mỹ đối với Việt Nam nhằm hạn chế hợp tác kinh tế với Trung Quốc, nhưng Mỹ có thể do dự trong việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Việt Nam nếu Hà Nội tiếp tục tiến gần hơn về mặt kinh tế với Bắc Kinh.
Còn
Barrons đưa tin rằng, gã khổng lồ Hàn Quốc LG Display vừa được cấp phép tăng vốn đầu tư thêm một tỷ USD vào nhà máy tại khu công nghiệp ở Hải Phòng. Khoản đầu tư này sẽ mở rộng sản lượng màn hình xuất xưởng của hãng, đồng thời tăng tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam lên 5,65 tỷ USD. Và
NEI Magazine đưa tin: phát biểu trước Quốc hội,
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cho biết, thời gian tới, dự báo nhu cầu điện tăng nhanh, trong đó năm 2025 tăng khoảng 12-13% và những năm sau còn cao hơn nữa. Chính phủ đã kiến nghị với các cơ quan hữu quan tiếp tục thực hiện các dự án năng lượng hạt nhân và tích cực phát triển năng lượng gió ngoài khơi. Việt Nam đã đạt được kết quả khá lớn trong hoạt động thương mại. Trong 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16%, theo
Vietnam Briefing. Các chuyên gia cho rằng, đến cuối năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 800 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản duy trì đà tăng trưởng ổn định trong năm 2024 cho thấy cơ hội đầu tư đáng kể vào chế biến nông sản, các công nghệ nông nghiệp, chuỗi cung ứng lạnh, chuyển đổi kỹ thuật số và sản xuất bền vững được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng và sự hỗ trợ chiến lược của chính phủ. 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Còn
Fruitnet cho biết thêm rằng, Trung Quốc giảm 49% nhập khẩu chuối từ Philippines trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Biển Tây Philippines, khiến chuối Việt Nam hiện chiếm 42% thị trường Philippines.
2 Tháng Mười Một 2024, 13:52
Fibre2Fashion viết rằng, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam lạc quan về “săn sale” cuối năm. Hiệp hội Dệt may Việt Nam kỳ vọng ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay. Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do làn sóng dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh, Trung Quốc và
Myanmar sang Việt Nam, lượng hàng tồn kho tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã giảm, cũng như xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng và đơn đặt hàng từ các đối tác, truyền thông Việt Nam đưa tin.
Reuters cho biết rằng, các công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực tại Việt Nam trong lĩnh vực thử nghiệm và đóng gói chip. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đang tìm kiếm cơ hội ở lĩnh vực này.
Bloomberg đưa tin, công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam FPT ra mắt Nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) tại Nhật Bản nhằm cung cấp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud) có năng lực tính toán vượt trội, đẳng cấp thế giới, phục vụ tổ chức, doanh nghiệp phát triển công nghệ. Nhà máy AI của FPT góp phần phát triển AI có chủ quyền cho
Nhật Bản.
CNEWS cho biết rằng, công ty Hybrid của Nga chuyên phát triển các giải pháp công nghệ cao cho quảng cáo trực tuyến, đang gia nhập thị trường Việt Nam, hỗ trợ các sáng kiến của chính phủ Việt Nam nhằm giảm sự phụ thuộc vào Google hiện chiếm 90% thị trường quảng cáo.
6 Tháng Mười Một 2024, 13:54
Cơ quan phát triển Pháp AFD cho biết về sự hợp tác với Cục Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam về đo lường các tác động kinh tế xã hội của biến đổi khí hậu và các chiến lược thích ứng. Các chuyên gia đã phát triển một bản đồ động về các kịch bản khí hậu trong tương lai tập trung vào Việt Nam, dần dần được bổ sung bởi các kịch bản mới do dự án GEMMES Việt Nam xây dựng. Một bản đồ cụ thể cũng đang được phát triển cho Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, với các kịch bản kết hợp mực nước biển dâng, sụt lún và đất bị nhiễm mặn. Nhiều bộ, ngành của
Việt Nam tham gia dự án này.
Tờ New York Times đăng tải một bài phóng sự đầy màu sắc về mùa thu hoạch hoa súng ở đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn hoa súng có màu hồng đậm hoặc màu trắng. Hoa súng trắng chỉ nở vào ban đêm, còn hoa súng hồng nở vào ban ngày. Đối với khách du lịch, chụp ảnh thu hoạch bông súng trắng và hồng là đặc trưng của mùa nước nổi ở khu vực này.
29 Tháng Mười 2024, 10:29
Vẻ đẹp của người con gái Việt Nam được đánh giá cao
Báo chí Nga tích cực bình luận về chiến thắng của nữ sinh viên Việt Nam 22 tuổi Huỳnh Thị Thanh Thủy tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024, chung kết được tổ chức tại Tokyo. Nhiều bài viết trích dẫn lời nói của cô cho biết rằng, cô bắt đầu tham gia các cuộc thi sắc đẹp không phải vì giải thưởng mà để vượt qua sự mặc cảm của mình. Trước đây Thanh Thủy rất nhút nhát và hay khóc, nên cô đã quyết định tăng cường sự tự tin của mình. Người đẹp hiện theo học hai trường là Trường Đại học Ngoại ngữ và Đại học Greenwich Việt Nam. Cô có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh và tiếng Hàn, làm người mẫu và tham gia các dự án tình nguyện bảo vệ
môi trường. Cô coi gia đình là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Thanh Thủy mơ ước kiếm được tiền để xây một ngôi nhà lớn cho bố mẹ và trang trải học phí cho em gái mình. Chúng tôi rất thích người đẹp Việt Nam giành vương miện. Xin chúc mừng cô và nước Việt Nam. Thanh Thủy xứng đáng đăng quang Miss International!